Văn 7 <van 7. cách làm bài văn lập luân chứng minh.

T

tra6dlynhatquang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người giúp mình trả lời nhé!
# cho 2 đề văn:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đứng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Đề 2: Chứng minh chân lí trong:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Em sẽ làm theo các bước trên như thế nào/ Hai đề này có gì giống và khác so với đề: chứng minh tinh đúng đắn của: có chí thì nên.
 
T

thanhcong1594

Đề 1 :
Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .

Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiệm của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp
 
T

thanhcong1594

Đề 1:Dân gian xưa có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy thử hỏi những người chiến thắng xem có mấy ai bước tới bục vinh quang mà không cần chăm chỉ luyện tập? những con đường dẫn tới thành công hầu như chẳng bao giờ thẳng tăm tắp, mà đều phải vượt qua bao chông gai mới đến được thành công.

Ta thấy câu tục ngữ trên có 2 vế. Vế thứ nhất là điều kiện:”Có công mài sắt”, vế thứ hai là kết quả:”Có ngày nên kim”. Hai vế này tương ứng với nhau: Có công/có ngày, mài sắt/nên kim. Để biến sắt thành kim, không có phép màu gì cả, tất cả là nhờ sự cần cù, kiên nhẫn của người làm ra kim. Chiếc kim thì bé nhỏ nhưng thật hoàn hảo. Thân kim tròn, đầu kim nhọn, cuối thân kim có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Muốn từ sắt thành kim thì phải trải qua một quá trình tôi luyện, công phu. Ai có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mài sắt, sẽ có ngày có được cây kim. Câu tục ngữ muốn nói rằng, để thành công cần đức kiên nhẫn, ý chí và sức bền bỉ. Từ đời xưa cho tới đời nay, trong lịch sử đã có biết bao tấm gương về lòng kiên trì và bền bỉ phấn đấu để đi tới thành công như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc ký... Câu chuyện về những con người đạt được đến sự thành công nhờ sự khổ luyện, và cả sự say mê với mục đích của mình muốn hướng tới đã được coi là những tấm gương tiêu biểu về về sự hiếu học, rèn luyện của người Việt Nam.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ, lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc lập, tự do cho Dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù đày, gian khổ... Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên mọi người:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Trong học tập, đức kiên trì cũng vô cùng cần thiết để giúp ta thành công. Qua 12 năm để học xong các kiến thức cơ bản, mỗi học sinh chúng ta đều cần phải cố gắng học hành, kiên trì luyện tập để sau này có nền tảng trở thành người có ích trong xã hội. Người bình thường đã vậy, với những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì cần phải cố gắng gấp đôi. Thời xưa, từng có nhiều tấm gương khổ học thành tài. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Ngày nay, còn có cả những người dù bị tàn tật nhưng vẫn rèn luyện trở thành những người tài giỏi trong xã hội. Như Nguyễn Ngọc Kí, vốn bị liệt tay từ nhỏ, anh phải viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận, phấn đấu học xong Đại học, anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú.

Và còn có biết bao thành tựu khoa học, công trình có giá trị đã ra và để lại cho muôn đời sau đời nhờ ý chí và lòng quyết tâm của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta không thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.
 
