[ văn 7 ]Ca dao, Dân ca, Tục ngữ địa phương

C

caigiaminh

các bạn giúp mình sưu tầm dân ca, ca dao, tục ngữ ở địa phương Cam Ranh mình(nói về sản vật, di tích, thắng cảnh,danh nhân, sự tích)nha,hôm nay mình cần gấp, chiều nay nộp rồi
 
M

manhhunghotboi

?

4. Đồng Nai nước ngọt gió hiền
Biên Hùng muôn thuở tiếng truyền an vui
5. Ai ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai
 
S

sonsuboy

Đây nè,bạn coi kĩ nha

các bạn giúp mình sưu tầm dân ca, ca dao, tục ngữ ở địa phương Cam Ranh mình(nói về sản vật, di tích, thắng cảnh,danh nhân, sự tích)nha,hôm nay mình cần gấp, chiều nay nộp rồi

Đồng Nai nước ngọt gió hiền
Biên Hùng muôn thửa tiếng truyền an vui
:D:D
 
R

rubim

Hà Nội
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.

*

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?



*

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

*


Ai qua phố Nhổn, phố La
Dừng chân ăn miếng chả pha thơm giòn

*

Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

*

Nhác trông lên chốn kinh đô
Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.




*

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

*

Đường về xứ bắc xa xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

*

Bao giờ lấp ngã ba Chanh
Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.


*



Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

*

Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi lướt lại như là bướm bay.

*

The La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.



*

Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây

*

Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

*


Lụa này là lụa Cổ Đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.

*

Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng, nẻo đường còn đây.




*

Nhong nhong ngựa Ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn.

*




Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
 
M

meconsuonghien

Có ai bít ca dao, tục ngữ địa phương (Nghệ tĩnh) ko? Mình đang cần gấp.
 
N

nhongokmattroi

ai giúp mình tìm các câu :Ca dao dân ca tục ngữ ở địa phương với :(
VD: Các câu mang tên địa phương ( Lạng Sơn)
Nói về sản vật di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích........( nàng Tô thị, Thành Nhà Mac. Động Nhất Nhị Tam Thanh,.....)
ai giúp mình tìm câu ca dao, dân ca, tục ngữ về Vĩnh Phúc vs. thak trc
 
T

thienthien213

Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Ngàn năm văn vật] bây giờ là
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc[3], xem chùa Ngọc Sơn[4]

Đài Nghiên[5], Tháp Bút[6]chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Phong cảnh Hồ Tây giữa lòng Hà Nội rất nên thơ, ẩn chứa biết bao lịch sử như một bức tranh sinh động:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương[7]

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Quả thật, thắng cảnh nơi đây nên thơ, hữu tình, diệu kỳ đối với con người:

Trên Chùa đã động tiếng chuông

Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu

Không những thế, mà còn có những con sông nổi tiếng uốn lượn quanh xóm làng:

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch[8] uốn quanh xóm làng

Bên bờ vải nhãn hai hàng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

Hình ảnh lũy tre làng làm vệ sĩ quê hương, con sông chuyên chở ân tình đất nước uốn quanh xóm làng, để nuôi dưỡng những sản vật, làm xanh tươi cây trái cho làng quê:

Đồn rằng chợ Bỏi vui thay

Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa

Giữa chợ lại có đền thờ

Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu

Đây là nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện thuần phong mỹ tục của dân Việt Nam, phục hiện lại nếp sinh hoạt truyền thống.

Miền Bắc còn có những quả núi cao ngất ngưởng khoe vẻ đẹp cường tráng, oai hùng với chiến công, oanh liệt về lịch sử của dân tộc:

Nhất cao là núi Ba Vì

Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long

Hay:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn[9]

Với nét đẹp hài hòa hòan hảo, tương hợp cùng bốn mùa :

Quê em có gió bốn mùa,

Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.

Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,

Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.

Các Tỉnh miền Bắc đều thừa hưởng di sản thiên nhiên ban tặng, để minh chứng điều này chúng ta sẽ khảo sát:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.

Ngoài những con sông, suối, hồ.. là những dãy núi oai hùng đã ẩn chứa những dấu ấn vẻ vang trong lịch sử cũng như trong Phật giáo là Đỉnh Thiêng Yên Tử:

Nào ai quyết chí tu hành,

Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

Thể hiện sự vượt khó, ý chí, nghị lực của bậc tu hành, nơi đây không chỉ là thiên nhiên hùng vĩ mà còn lưu danh sử sách những kỳ tích oanh liệt của dân tộc.

Chùa Hương – Động Hương Tích, phong cảnh thiên nhiên đẹp sắc sảo được chúa Trịnh Sâm khắc 5 chữ : “Nam thiên đệ nhất động”. Hành trình vào Động Hương Tích, từ Bến Đục sang Bến Trong, chùa Thiên Trù chập chùng giữa rừng núi bao la:

Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắng, quả mơ non

Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

Không chỉ là một thiên động đệ nhất, mà còn có lễ hội, những sản vật địa phương nổi tiếng như rau sắng, quả mơ, hồng trà, củ mài...

Nếu như những phía trên là những ngôi cổ tự tọa lạc chập chùng giữa thiên nhiên của núi rừng thì Chùa Phả Lại tỉnh Hải Dươngvươn cao, soi mình trên sông nước:

Xa đưa văng vẳng tiếng chuông,

Kìa chùa Phả Lại chập chùng bên sông

Những hình ảnh tỏa sáng bản sắc dân tộc cũng lưu dấu nơi tận cùng miền biên giới Lạng Sơn nổi tiếng:

Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Tất cả những thiên nhiên kỳ vĩ ấy được tạo hóa ưu đãi, đến với Hà Nam, phong cảnh Chùa Tiên không nằm giữa rừng núi thiên tạo mà do bảo tồn sinh thái của con người tạo nên :

Chùa Tiên chín chín cây thông,

Ai không trồng đủ, làng không cho về.

Không chỉ là nước non hữu tình từ thiên nhiên tạo hóa, mà còn có những đặc sản của từng miền, không cầu kỳ, tận hưởng những hương vị ngọt ngào từ những đặc sản:

Thanh Trì có bánh cuốn ngon,

Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng.

Thanh Trì cảnh đẹp người đông,

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

Chúng ta cất bước từ Nam ra Bắc đã cảm nhận được vẻ đẹp thiên phú ấy:

Đường về xứ Bắc xa xa,

Có về Hà Nội với ta thì về.

Đường thủy thì tiện thuyền bè,

Đường bộ cứ bến Bồ Đề[10]mà sang.

Thời nay chẳng sợ gian nan,

Đường sắt tàu hỏa bạt ngàn nối nhau.

Đường không “book vé” rất mau,

Khởi hành Sơn Nhất hội tao Nội Bài[11].

2. Thiên nhiên trong Ca Dao Miền Trung:

Chúng ta dừng chân nơi khúc ruột thân thương miền Trung, xứ Nghệ:

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Nhưng con đường xứ Lạng lại khác, phải vượt núi lội đèo, cảm nhận sự thú vị của thiên nhiên:

Đường lên Xứ Lạng bao xa,

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng mà lại trông,

Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.

Quảng Nam cũng thế:

Quảng Nam có lụa Phú Bông

Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn

Quảng Nam là đất quê mình

Núi, đồng, sông, biển rành rành từ đâu

Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân

Nam thì Quảng Ngãi, giáp gần núi Phong.

Tây thì giáp đến sông Buông,

Rừng cao rừng thấp mấy tầng mây xanh.

Đông thì biển rộng thênh thang,

Đất đai trăm dặm rành rành như ghi.

Đến với “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.Đường bộ là thế, còn đường biển thì có Hang Dơi nên Ca dao đã nói:

Đi bộ thì khiếp Hải Vân,
Đi thuyền thì sợ sóng thần Hang Dơi.

Nhưng cũng có nhưng cảnh rất hữu tình trong Ca dao Huế:

Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Hợp,

Đất Hương Cần ngọt quýt thơm cam.

