[văn 7]ca dao tuc ngữ về tình cảm gia đình

V

voiconrachan

Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già

Cầm cần rau cá ngược xuôi
Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già

Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Thương con tần tảo sớm hôm
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương

Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa

Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền

Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần

Ví dầu con phụng bay qua
Mẹ nói con gà, con cũng nói theo

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Thương thay chín chữ cù lao
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình

Xin người hiếu tử lắng khuyên
Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con
Kẻo khi sông cạn, đá mòn
Phú nga phú ủy có còn ra chi

Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn

Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Mẹ già như trái chín cây
Gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây?

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau

Anh đi vắng cửa vắng nhà
Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi?
Cá rô anh chặt bỏ đuôi
Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già

Xiết bao bú mớm bù chì
Đến khi con lớn con đi lấy chồng
Có con đỡ gánh đỡ gồng
Con đi lấy chồng, vai gánh tay mang

Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết, gót con đen sì

Trông lên thấy đạo cha già
Lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu
Xa cha lòng những quặn đau
Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần

Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông

Trách ai đặng cá quên nơm
Đặng chim bẻ ná quên ơn sinh thành

Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau

Mẹ cha trượng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ
Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi

Thuyền không bánh lái thuyền quày
Con không cha mẹ, ai bày con nên

Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo

Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu mong cha mẹ sống đời với con

Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc
Nhớ cha mẹ già ruột thắt gan teo

Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha

Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

Có con mới rõ sự tình
Xưa kia thầy mẹ thương mình thế nao!

Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về
Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
 
V

voiconrachan

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con".

"Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".


"Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới chân tu".
"Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
"Mẹ già ở tấm lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con" .

Lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam thường hay gắn liền với hiện tượng thiên nhiên, nên chúng ta không thấy làm lạ nhiều câu ca dao đã dùng mặt trời để nói lên lòng thương mến cha mẹ:

"Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau".
"Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".

Cũng vì thương cha mẹ, nên người con không bao giờ quên cầu khẩn Phật Trời cho cha mẹ luôn được sống gần mình:

"Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con".

"Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
Đi về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".

Cha mẹ săn sóc con cho từng miếng cơm manh áo, thời những người con khi cha mẹ về già cũng phải sáng viếng tối thăm, tìm của ngon vật lạ phụng dưỡng cha mẹ:

"Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền".

"Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".

Thỉnh thoảng, chúng ta chứng kiến cảnh những người con gái không chịu đi lấy chồng, vì không muốn xa cha mẹ:

"Ơn hoài thai, to như bể!
Công dưỡng dục, lớn tựa sông!
Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con".

Người con gái đi lấy chồng xa cũng bị quở trách:

"Chim đa đa đậu nhánh đa đa, Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?".

Mình có hiếu với mẹ cha, thời con cháu mình sẽ có hiếu với mình. Đây là luật đáp ứng thường tình và không vì vậy làm giảm bớt lòng thương mẹ kính cha của người Việt Nam:
"Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?".

"Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trước thềm mưa xối nước,
Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì".

"Ở đời ai cũng có lần,
Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành.
Người xưa khó nhọc nuôi mình,
Khác gì mình đã hết tình nuôi con".

Người con cũng biết cha mẹ thương con không phải giống nhau, cha có lòng thương của cha, mẹ có lòng thương của người mẹ, nên người con cũng có thể phân biệt:

"Mẹ dạy thì con khéo,
Bố dạy thì con khôn".
"Mồ côi cha, ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ lót lá mà nằm".

Trong cao dao này, chúng ta đã nhận thấy sự phân biệt của người con về cảm tình đối với cha khác, đối với mẹ khác. Nếu như cha mất thì đã có mẹ săn sóc cho con, cho ăn cơm ăn cá đầy đủ, nhưng chẳng may mẹ mất đi người con mới thật khốn khổ, phảị đi lót lá mà nằm. Và vì vậy nên chúng ta không có lạ gì, khi người con gần mẹ hơn cha, thương mẹ hơn thương cha. Chúng ta cũng đọc rất nhiều câu ca dao và bài thơ tán dương lòng mẹ thương con, lòng con nhớ mẹ :
"Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".

"Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn".

"Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao ".

"Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm bú mớm biết bao thân tình".

"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".

"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".

"Mẹ ngoảnh đi, con dại,
Mẹ ngoảnh lại, con khôn". "Mẹ giàu con có, mẹ khó con không".

"Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau" .

"Bồng cho con bú một hồi,
Mẹ đã hết sữa, con vòi con la".

"Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con".

Vì lòng thương mẹ dạt dào, vì nhớ đến công ơn bú mớm sinh thành, nuôi nấng, nên người con luôn luôn tưởng nhớ đến mẹ :

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều".

"Giữa đêm ra đứng giữa trời,
Cầm tờ giấy bạch chờ lời mẹ răn".

"Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền".

Đối với công ơn trời biển của cha mẹ, các người con luôn tìm cách báo đáp ơn nghĩa nặng và làm tất cả những gì có thể làm được để đền ơn mẹ:

"Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con".

"Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già".

"Đói lòng ăn đọt chà là,
Nhịn cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng".
"Đói lòng ăn trái ổi non,
Nhịn cơm cho mẹ, cho tròn nghĩa xưa".

"Dấn mình gánh nước làm thuê,
Miễn nuôi được mẹ quản gì là thân".

"Vô Chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ, công phu chưa đành".

"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Lấý gì đền nghĩa khó khăn,
Lên non xắn đá, xây lăng phụng thờ".

"Đây bát cơm đầy nặng ước mong,
Mẹ ôi, đây ngọc với dây lòng.
Đây tình con nặng trong tha thiết,
Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong".

Ai không làm tròn bổn phận người con đối với mẹ, thời bị nghe lời trách móc:

"Đi đâu ***** ở nhà,
Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng".

Người con hiểu được tình thương của mẹ đối với con, nhưng công lao mẹ đã trải qua để nuôi con khôn lớn nhất là những hy sinh lo lắng của mẹ chiều chuộng con, săn sóc con, chịu cực chịu khổ vì con, chẳng may người mẹ đã qua đời thì người con đau khổ xót thương là chừng nào.

Dù người con thương cha không bằng mẹ, nhưng không phải vậy mà người con quên công ơn của người cha, vì vai trò của người cha rất đặc biệt trong gia đình:

"Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi".

"Khôn ngoan nhờ ấm ông cha,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ".

"Đạo làm con chớ hững hờ,
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm".

"Còn cha gót đỏ như son,
Một mai cha chết gót con đen sì".

Hình ảnh người cha đã già nhưng vẫn làm lụng nuôi con, cũng để lại trong tâm trí người con một nỗi biết ơn vô hạn:

"Cha tôi tuy đã già rồi,
Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà.
Sớm hôm vừa dấy tiếng gà,
Cha tôi đã dậy để ra đi làm".

Đó là hình ảnh cảm động, khi mẹ mất rồi, người cha đóng vai gà trống nuôi con lo cho con uống sữa:
"Nghiêng bình mở hộp nút ra,
Con ơi con bú cho cha yên lòng".

Tuy vậy, vai trò giáo dục trong gia đình, người cha đặt nặng hơn, và giáo dục thường hay nghiêm khắc hơn như vậy ảnh hưởng tốt đẹp cho người con, khi được một người cha nghiêm minh dạy bảo, có tác dụng hơn người mẹ nhiều :

"Mẹ đánh một trăm, không bằng cha ngăm một tiếng” .
Trích từ: http://VanMau.Com
 
N

ngoc.mit13

còn nữa này
công cha như núi ngất trơi
nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
núi cao biển rộng mênh mông
cú lao chín chữ ghi lòng con ơi.
 
N

ngoi_sao_huyen_bi

tỏ tiên nhé!
-cây kia ăn quả ai tròng
sông kia uóng nc' hỏi dòng tù đâu
-tháng 3 nô núc họi đền
nhớ ng' dõ tỏ 4 000 nam nay
thanks cái đi
 
B

bim198

HIẾU KÍNH CHA MẸ :
- Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
Đây là tấm lòng hiếu thảo của con :
-Mỗi năm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con .

-Gió đưa cây lựu lý hương ,
Xa cha, xa mẹ, thất thường bửa ăn
sầu riêng, cơm chẳng muốn ăn
đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm.

Ngày nay, con được thành đạt võng lọng thênh thang , ấy cũng là do phức đức của ông Bà Cha mẹ để lại , vì vậy mà ơn nầy con chớ quên :

- Khôn ngoan nhờ ấm ông Bà ,
Làm nên ,phải nhớ mẹ cha phụng thờ ,
Đạo làm con, chớ hững hờ .
phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm
Mẹ cha là cả một trời thương yêu bất tận :

Mẹ Cha là cả trời thương ,
Là ngưồn sống của Thiên Đường trần gian .

Cha mẹ già , theo quy luật là phải lần lượt qua đời , để con ở lại bơ vơ, dù lớn tuổi, con mà mất cha mẹ cũng như đứa trẻ mồ côi ":
- Còn cha còn mẹ thì hơn,
không cha, không mẹ như đờn đứt giây
Đờn đứt giây còn thay, còn nối
cha mẹ chết rồi con chịu mồ côi ..!

- Chiều chiều xách giỏ hái rau ,
Ngó lên mã mẹ, ruột đau như dần .

- Chiều chiều ngó ngựơc ngó xuôi,
Ngó khộng thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương .

CÔNG ƠN CHA MẸ :
Nếu nói đến công ơn cha mẹ thì dù cho núi có cao bao nhiêu, biển có rộng bao la chừng nào, thì cũng không thể có bút mực để diển tả cho hết được. Công khó nhọc sanh thành dưỡng dục , thuở còn là thai nhi , cũng như khi mới là hài nhi ngo ngoe trong nôi , đêm ngày bồng bế trên tay .Khi chập chửng biết đi, nhai cơm, mớm sửa :

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm bún , lưỡi lừa cá xương .
Trong cuộc sống , khi nhắc đến ý niệm về mẹ , thường không thể tách rời ý niệm về tình mẫu tử dạt dào , nồng ấm đầy ấp thương yêu:

Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính tháng , tính ngày.

- Một đời vốn liếng mẹ trao
Cho con tất cả , mẹ nào giữ riêng .

Mẹ nhường nhịn cho mọi người trong gia đình, nhất là đối với con,những miếng ngon, miếng ngọt đều để dành cho con, săn sóc từng chút sức khỏe của con, mong con chóng lớn :

" Bắt con vịt nước nhổ lông.
miếng nạt phần chồng.
miếng xương phần mẹ,
miếng lòng phần con. "

Từ khi con hiện diện trên thế gian nầy, mẹ đã phải mang nặng đẻ đau , chăm chút cho con lúc còn bé, cũng như khi lớn lên cho đi học, rồi dựng vợ gã chồng, lo sự nghiệp tương lai. Ân đức cù lao nầy to rộng bao la, không bút mực nào ghi chép ,diển tả cho vừa :

" Lên non mới biết non cao .
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ ".

" Chim trời ai dễ đếm lông ,
Nuôi con , ai dễ kể côn tháng ngày "

HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ GIÀ :
Trong ca dao, tục ngữ, nếu chúng ta quan tâm một ít, đều thấy rằng người xưa đã ghi lại rất nhiều hình ảnh của bà mẹ già. Đó là điều mà các người con cần phải suy nghỉ, các bạn ạ! Mỗi người sẽ có những suy tư riêng, nhưng gợi nhớ nhất là tình mẫu tử vốn dĩ thiêng liêng và mầu nhiệm :

- Mẹ già như chuối ba hương ,
như xôi nếp một như đường mía lau .

- Đi đâu mà ***** già .
gối nghiêng ai sửa, kỷ trà ai nâng .

Tuổi già là khô cằn, xơ xác, tóc bạc, răng long, chân yếu, tay mềm .Đó là cái thể xác của thời gian, nhưng trái tim nóng bỏng yêu thương vẫn không hề thay đổi.

- Đói lòng ăn hột chà là ,
để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng .

- Mẹ già như mít chín cây,
gió đông cũng sợ, gió tây cũng buồn .

LẤY CHỒNG XA XỨ, NHỚ MẸ.
Thời buổi bây giờ, nhiều người con gái lấy Việt kiều, vì kinh tế, lấy chồng Đài Loan, Mỷ, Anh, Pháp ...nhưng nổi đau buồn, quyến luyến gia đình, người thân ruột thịt, nhất là người mẹ thân yêu nơi quê nghèo không ai đở đần, chăm sóc :

- Ghe bầu trở lái về đông ,
Con gái theo chồng , ***** ai nuôi .

- Chim đa đa đậu nhánh đa đa ,
chồng gần em không lấy, lại lấy chồng xa ,
Lỡ mai cha yếu mẹ già, bát cơm đôi đủa bộ kỷ trà ai vậng ?

- Chiều chiều ra đứng ngỏ sau,
trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều .
 
P

phamcuc123

có 2 câu mới hơn các bn trước bn tham khảo
câu 1. ngó lên luộc lạt mái nhà
bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
câu 2 ,chiều chiều ra đứng ngó sau
ngó về quê mẹ ruột đau chiến chiều
 
Last edited by a moderator:
K

khongmaily_198

1, con người có tổ có tông
như cây có cội như sông có nguồn
2, ngó lên luộc lạt mái nhà
bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
3,công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nc tron nguồn chảy ra
4,anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
 
H

haovipro2011

co ai cho minh vai cau ca dao thuoc chu de khac ko. Ai cho minh thanks nhieu lam

Viết bài có dấu em nhé.
 
Last edited by a moderator:
A

anhhaihung

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lònh thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con​

Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày​

ơn cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.​

Đi khắp thế gian, ko ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, ko ai khổ bằng cha​
Bạn này làm đúng rồi !:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
B

bamboboy123vn

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con".

Hay:

"Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".

Hay là:

"Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới chân tu".
"Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
"Mẹ già ở tấm lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con" .

Lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam thường hay gắn liền với hiện tượng thiên nhiên, nên chúng ta không thấy làm lạ nhiều câu ca dao đã dùng mặt trời để nói lên lòng thương mến cha mẹ:

"Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau".

Hay là:

"Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".

Cũng vì thương cha mẹ, nên người con không bao giờ quên cầu khẩn Phật Trời cho cha mẹ luôn được sống gần mình:

"Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con".

"Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
Đi về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".

Cha mẹ săn sóc con cho từng miếng cơm manh áo, thời những người con khi cha mẹ về già cũng phải sáng viếng tối thăm, tìm của ngon vật lạ phụng dưỡng cha mẹ:

"Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền".

"Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".

Thỉnh thoảng, chúng ta chứng kiến cảnh những người con gái không chịu đi lấy chồng, vì không muốn xa cha mẹ:

"Ơn hoài thai, to như bể!
Công dưỡng dục, lớn tựa sông!
Em nguyện ở vậy không chồng,
Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con".

Người con gái đi lấy chồng xa cũng bị quở trách:

"Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?".

Mình có hiếu với mẹ cha, thời con cháu mình sẽ có hiếu với mình. Đây là luật đáp ứng thường tình và không vì vậy làm giảm bớt lòng thương mẹ kính cha của người Việt Nam:

"Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?".

Hay là:

"Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trước thềm mưa xối nước,
Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì".

"Ở đời ai cũng có lần,
Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành.
Người xưa khó nhọc nuôi mình,
Khác gì mình đã hết tình nuôi con".

Người con cũng biết cha mẹ thương con không phải giống nhau, cha có lòng thương của cha, mẹ có lòng thương của người mẹ, nên người con cũng có thể phân biệt:

"Mẹ dạy thì con khéo,
Bố dạy thì con khôn".

"Mồ côi cha, ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ lót lá mà nằm".

Trong cao dao này, chúng ta đã nhận thấy sự phân biệt của người con về cảm tình đối với cha khác, đối với mẹ khác. Nếu như cha mất thì đã có mẹ săn sóc cho con, cho ăn cơm ăn cá đầy đủ, nhưng chẳng may mẹ mất đi người con mới thật khốn khổ, phảị đi lót lá mà nằm. Và vì vậy nên chúng ta không có lạ gì, khi người con gần mẹ hơn cha, thương mẹ hơn thương cha. Chúng ta cũng đọc rất nhiều câu ca dao và bài thơ tán dương lòng mẹ thương con, lòng con nhớ mẹ :

"Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".

"Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn".

"Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao ".

"Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm bú mớm biết bao thân tình".

"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".

"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".

"Mẹ ngoảnh đi, con dại,
Mẹ ngoảnh lại, con khôn".

"Mẹ giàu con có, mẹ khó con không".

"Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau" .

"Bồng cho con bú một hồi,
Mẹ đã hết sữa, con vòi con la".

"Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con".

Vì lòng thương mẹ dạt dào, vì nhớ đến công ơn bú mớm sinh thành, nuôi nấng, nên người con luôn luôn tưởng nhớ đến mẹ :

"Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều".

"Giữa đêm ra đứng giữa trời,
Cầm tờ giấy bạch chờ lời mẹ răn".

"Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền".

Đối với công ơn trời biển của cha mẹ, các người con luôn tìm cách báo đáp ơn nghĩa nặng và làm tất cả những gì có thể làm được để đền ơn mẹ:

"Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con".

"Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già".

"Đói lòng ăn đọt chà là,
Nhịn cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng".

"Đói lòng ăn trái ổi non,
Nhịn cơm cho mẹ, cho tròn nghĩa xưa".

"Dấn mình gánh nước làm thuê,
Miễn nuôi được mẹ quản gì là thân".

"Vô Chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ, công phu chưa đành".

"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Lấý gì đền nghĩa khó khăn,
Lên non xắn đá, xây lăng phụng thờ".

"Đây bát cơm đầy nặng ước mong,
Mẹ ôi, đây ngọc với dây lòng.
Đây tình con nặng trong tha thiết,
Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong".

Ai không làm tròn bổn phận người con đối với mẹ, thời bị nghe lời trách móc:

"Đi đâu ***** ở nhà,
Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng".

Người con hiểu được tình thương của mẹ đối với con, nhưng công lao mẹ đã trải qua để nuôi con khôn lớn nhất là những hy sinh lo lắng của mẹ chiều chuộng con, săn sóc con, chịu cực chịu khổ vì con, chẳng may người mẹ đã qua đời thì người con đau khổ xót thương là chừng nào.

Dù người con thương cha không bằng mẹ, nhưng không phải vậy mà người con quên công ơn của người cha, vì vai trò của người cha rất đặc biệt trong gia đình:

"Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi".

"Khôn ngoan nhờ ấm ông cha,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ".

"Đạo làm con chớ hững hờ,
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm".

"Còn cha gót đỏ như son,
Một mai cha chết gót con đen sì".

Hình ảnh người cha đã già nhưng vẫn làm lụng nuôi con, cũng để lại trong tâm trí người con một nỗi biết ơn vô hạn:

"Cha tôi tuy đã già rồi,
Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà.
Sớm hôm vừa dấy tiếng gà,
Cha tôi đã dậy để ra đi làm".

Đó là hình ảnh cảm động, khi mẹ mất rồi, người cha đóng vai gà trống nuôi con lo cho con uống sữa:

"Nghiêng bình mở hộp nút ra,
Con ơi con bú cho cha yên lòng".

Tuy vậy, vai trò giáo dục trong gia đình, người cha đặt nặng hơn, và giáo dục thường hay nghiêm khắc hơn như vậy ảnh hưởng tốt đẹp cho người con, khi được một người cha nghiêm minh dạy bảo, có tác dụng hơn người mẹ nhiều :

"Mẹ đánh một trăm, không bằng cha ngăm một tiếng” .
 
M

meogu0

"Mẹ già như chuối bà Hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau"

"Cây khô chưa dễ mọc chồi,
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta;
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu"

"Nhớ lời mẹ nói năm xưa,
Lớn lên con phải nghe lời thầy cô"

"Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng, con phải mồ côi"

"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha"
 
Last edited by a moderator:
M

meogu0

"Xưa kia ở với me già,
Nhớ ngày còn bé, được mẹ yêu thương
Lớn lên đền đáp những ngày mẹ đã nuôi lớn nên người
Đừng ham lêu lỏng, mẹ già buồn đau"


Lớn lên đền đáp công ơn,
Những gì mẹ đã để dành cho con"
 
Last edited by a moderator:
M

meogu0

"Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"

"Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy."

"Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"

"Anh em như thể chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

"Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông co nguồn"
 
Top Bottom