Văn [VĂN 7] Ca dao

Myn2209

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng ba 2017
72
22
11
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho câu ca dao:
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên,Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này'
Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi cuối bài.


GIÚP MÌNH VỚI NHA,CẦN GẤP!!!!:oops::oops:
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Bài ca dao giới thiệu cho chúng ta một thắng cảnh ở Hà Nội gắn liền với lịch sử của vùng đất này, đó là hồ Hoàn Kiếm.

Bài ca dao mở đầu bằng một từ rất thân thiết, vừa như mời gọi, vừa như níu kéo. Hai tiếng rủ nhau thường sử dụng cho những đối tượng đã thân thiết nhau và cùng trang lứa.
hai từ rủ nhau được sử dụng trong trường hợp đồng trang lứa và cùng cảnh ngộ. Hai từ rủ nhau còn thể hiện sự tự nguyện của cả hai phía. Từ rủ có tác dụng làm cho động tác hài hòa và ăn ý nhau hơn. Trong câu ca dao Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, từ rủ đã thể hiện sự mong muốn của cả hai phía về việc đi xem cảnh đẹp. Chắc chắn rằng ở Kiếm Hồ phải có điều gì hấp dẫn mới có thể tạo ra tình huống rủ nhau như vậy.

Những địa danh được nhắc đến sau đó đã lí giải cho hành động rủ của hai đối tượng trong câu ca dao. Kiếm Hồ không chỉ là một cảnh đẹp mà còn gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm thần sau khi đánh thắng giặc Minh. Không những thế, ở đây còn có hàng loạt các địa điểm vừa là danh thắng vừa là di tích lịch sử của thủ đô như cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, tháp Bút, đài Nghiên. Việc gợi ra hàng loạt các danh thắng đã thể hiện niềm tự hào của người dân thủ đô đối với truyền thống và vẻ đẹp của đất nước. Các danh thắng được nêu ra như một nét chấm phá, hợp với không gian bao la của mặt hồ, tạo thành một bức tranh phong cảnh nên thơ và hữu tình. Câu ca dao chỉ gợi mà không tả. Chỉ gợi ra một vài điểm nhấn thôi nhưng bài ca dao đã gợi lại biết bao giá trị về lịch sử, về truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Bài ca dao được kết thúc bằng một câu hỏi nhưng không có câu trả lời.

Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?

Câu ca dao hỏi nhưng không phải để hỏi. Hàm ý của câu ca dao trên là lời nhắn nhủ đối với thế hệ sau về công lao to lớn của những người đi trước trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời nhắc nhở lớp con cháu phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị do cha ông để lại, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc ta.

Toàn bộ bài ca dao nói chung và đặc biệt là câu thơ cuối nói riêng đã làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của người dân Việt Nam.
 
  • Like
Reactions: Myn2209

Trang Nguyễn19105

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng bảy 2017
4
0
1
19
Đắk Nông
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”

Mở đầu bài ca là hai chữ “rủ nhau”. “Rủ nhau” là gọi nhau cùng đi, đông vui hồ hởi. Ca dao có nhiều bài sử dụng hai tiếng "rủ nhau”’. “Rủ nhau ra tắm hồ sen…”, “Rủ nhau xuống bể mò cua..”, “Rủ nhau lên núi đốt than…”, “Rủ nhau chơi khắp Long Thành..’.”. Dù cuộc đời còn nhiều mưa nắng, nhưng dân quê vẫn “rủ nhau’ lên đường, đi xem hội, đi kiếm sống, ở trong bài ca dao này là rủ nhau đi tham quan Hà Nội. Chữ “xem” được điệp lại ba lần, vừa gợi tả niềm khao khát say mê, vừa mở lòng đón chờ vẫy gọi:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chừa Ngọc Sơn”

Kiếm Hồ là HỔ Hoàn Kiếm, nơi Lê Lợi trả kiếm báu “Thuận Thiên” cho Rùa Vàng. Một cảnh đẹp, một vùng đất thiêng của đất “Rồng bay lên Cầu Thê Húc là cầu đón ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn còn gọi là đền Ngọc Sơn là một nét dẹp cổ kính của Hồ Gươm. Hai câu đầu bài ca mở ra trong tâm hồn chúng ta nhiều liên tưởng, cùng nhau khám phá ra bao kì tích, huyền thoại của Hồ Hoàn Kiếm mà thời gian không thể làm phai mờ.


Không gian nghệ thuật được mở rộng, được đón chào. Càng “xem” càng thấy lạ và rất thú vị:

“Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”

Hai chữ “chưa mòn" là linh Hồn của bài ca dao này. Đài Nghiên Tháp Bút là biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt. Nó thể hiện rất đẹp đạo học và truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hai chữ “chưa mòn” khẳng định sự bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn năm, qua bao thăng trầm của lịch sử, bao bể dâu Tháp Bút Đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hóa Việt

Nam ta ngày một trở nên giàu đẹp. Hai chữ “chưa mòn” đã kín đáo gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sông núi của nhân dân.

Câu kết là một câu hỏi tu từ. “Hỏi ai” là phiếm chỉ, gợi ra nhiều bâng khuâng, mán mác. “Ai” là ông cha, tổ tiên. “Ai” là nhân dân vĩ đại, những con người vô danh, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
(“Đất nước”)
 
Top Bottom