T

thanhcong1594

Đề 2:Từ xưa, ông bà ta đã dùng những câu ca dao, tục ngữ để dạy dỗ con cháu về các đạo lý làm người. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một bài học của người xưa để giáo dục ta về sự chăm chỉ, bởi đó là một đức tình vô cùng quan trọng cuả con người.
Trước tiên, ta hãy tìm hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Một cây sắt dù to lớn, nhưng dười bàn tay lao động chăm chỉ, cần cù của con người cũng cỏ thể trở thành một cây kim nhỏ. Khối sắt to lớn ấy chính là hình ảnh ẩn dụ của những công việc to lớn trong cuộc sống,còn kim chính là kết quả mà ta đạt được. Trong cuôc sống, câu trên được hiểu như một lời dặn dò chúng ta phải biết chăm chỉ lao động, học tập và làm việc để đạt kết quả tốt. Dù công việc trước mắt có to lớn, kho khăn tới đâu, chỉ cần ta bền bỉ, chăm chỉ thì cũng sẽ thành công.
Xã hội ngày cáng phát triển, muốn thành công, chỉ có đầu óc thôi cũng ko đủ. Sự chăm chỉ cũng là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống. Một người thông minh, nhạy bén nhưng lười nhác thì sẽ không bao giờ đạt đươc kết quả tốt trong cuộc sống. Có rất nhiếu tấm gương về đức tính chăm chỉ. Ít ai trong chúng ta biết được nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn. Hay Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác cũng đã chăm chỉ học tập tiếng nước bạn để dễ dàng hơn trong giao tiếp. Các bác nông dân ngày đêm chăm chỉ trồng trọt lương thực cho mọi người. từng thế hệ học sinh chăm chỉ học tạp để mai sau làm chủ đất nước. Có vậy, ta mới thấy đươc vai trò vô cùng quan trọng của sự chăm chỉ.
Từ trước, ông cha ta đã đánh giá được tầm quan trong của đức tính chăm chỉ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không thấy được điều đó. Trong xã hội, còn có rất nhiêu lười nhác, ỷ lại. Có rất nhiều các bạn học sinh ỷ lại vào khả năng của mình mà lười biếng trong học tập. Dần dài gây ra những lỗ hỏng kến thức. Tự biến mình tư học sinh khá giỏi thành một học sinh mất căn bản. Song đó, chỉ chăm chỉ thôi cũng không đủ để làm nên thành công mà cần phải có phương pháp, cách thức thông minh, hiệu quả.
Là một người học sinh, em sẽ cố gắng chăm chỉ từ những việc nhỏ như học bài, làm bài đầy đủ, đọc sách để tiếp thu thêm tri thức, đúng như lời ông bà ta đã dạy: “ có công mài sắt có này nên kim”.
Câu tục ngữ trên chính là lời dạy quý báu của người xưa truyền lại cho đời sau. Muốn thành công, trước tiên ta phải chăm chỉ, cần cù. Có vậy thì bất cứ việc gì cũng sẽ thành công.
 
