Văn [VĂN 7] Bài viết số 6

N

ngocsangnam12

Bài làm 1: Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa váo lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Bài làm 2: Từ bao đời nay, dân tộc việt Nam luôn có truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tinh yên thương đó là phẩm chất của con người Việt Nam và đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ. Ông cha ta đã dung hình ảnh ví von rất gần gũi để khuyên nhủ con cháu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao trên để thấy được tình đồng bào ruột thịt của cha ông ta.

Nhiễu điều là một loại hàng tơ mềm mịn, màu đỏ rất sang quý.Giá gương là là vật dụng bằng gỗ được chạm khắc công phu để đỡ lấy gương soi, vừa là vật trang hoàng trong nhà. Hai vật ấy để riêng lẽ với nhau thì không có gì đặc sắc mà trái lại tấm nhiễu điều cũng để phí mà giá gương lại bị bụi phủ mờ, dễ hư hỏng, hoen ố nhưng nếu lấy tấmnhiễu điều phủ lêngiá gương thì chúng ta lại được một vật dụng rất sang quý, đẹp đẽ trong nhà. Tấm lụa ấy che phủ cho tấm gương kia khỏi bị bụi bám mãi mãi sáng đẹp. Và ngược lại, tấm gương ấy cũng nâng cao giá trị của tấm nhiễu điều,gương sáng được lồng trong tấm nhiễu điều rực rỡ sẽ ánh lên được sắc màu sang trọng biết bao. Đó là vẻ đẹp hài hòa, là vẻ đẹp cuả sự bao bọc và tình thương yêu.

Và chính từ hình ảnh gợi cảm ví von dặc sắc đó, nhan dân ta muốn giữ mãi tryền thống nhân đạo cao quý:phải thương nhau cùng. Lý do yêu thương thật cảm động và đơn giản là người trong một nước .

Thực vậy, về mặt tình cảm, người trong một nước có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung những giờ phút tự hào vinh quang cũng như cùng chia sẽ những ngày đau thương xót xa của đất nước. chung lịch sử có nghĩa là chung cả tổ tiên, chung một tiếng nói , một phong tục tập quán, một điều kiện sống, một bầu không khí thương yêu với biết bao gắn bó, biết bao kỉ niệm trong những giây phút đau thương tân tác, trong những giờ phút lịch sử thiêng liêng cao quý khi cờ Tổ quốc tung bay phấp phới. Vì thế người trong một nước Việt Nam sẽ đau xót biết bao nếu đòng bào mình bị kẻ thù coi thường, khinh rẻ, bị lấn lướt hoặc đối xử bất công. Ngược lại, nếu đồng bào ta được quý mến, được tôn trọng thì chung ta cũng cảm thấy rất vui và tự hào.

Người trong một nước vốn có quan hệ gắn bó chặt chẽ để tồn tại và phát triển. Chúng ta là một tập thể lớn với nhiều nghành nghề, hoàn cảnh khác nhau, trao đổi nhau để sinh sống. chúng ta càng phải ý thức rõ hơn về mối quan hệ đó để cùng nhau phát triển xã hội. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa , đất nước trong giai đoạn phát triển như hiện nay thì chúng ta càng phải thương yêu, đồng tâm hiệp lực hơn nữa để đấu tranh với thiên tai, lũ lụt hàng năm,với các kẻ thù đang chống phá chúng ta trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nước. những tấm lònglá lành đùm lá rách được thể hiện trong lúc khó khăn hoạn nạn, thiên tai bão lũ thật là một tấmnhiễu điều thần kì tạo nên tình yêu thương, tình đoàn kết dân tộc đã trở thành một nét văn hóa của dân tộc ta để cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Là một công dân trẻ của dân tộc luôn có truyền thống nhân ái tốt đẹp, là học sinh khi còn trên ghế nhà trường em vô cùng tự hào khi được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và đạo tạo trong tình yêu thương ấy. Em nguyện ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện đẻ được mãi mãi sống trong truyền thống nhân ái của dân tộc.
GG
 
N

ngocsangnam12

Bài làm 3:
Dân tộc ta với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết chống ngoại xâm và hết lòng đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Đó là một truyền thống tốt đẹp và nó đã đi vào ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác, trong đó có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương



Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Từ câu ca dao, ta thấy hiện lên một hình ảnh rất đẹp: Tấm “nhiễu điều” (lụa đỏ quý giá) phủ lên “giá gương” (chiếc khung để gắn, gương soi). Tấm lụa ấy che phủ cho tấm gương kia khỏi bị bụi bám mãi mãi sáng đẹp. Ngược lại tấm gưong ấy cũng nâng cao giá trị của tấm nhiều diều. Hai vật ấy gắn bó nhau và bổ sung giá trị cho nhau. Thông qua hình ảnh ấy, ông cha ta muốn gửi gắm tình cảm của mình: Mọi người trong nước phải sống thương yêu, đùm bọc, che chở lẫn nhau.

Nêu suy nghĩ câu ca dao: “Nhiều điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thật vậy, đều được sinh ra từ một mẹ Âu Cơ, chúng ta mang chung dòng máu Rồng, Tiên, ai cũng là người Việt Nam. Do đó, dù ở nơi đâu ta cũng có mối quan hệ khắng khít với nhau. Đây chính là sợi dây vô hình nối kết các thành viên trong cộng đồng lại để tạo nên xã hội. Trong một làng, mối liên hệ này được thể hiện trong những khi “tối lửa tắt đèn”, những bát cơm, những viên thuốc, gói hàng… trao cho nhau bằng sự yêu mến đùm bọc lẫn nhau. Tinh thần này còn được biểu hiện rõ hơn khi trong nước bị giặc ngoại xâm thì nhân dân ở khắp mọi miền đều tham gia tích cực, quyết tâm đoàn kết chống quân thù “Hậu phương lớn yểm trợ cho tiền tuyến lớn nào lúa gạo, tiền bạc, thuốc men để ăn no đánh mạnh… Làm sao nói cho hết được tình cảm thương yêu, giúp đỡ, chia bùi sẻ ngọt của đồng bào ta khi có một vùng bị thiên tai lũ lụt. “Miếng khi đói bằng gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”… dù chỉ là những vật dụng tầm thường, như nồi niêu, chén bát… nhưng sao thấm đượm nghĩa tình của người cùng tiếng nổi, cùng dân tộc. Đây là việc làm của người được may mắn đang dang rộng vòng tay để chở che đùm bọc cho người không may gặp khó khăn, hoạn nạn. Nghĩa cử này tốt đẹp biết dường nào! Bởi là người lẽ nào ta thua vật vô tri giác “tấm nhiễu điều” kia sao? Cũng chính tinh thần đoàn kết yêu thương ấy mà nhân dân ta đã kề vai sát cánh trong hai thời kì kháng chiến để đi đến chiến thắng như hôm nay. Tinh thần đoàn kết ấy đã được nhân dân ta lưu truyền và phát huy từ đời này sang đời khác, đến hôm nay và cho cả mai sau. Và nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Phải nói rằng, bằng tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng bào, giống nòi chính là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Và tình yêu ấy không phải là lời nói suông, mà phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Một hành động giúp người tàn tật, già cả; lời thăm hỏi các gia đình liệt sĩ, thượng binh, gói hàng cứu trợ đồng bào bị lũ lụt… tất cả những việc làm ấy là nghĩa cử cao đẹp, là kết quả của bài học tương thân, tương ái của mỗi chúng ta.

Thế nhưng, bên cạnh cách sống đẹp ấy cũng còn không ít kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ sống sung sướng trên sự đau khổ, nghèo đói của người khác. Họ ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh “màn trời, chiếu đất” của đồng bào đồng loại. Đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức nhân cách. Họ đáng để cho người đời lên ăn và phê phán.

Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một lối sống đẹp, biết trọng nhân nghĩa. Tuy nhiên ta phải biết đặt mình tình thương ấy đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Đừng để cho những kẻ lười biếng, thụ động lợi dụng lòng tốt của ta mà trở nên ỷ lại, sống bám vào người khác. Ta cũng nên hiểu rằng giúp người khác vượt qua khó khăn để họ vươn lên trong cuộc sống tức là ta đã góp phần làm cho đất nước tiến tới phồn vinh, hạnh phúc. Việc làm này phải phát xuất từ tấm chân tình, từ lòng thương yêu người, thương yêu đồng loại thì mới đáng trân trọng.

Dù thời đại nào, đất nước có văn minh tiến bộ đến dâu, câu ca dao trên vẫn giữ nguyên giá tĩị của nó. Và trong từng bước đi lên xây dựng đất nước, tình thương yêu đoàn kết cần được kế thừa phát huy ngày càng mạnh mẽ hơn để mỗi người sát cánh bên nhau xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, như Bác Hồ từng dạy:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Bài làm thứ 4: Ca dao của chúng ta đã có những câu đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức. Một trongnhững câu ca dao tiêu biểu ấy chính là câu “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng" .

Nhiễu điều là thứ vải xưa rất mềm , màu đỏ , người xưa thương phủ lên giá gương để vừa tôn thêm vẻ đẹp của gương , vừa để cho gương luôn được trong sáng , không bị bám bụi Giá gương là một chiêc khung bằng gỗ , trong có lồng gương có thể đặt trên bàn, hay trên trên tủ. Như vậy câu ca dao trên có ý nói : dù chỉ là vật vô tri, vô giác , vuông nhiễu điều kia còn có thể cho gương thêm đẹp, thêm trong , thì là người có nghĩa , có tình, đương nhiên ta phải biết thương yêu giúp đỡ người cùng trong một nước khi khó khăn, hoạn nạn. Nói khác đi, câu ca dao trên có ý nhấn mạnh vào sự thương yêu, giúp đơ cần có giữa những người cùng chung nòi giống. Còn “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” là rất đúng vì người sống trong một nước đã có quan hệ mật thiết với nhau về mặt vật chất cũng như tinh thần. Cụ thể như khi lũ lụt tại nước ta , đâu có phải chỉ người ở vùng lũ lụt ấy bị thiệt thòi Khi bị thiệt hại nặng nề về của , về người , nhân dân địa phương đó đương nhiên phải ưu tiên lo dành tiền dựng lại nhà cửa, làm vốn canh tác thì đâu còn dư giả để mua sắm , mãi lực nhân đó đã giảm hẳn , ảnh hưởng lớn lao đến mọi người Mặt khác, khi nước nhà bị địch hoạ thì toàn dân đều lâm cảnh lầm than . Ta há chẳng nhớ đến câu “ Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây “ trong bài “ Chạy giặc “ của Nguyễn Đình Chiểu tả nỗi lầm than của nhân dân ta khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược hay sao. Chính vì vậy, câu ca dao trên không chỉ được đề cao để vận động nhân dân ta giúp đỡ đồng bào khi bị thiên tai mà còn từng là khẩu hiệu của Hai Bà Trưng dùng để tập hợp toàn dân vùng lên chống lại thái thú Tô Định bạo tàn.Câu ca dao trên còn đúng vì dân tộc ta còn là dân tộc có tình có nghĩa , luôn luôn nhớ mình cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra nên đương nhiên phải “ Chị ngã, em nâng “ , “ Lá lành đùm lá rách “ , “ Thương người như thể thương thân “

Câu ca dao trên đã có giá trị tuyệt đối.nhưng nhận thức , tình cảm trên chỉ phát huy hết tác dụng khi chúng ta có được thái độ, hành vi cụ thể giúp đỡ người lâm nạn . Mặt khác, sự giúp đỡ của chúng ta đối với những người bất hạnh phải mang tính sáng suốt, triệt để để người được ta giúp đỡ thực sự thoát cảnh khổ đau, không vì sự giúp đỡ của ta mà thành kẻ ỷ lại.

Thấm nhuần nội dung, tinh thần của câu ca dao trên , nhân dân ta không những sống có tình , có nghĩa, biết đoàn kết gắn bó giúp nhau vượt qua thiên tai, đich hoạ khiến đất nước trường tồn và phát triển mà còn lên án nghiêm khắc những cá nhân, những tập thể nào còn thiển cận tối mắt vì lợi ích cục bộ quên lời dạy bảo của cha ông đang tâm tham nhũng , hối lộ, buôn lậu ,tiếp tay với các tệ nạn xã hội hoặc phá hoại môi trường thiên nhiên gây hậu quả tai hại cho dân, cho nước.

Hiểu rõ câu ca dao trên, ta càng hiểu thêm tấm lòng của nhân dân ta đối với đồng bào., hiểu thêm giá trị văn học dân gian .Chắc chắn chúng ta phải phấn đấu học tốt văn học dân gian hơn nữa và ứng dụng vào cuộc sống .
GG


Xem thêm ở ~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=219315
~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=83134
 
Last edited by a moderator:

moon cute

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
34
21
76
20
tham khảo nha các bạn hjhjhj
Từ lâu người Việt đã có truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền thống đó càng được thể hiện rõ nếu một cá nhân trong một tập thể, một cộng đồng gặp khó khăn. Để con cháu mãi mãi giữ được truyền thống quý báu đó ông cha ta đã truyền lại câu ca dao mà không con người mang dòng máu Việt Nam quên được:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chúng ta có thể hiểu rằng, nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vô cùng quí giá và sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật quí giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên. Tấm vải che chở, đùm bọc cho “giá gương” khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẽ chia của nhân dân ta, mà đời đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn của mình.

Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên đã nói cho chúng ta biết chúng ta được sinh ra cùng một tổ tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Cuộc sống ngày nay đã phát triển, con người được sống sung sướng hơn nhưng vẫn còn đây đó những cảnh đời bất hạnh, đau thương. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, thì không phải ai cũng làm được. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm cho bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó, không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.

Sự che chở đùm bọc lẫn nhau sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến đến sự công bằng, bình đẳng. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người không biết gắn kết, thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết, mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.

Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức tự giác giúp đỡ những con người khó khăn, xã hội sẽ nhanh chóng giàu mạnh. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thối thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn

Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.
 

moon cute

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
34
21
76
20
tham khảo nha đề 4 nek

Dàn bài chi tiết đề bài : Giải thích 2 câu nói Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
I, Mở bài:
Trong cuộc sống, lời nói rất quan trọng, nó diễn tả tình cảm và quan hệ giữa con người với con người. Chính vì vậy, dân gian có câu:" Lời nói gói vàng" nhưng đồng thời cũng có câu:"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Ông cha ta đã để lại cả 2 câu tục ngữ trên nhằm răn dạy con cháu giữ gìn lời ăn tiếng nói.
II, Thân bài
- Lời nói là âm thanh, là ngôn ngữ được phát ra từ cửa miệng mỗi con người. Nó dùng để giao tiếp với mọi người trong cuộc sống. - Lời nói gói vàng là sự so sánh khéo léo và tế nhị của ông cha ta. So sánh lời nói với vật quý giá như vàng để khẳng định lời nói mỗi con người trong cuộc sống rất có giá trị và ý nghĩa.
- Lời nói chẳng mất tiền mua: câu trên khẳng định lời nói như vàng, bạc nhưng câu dưới" Lời nói chẳng mất tiền mua" mới nghe ta ta tưởng có sự mâu thuẫn giữa cách đánh giá của hai câu nhưng ý nghĩa của chúng không hề mâu thuẫn mà ngược lại, hai câu nói ấy hỗ trợ, bổ sung cho nhau làm cho giá trị lời nói càng được tăng lên.
- Bởi vì lời nói của mỗi con người quý như vàng, song nó do chính bản thân chúng ta tự nói ra, không mất công tìm kiếm, mua bán, mua các sản phẩm khác. Nó là của quý mà tạo hoá ban tặng con người. Đáng quý hơn, lời nói thì bất tận, tuôn chảy mãi mãi, tồn tại mãi mãi, theo dòng thời gian cũng không bị bào mòn. đó là điều vô cùng quý giá nên ông cha ta mới căn dặn con cháu:" Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nói kĩ hơn là trong khi giao tiếp với mọi người trong xã hội phải chọn từ ngữ để đạt hiệu quả trong việc diễn đạt tình cảm, suy nghĩ để người nghe hài long mà người nói đạt được nguyện vọng. Quả thật với những lời phân tích trên ta thấy lời nói rất giá trị và ý nghĩa. 2, Vì sao phải lựa lời để vừa lòng nhau
- Vì phải lựa lời để nói để trong khi giao tiếp, đối thoại với mọi người xung quanh, người nói mới đạt được hiệu quả, mục đích mà mình định nói. Từ đó người nói mới tạo nên mối quan hệ sâu sắc tốt đẹp với mọi người chung quanh
- Lựa lời nói sẽ được người nghe và những người xung quanh cảm phục, mến yêu, tin tưởng - Lựa những lời hay ý đẹp để giao tiếp đó chính là truyền thống đạo đức, văn hoá của người Việt 3, Ta phải làm gì để trở thành người nói lời hay ý đẹp?
- Trước khi nói phải suy nghĩ, phải biết được đối tượng giao tiếp là bề trên hay lớp dưới để chọn ngôn ngữ nói cho phù hợp - Với bề trên, lời nói mang tính chất trân trọng, lễ phép, thưa gửi đàng hoàng
- Với bạn bè lời nói phải chân tình, đoàn kết, không được ăn nói trịch thượng, doạ nạt - Với bất cứ ai không dược nói trống không, không được nói có từ đệm. Trong khi nói phải lưu ý: lời nói chân thành, giọng điệu, ngữ điệu phải thể hiện đúng mực
* Mở rộng và bình luận:
- Trong thực tế có nhiều bạn ăn nói cộc lốc, trịch thượng, hay đệm lót. Với những người ấy chúng ta phải khuyên nhủ chân thành để họ sửa đổi.
III, Kết bài
- Rõ ràng ông cha ta khẳng định trong giao tiếp mà sử dụng lời hay ý đẹp sẽ đạt được mục đích, yêu cầu. Lời nói hay ấy chính là giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Lời dạy của ông cha ta đã để lại cho tuổi thơ chúng ta một bài học vô cùng quý giá. Từ đó mỗi chúng ta sẽ nói lời hay ý đẹp trong giao tiếp. Chúc các bạn học giỏi!
 
Top Bottom