Hay :

Đi mô cũng nhớ quê mình,

Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

Cứ mỗi địa danh, gần như có một câu ca dao:

Bình Định có núi Vọng Phu.

Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

Em về Bình Định cùng anh.

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa

Hình ảnh núi Vọng Phụ như nói lên tình cảm sắc son thủy chung của người phụ nữ Việt Nam, luôn chịu thương, chịu khó vì mái ấm gia đình.

3.Thiên nhiên trong Ca Dao Miền Nam:

Miền Nam – vùng đất mới khai phá, tuy được thiên nhiên ưu đãi,
nhưng khi còn ban sơ hoang dã là vùng “kinh địa”:

Rừng thiêng nước độc thú bầy,

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh.

Hay:

Tới đây sứ sở lạ lùng,

Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.

Thế nhưng, bằng nghị lực và ý chí sắc đá của dân tộc, Cha Ông ta đã thu phục và kiến tạo thành vùng đất mới trù phú:

Ai về Gia Định thì về,
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.

Hay:

Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Những vụ lúa bội thu, những vườn hoa quả trĩu cành…

Biên Hoà bưởi chẳng đắng the

Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh

Dự báo đều hướng về thiên nhiên:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Hay:

Én bay thấp, mưa ngập bờ ao,

Én bay cao, mưa rào lại tạnh.

Hay:

Hễ mà hoa quả được mùa,

Chắc là nước bể, nước mưa đầy trời.

Ai ơi, nên nhớ lấy lời,

Trông cơ trời đất, liệu thời làm ăn.

Đặc sản, sản vật, hoa màu phong phú nơi đó, thể hiện quá trình phấn đấu và sức sống dạt dào dân bản xứ:

Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua,

Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng.

Hoặc:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.

Hay:

Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời

Cảnh vật thật yên bình bên dòng Vàm Cỏ:

Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng.
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang,
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?

Có vườn cây trái, có cầu vang danh[12].

Đến với xứ dừa Bến Tre, cảnh thiên nhiên và những sản vật không kém:

Bến Tre dừa ngọt sông dài,

Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh.

Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo,

Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan.

Anh đây muốn hỏi thiệt nàng,

Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?

Chúng ta xuôi dòng Hậu Giang sẽ được thường thức rất nhiều các món ăn đặc trưng từng vùng:

Ai về tới thẳng Năm Căn

Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu

Mắm nêm, chuối chát, khế, rau,

Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên!

Không những thế mà còn được ngắm cây cầu bắt ngang hai Tỉnh Tiền Giang – Bến Tre thật tuyệt vời:

Rạch Miễu văng nối hai đầu
Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang
Ai về sông nước Hậu Giang
Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông

 
 

Pék's Miu HậuĐậu

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng tư 2017
1
0
1
20
Có ạ cho mình biết mấy câu tục ngữ về Bình Phước đc hk ( cần gấp 20 câu ););)
aj pít thì trả lời mình gấp nha. Gấp lắm rùi:eek::eek::eek:. Xin rất chân thành thank.:):):)
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Có ạ cho mình biết mấy câu tục ngữ về Bình Phước đc hk ( cần gấp 20 câu ););)
aj pít thì trả lời mình gấp nha. Gấp lắm rùi:eek::eek::eek:. Xin rất chân thành thank.:):):)
E tham khảo vài câu này nhé ^^

“Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”

Cảnh

“Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”

Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”:

“Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”

Sấu và Cọp là hai loại tượng trưng cho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe dọa con người.

Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha, sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân mãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”.

U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.

Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.

Cọp sống ở khắp nơi từ miền Đông Nam Bộ (đất giồng) xuống tận miền Tây sình lầy, nước mặn của rừng U Minh, Rạch Giá. Người dân kính nể, gọi cọp bằng ông, thậm chí tôn lên làm hương cả, nhưng có lúc lại coi thường, giết cọp bằng nhiều cách. Cọp cũng là loài thú giữ quyết tâm bám giữ địa bàn sinh sống cho dù phải chạm trán với con người. Đối lại, lúc mới khẩn hoang, dù cọp tới lui là mối nguy hiểm nhưng con người cũng phải bám đất để sinh cơ lập nghiệp. Nhiều giai thoại dân gian về chuyện đấu với cọp vẫn còn.

Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”.

“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”.

Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:

“Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”

“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”.

Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.

Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…

- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô

- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.

- Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng

- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
 

Dhbxdhn

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng mười hai 2018
1
0
1
18
An Giang
THCS cái dầu
Có ai biết các câu ca dao tục ngữ nói về quê hương An Giang theo bảng chữ cái ABCD....ko
 

Duy Thường Trần

Học sinh
Thành viên
9 Tháng mười hai 2018
55
51
21
An Giang
Đại học Cần Thơ
Có ai biết các câu ca dao tục ngữ nói về quê hương An Giang theo bảng chữ cái ABCD....ko
Bạn có thể xem qua một số ca dao tục ngữ dưới đây:
A
Anh đi lên Bảy Núi,
Anh chạy thẳng núi Tà Lơn,
Căn nợ keo sơn, thấu đến ông Trời;
Ngó lên trời thấy trời cao,
Ngó xuống đất thấy đất thấp,
Anh đến tam cấp
Lập Cửu Trùng Đài
Thời hư trời khiến; anh lập hoài cũng phải nên.

Anh đi Châu Đốc Nam Vang,
Viết thơ nhắn lại em khoan lấy chồng.
B
Bánh Tráng Mỹ Lồng
Bánh phồng Châu Đốc

Bắp non mà nướng cửa lò,
Đố ai ve được con đò Vàm Nao.
C
Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm

Con mèo trèo lên cây táo
Mẹ chồng nương náu, chưởi mắng nàng dâu
Bà ơi không sợ bà đâu
Bà đừng chửi mắng mà mang tiếng đời
Bà cưới tôi có rượu có trầu
Có đưa có rước, nàng dâu mới về
Tôi về bà nhún bà trề
Để con bà ở lại tôi về xứ tôi
Xứ tôi là xứ Tân Châu
Cũng có ngựa ô, ngựa bạch ngựa hồng của tôi.
.
Đ

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Dốc nào cao bằng dốc Cần Thơ
Anh thương em lững đững lờ đờ
Giả như Tôn Các mà chờ Bạch Viên.

Đậu phộng béo đậu nành cũng béo
Bước lên xe kéo miệng réo xe hơi
Đường đi Châu Đốc xa vời
Gửi thư thì khó, gửi lời thì không.

Đi ngang qua cảnh núi Sam,
Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi.
Ông ngồi vì nước vì đời,
Hy sinh tài sản không rời nước non.
G
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân.
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Thương vì cái nết trước sau chung tình.
N
Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ,
Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an

Ngó lên Châu Đốc,Thấy gốc bần trôi.
Ngó xuống Vàm Nao,Thấy sóng bủa lao xao.
Anh thương em ruột thắt gan bào,
Biết em có thương lại, chút nào hay không?
O
Ở trên Châu Đốc, ngó xuống Vàm Nao
Thấy con cá đao nó nhảy nhào vô lưới,
Anh ngồi chắc lưỡi,
Không biết chừng nào mới cưới đặng em.
R
Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến lục tỉnh thì mê không về.
Ngoài ra còn nổi tiếng về mắm cá lóc.
Mắm Châu Đốc
Dốc Nam Vang
T
Thất Sơn ai đắp mà cao
Sông Tiền, sông Hậu ai đào mà sâu
Năm non ở tại núi Đà
Bảy núi Châu Đốc gọi là Thất Sơn

Tôi với anh đi giữa dòng kênh Cái Hố,
Lấy miểng vùa tát cạn bến Vàm Nao.

Thương em Bảy núi cũng trèo
Ghét em núi Két vượt đèo cũng không

Thuyền xuôi Châu Đốc, thả xuống Vàm Nao,
Thẳng tới Ba Sao, coi chừng con nước đẩy.
V
Vàm Nao, Giao Lửa các cồn,
Tục dân cư xử lưu tồn cổ phong.
 
Top Bottom