T

thanhcong1594

Đề 2:
Trên hành trình đến chân trời tương lai của sự nghiệp, con người phải đương đầu với biết bao thử thách chông gai như cuộc đi đường thường ngày "Đi đường mới biết gian lao; Núi cao rồi lại núi cao chập trùng". Chúng ta muốn leo "lên đến tận cùng" để thu vào "tầm mắt muôn trùng nước non", nghĩa là muốn thu được thắng lợi vẻ vang đòi hỏi con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Bằng kiểu câu khẳng định với hai vế điều kiện - kết quả, ngay ở hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh, "tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông", đã nêu bật một chân lý hiển nhiên của thực tế cuộc đời. Trên thế gian này, "không có việc gì khó" - Việc khó là việc khi làm đòi hỏi nhiều công sức, tâm trí và nghị lực mới làm được. Tuy nhiên sự quyết định của thành bại không phải là ở bản thân công việc dễ hay "khó" , mà là ở chính tinh thần con người. Việc gì cũng có thể làm được miễn là có sự kiên trì, ý chí quyết tâm, nghĩa là "bền lòng" . Bền lòng ở đây là chỉ lòng kiên trì, không bao giờ nản chí, đầu hàng, không thay đổi lập trường mà phải đem hết tâm sức "mài vào đá vào sắt" "mài vào đêm vào ngày" , quyết tâm làm bằng được mới thôi, dù cho có gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Ông Nguyễn Bá Học trước đây cũng đã khẳng định điều đó bằng một câu nói rất chí lý: "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Như vậy ở hai câu thơ đầu tiên, Bác Hồ đã đặc biệt đề cao vai trò của tinh thần, ý chí, sự kiên trì, vượt khó của con người trong khi thực hiện các công việc, đặc biệt là những công việc "khó". 2. Khi đã "bền lòng", "quyết chí" , thì dù công việc khó đến mấy cũng có thể hoàn thành, để làm nên "sự nghiệp lớn". Nếu khi con người đã có được một tinh thần kiên trì, một ý chí, quyết tâm vượt khó thì dù công việc khó khăn, to lớn bằng trời, biển, chúng ta cũng có thể làm được và hoàn thành một cách tốt đẹp: "Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên" Ở hai câu này, Bác đã dùng thủ pháp cường điệu và hình ảnh tượng trưng "đào núi và lấp biển" để chỉ những công việc lớn lao dường như nằm ngoài sức lực và khả năng của con người. Nhưng dù là công việc "đào núi" và "lấp biển" khó khăn lớn lao đến đâu đi nữa, nếu con người "quyết chí", bền bỉ dồn mọi sức lực, trí tuệ quyết làm bằng được, bất chấp mọi khó khăn chủ quan và khách quan "thắng không kiêu, bại không nản" thì cũng hoàn thành, cũng "ắt làm nên". Bác dùng chữ "ắt" càng tăng thêm tính chất khẳng định. "Ắt" theo từ điển tiếng Việt nghĩa là "chắc chắn" "nhất định sẽ"
Lịch sử nhân loại và đất nước ta đã có biết bao câu chuyện, bao tấm gương nêu cao sức mạnh phi thường của lòng kiên trì, nghị lực và lòng quyết tâm của con người trong cuộc sống. Từ câu chuyện Ngu Công dời núi đến câu chuyện "Mài sắt nên kim"; từ tấm gương anh hùng Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng...đến Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi....trong sự nghiệp cứu nước vẻ vang, tất cả họ đều đã vượt qua biết bao khó khăn thử thách tưởng chừng khó có thể vượt qua nổi bằng một sự "quyết chí" vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ, "làm nên" những chiến công chói lọi. Bác Hồ không chỉ răn dạy thanh niên về sự bền lòng, vững chí mà Người còn là một tấm gương sáng ngời về sự "kiên trì" "nhẫn nại" và "quyết chí" . Vào lúc vận mệnh Tổ quốc như ngàn cân treo đầu sợi tóc, Người đã nói một câu nói nổi tiếng như một lời hịch "Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Lời hịch ấy thổi hồn và truyền sức mạnh ý chí cho toàn dân tộc để lập nên một "Điện Biên nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng". Vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp cháu con quyết chí mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên rừng Trường Sơn và trên biển Đông để "giành độc lập", thống nhất Tổ Quốc. Và kết quả là ngày 30/04/1975 "Bác Hồ ơi! Toàn thắng đã về ta": "Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta Chúng con đến, xanh ngời ánh thép Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa" (Tố Hữu) Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cuộc sống hoà bình hôm nay, noi theo tấm gương Bác Hồ, nối tiếp các đàn anh lớp trước, hàng ngày hàng giờ, thế hệ mới của chúng ta đã xuất hiện biết bao tấm gương đẹp về lòng kiên trì, chí lớn đã làm nên "sự nghiệp lớn". Đó là bác sĩ Nguyễn Tài Thu, người đã đưa nền y học châm cứu Việt Nam thành một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đó còn là vận động viên wushu Thuý Hiền, vận động viên nhảy cao Bùi Thị Nhung, vận động viên cử tạ Hoàng Anh Tuấn đã giành được Huy Chương Vàng thể thao Seagame để cho lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên đấu trường Đông Nam Á. Và đây là tấm gương "kiên trì", "quyết chí", "bền lòng" , vượt qua số phận hiểm nghèo của mình để làm nên sự nghiệp phi thường như là "đào núi" và "lấp biển" vậy. Đấy là anh Bạch Đình Vinh được chương trình ti vi "Người đương thời" hết lời ca ngợi: vì một tai nạn giao thông, anh Vinh bị bại liệt toàn thân, bị chấn thương nặng nội tạng, khuôn mặt bị biến dạng và mất luôn cả tiếng nói. Thế nhưng với một ý chí, nghị lực phi thường, anh đã không gục ngã, mà đứng lên viết tiếp trang cổ tích của cuộc đời mình: sinh viên ba trường Đại học: Giao thông vận tải, Thương Mại, Khoa công nghệ thông tin - Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Lời dạy của Bác là một bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống. Nó đã trở thành bí quyết quan trọng nhất giúp chúng ta thực hiện ước mơ hoài bão của bản thân. Lời dạy đó còn giúp ta có ý chí nghị lực để vượt qua những khó khăn lớn lao thường gặp, để quyết đạt cho được ước mơ của mình. Như thế cũng có nghĩa là lời dạy của Người còn đem lại cho ta lòng tự tin. Khi có được lòng tự tin, chúng ta sẽ có một sức mạnh tinh thần vô địch để làm nên tất cả. Tuy nhiên, chúng ta nên phải hiểu lời khuyên của Bác một cách đúng đắn và thiết thực. Quyết tâm, ý chí của ta phải đi đôi với hành động, chứ không được quyết tâm suông mà có thể làm nên được sự nghiệp lớn. Và những ước mơ, khát vọng của ta phải phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn cảnh chủ quan, khách quan, những tiền đề vật chất nhất định, nếu không chúng ta sẽ trở thành những người phiêu lưu mạo hiểm, những kẻ mơ mộng hão huyền. Hiểu như vậy, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn
Tóm lại bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn nhằm chiếm lĩnh được những "đỉnh Ôlimpia" của cuộc đời và sự nghiệp.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom