[văn 7 ]Bài văn biểu cảm số 2 lớp 7

S

suigintou

bài mấy ban hay ghê mình sẽ làm 1 bài văn tả quả dứa
trong các loại quả mà
 
M

mesadlove99

Có ai thể chỉ cho tôi biết đạo lí"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" giúp với các bạn
 
N

nhoxedkjd

Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số,phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.
Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diệu nhẹ.
Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẩm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát ngọt lành.
Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng...
Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm, nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu, sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.
Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân lên một bản đàn bất tận.
Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy! Bới vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với con người.
"Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung"
Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng khuâng khó tả lại trào dâng.
 
Z

zheoconz

Mỗi đất nước ,mỗi dân tộc đều có một biểu tượng riêng.Và đất nước Việt Nam của chúng ta cũng không phải là ngoại lệ.Trong đó cây tre đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam chung thuỷ ,cần cù ,anh dũng kiên cường.
Tre là hình ảnh ,biểu tượng của sự bất khuất ,cần cù. Tre xanh đã có từ bao giờ ,điều đó không ai biết.Từ xa xưa, từ thời vua hùng dựng nước,tre đã thẳng,đã xanh,đã kiên cường,bất khuất như con người Việt Nam ta.Tre là vậy,từ những cây cao cho đến búp măng non cây nào cũng thẳng ,cũng kiên cường,trong phong ba bão táp tre ''tay ôm tay níu''để ''thêm gần nhau hơn ''.
Tre lớn lên trong tình yêu thương,đùm bọc của xóm làng.tre đã góp công rất lớn trong công cuộc dựng nước của cha ông ta .Tre đã cùng ''tràn trai Phù Đổng''đi đánh giặc Ân ,bảo vệ sự thanh bình của xóm làng .Giờ đây,tre lại cùng ta dựng xây đất nước,sát cánh bên ta suốt chặng đường ''bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu''
Rồi đây, trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa,nhưng mãi mãi, tre sẽ luôn là biểu tượng của con người Việt Nam,luôn ở trong trái tim của mỗi công dân đất Việt.Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình,chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng và chiếc diều tre cũng sẽ còn mãi với tuổi thơ.
Mai này,dù có đi đến đâu chăng nưã thì mỗi công dân Việt nam ta cũng sẽ không bao giờ quên nhữnh buổi chiều thả diều trên cánh đồng quê thân thuộc,tiếng sáo diều vi vu sẽ luôn theo ta suốt cuộc đời-những đúa trẻ đã sinh ra và lớn lên ở đồng nội sẽ luôn ghi nhớ những kỉ niệm đẹp dưới bóng tre quê hương.
 
L

loduclap

ve cay tre nay
Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng de vui choi va gia tri
__________________;):p:):(:-SS:D:D:Do-+
 
D

duonggiao_1108

Các bạn giúp mình tìm một số đề và bài làm biểu cảm với!mình thanks nhìu[/QUOT

mình làm bài về cây hoa hồng nek
Nhà e ai cũng thích hoa hồng, vì vậy mà cứ mỗi dịp tết hay ngày thường bao giờ trong nhà cũng có một lọ hoa hồng thật đẹp.

Hoa hồng có rất nhiều màu khác nhau như: hồng nhung, hồng vàng, hồng bạch, hồng...Hồng không kén chọn thời gian nở như hoa mai, hoa đào mỗi năm chỉ nở có 1 lần vào dịp tết đến xuân về. Thân hồng không mảnh khảnh như tigôn, cũng không quá cứng cáp và to lớn như ngọc lan, thân hồng mảnh khảnh nhưng lại có những chông gai rất nhọn.Những chiếc gai ấy được trải đều từ gốc đến ngọn như lính cận vệ trung thành. Lá hồng xanh đậm, hình bầu dục viền lá hình răng cưa làm cho những chiếc lá nhỏ xíu ấy trông càng thêm duyên. Búp hồng hình tháp bút chúng được mọc thẳng từ các nhánh cây bởi vậy hồng càng nhiều nhánh thì hoa càng nhiều, nhánh càng lớn hoa càng đẹp...Nụ hồng hé nở dần dần từ lúc bắt đầu hàm tiếu đến lúc hoa tung hết cánh cũng phảimaa6t1 cả tuần. Cánh hồng mỏng, mịn chồng xếp lên nhau từng lớp, từng lớp thật đều đặn bao bọc cho nhị hồng nằm giữa màu vàng thơm ngát. Hương hoa thanh khiết, dịu dàng, quyến rủ và mỗi màu hồng có một màu thơm khác nhau, mùi nào cũng rất tuyệt vời. Bởi vậy mà các nhà sản xuất nước hoa trên thế giới tìm mọi cách tạo cho bằng được mùi nước hoa giống như hương của hoa hồng.

Hiện nay, chưng hoa hồng trong các dịp tết là không phổ biến nhưng em tin rằng trong tương lai goa hồng sẽ là thứ cây không thể thiếu trong mỗi gia đình.
 
L

loduclap

bai lam nek
Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ
nho thank minh nha
 
G

giaminh16101999

hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay
 
T

thimo7a2011

Thời thơ bé dưới mái trường tiểu học là quãng thời gian hạnh phúc nhất của một đời người. Mỗi khi nhớ về thời thơ ấu, quá khứ lại gợi lên trong tôi nỗi nhớ bạn bè, thầy cô , mái trường tha thiết và một loài cây mà tôi vô cùng yêu quý, trân trọng. Loài cây ấy đẫ quá quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương: cây “hoa học trò”.

Ngày đầu tiên tới trường, tôi đã ngây ngất trước màu lá xanh non mượt mà ấy. Tôi vô cùng thích thú khi đừng trước một “cây me khổng lồ”. Cái ý nghĩ ngây thơ ngày ấy tôi vẫn giữ mãi trong lòng kể cả bây giờ- khi tôi đã rời xa mái trường tiểu học thân thương.

Ngày chia tay mái trường, từng chiếc lá ve vuốt vương vấn trên mái tóc tôi. Tôi đã khóc, buồn vô cùng vì phải xa bạn bè, thầy cô, cây phượng và mái trường tiểu học- nơi đã lưu giữ những kỉ niệm đệp nhất trong tuổi thơ tôi. Trong giờ phút chia tay đầy cảm động ấy, tôi chợt thất phượng đáng yêu và gần gũi biết nhường nào! Với tôi, phượng vẫn mãi là 1 người bạn gần gũi, tri âm, tri kỉ của tôi, cùng chia sẻ những kỉ niệm vui buồn . Phuợng vẫn mãi sống trong tâm hồn tôi, tâm hồn một con người thơ dại.

Thu về, lá phượng ngả sang màu vàng. Từng đợt, từng đợt lá rụng tạo thành những tấm thảm vàng dưới gốc phượng. Chúng tôi thường nhặt lá rụng chơi nấu bếp hay tung lên đầu nhau thành những chiếc vòng như vương miện. Có những lúc lại tung lên trả lại cho cây nhưng nó chẳng thể trở lại cành, mà rơi xuống đất rồi nó ngây thơ ngước nhìn lên, mỉm cười …Chúng tôi thường lấy quả phượng để chơi trò trận giả hay lấy hạt của nó để chia nhau ăn. Phượng gọi về bao kỉ niệm của tuổi học trò…

Đông đến, HS phải trốn trong lớp áo dày, trông chẳng khác gì những chú gấu bông đáng yêu. Phượng vẫn đùa nghịch với cơn gió mùa đông, vẫn mỉm cười hạnh phúc.Sân trường lạnh lẽo nhưng vẫn ấm áp bởi bước chân học trò. Phượng vẫn cùng chúng tôi đùa vui, cùng chạy nhảy dưới những cơn gió lạnh lẽo. Phượng ngước nhìn bầu trời xám xịt, mong sao đông qua nhanh.

Phượng cũng giống như một người bạn, biết quan tâm đến lũ học trò chúng tôi đấy chứ! Những ngày lạnh lẽo cuối cùng trôi đi, nắng vàng trở lại sưởi ấm sắc trời.

Xuân về, sân trường rộn lên một niềm vui. HS trở lại trường sau những ngày ngỉ tết vui vẻ càng làm không khí thêm rộn rã. Chúng tôi trò chuyện say sưa về những ngày đi chơi tết, phượng chăm chú lắng
 
T

thimo7a2011

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
 
A

anhtruongngoxa

day ne hehe

:D:DBiểu cảm về cay tre nha:D:D
Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ[/I][/COLOR][/SIZE][/QUOTE]
 
G

g9andgoodluck

bà con ơi cho mình hỏi với!!!

con bạn của mình có làm một bài văn về mẹ mà nó không biết đó có phải văn biểu cảm không. nó hỏi mình nhưng mình bó giò vì mình giốt cái môn này lắm:-SS:-SS. các bạn giúp giùm ha!
đây là toàn bộ bài văn của nó:


Mẹ- tiếng gọi thiêng liêng, cao cả biết bao, tiếng gọi mà đến khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ quên. Tôi là một trong số những người được vinh hạnh cất lên tiếng gọi thân thương: Mẹ ơi!
Người đã cưu mang đứa con nhỏ bé của mình trong chín tháng mười ngày rồi lại bật khóc khi nghe tiếng khóc đầu đời của con. So với những người phụ nữ khác có lẽ mẹ tôi không đẹp và thành đạt như họ, nhưng đối với tôi mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất. Mẹ tôi sinh ra trong gia đình nghèo khô nên việc học của mẹ pải bỏ dở để đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình. Cũng chính vì vậy mà mẹ xem việc học tập của tôi là vô cùng quan trọng. Mẹ đã giúp tôi rất nhiều trong việc học. Có những bai toán khó, mẹ đã ân cần chỉ dẫn và cùng tôi tìm ra kết quả cuối cùng của bài toán. Đúng là đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ.
Mẹ là người phụ nữ chịu thương, chịu khó.người đã chăm lo cho chị em tôi từng miếng ăn giấc ngủ, đã thức dậy thật sớm để nấu những món ăn ngon cho cha con chúng tôi và mẹ cũng là người cuối cùng bước vào phòng ngủ vì người còn phải lau dọn nhà cửa, ủi những bộ quần áo thẳng thớm, mới tinh cho cha con chúng tôi. Có những đêm mưa giông tầm tã, mẹ ngồi ru con, thấp thỏm sợ con thức giấc vì sấm giật ầm ầm. Có những ngày cúp điện, bàn tay mẹ đưa ngọn gió mát cùng tôi về xứ sở thần tiên, có những đêm trăng sáng, tôi nằm yên trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện cổ tích. Mẹ là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm và cũng là ngôi sao sáng nhất trong lòng tôi.
Có những lúc tôi làm mẹ buồn phiền, mẹ cũng không la mắng tôi. Nhưng tôi biết hằn sâu trong đôi mắt mẹ là những nỗi thất vọng và cả nỗi buồn nữa. Người phụ nữ hiền lành ấy đã dạy cho chúng tôi những bài học hay, đã cho chúng tôi một tâm hồn, đã chắp cánh ước mơ và cùng nâng bước chân tôi vào đời. Có những lúc vấp ngã hay thất vọng, mẹ lại thắp lên niềm tin trong tôi, người cho tôi niềm yêu cuộc sống và yêu những món quà mà tạo hoá đã ban tặng. Mẹ giúp tôi vượt qua cái tôi- bức tường lớn nhất của trái tim để có thể nói câu “ Tôi xin lỗi” khi phạm phải lỗi lầm. Mẹ đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều và cho tôi tình yêu văn học.
Người mẹ hiền của tôi là như vậy, người cho tôi nhiều hơn nhận. Người đã sưởi ấm trái tim tôi và cho tôi biết cảm ơn những ai đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời như vậy. Ngay bây giờ, tôi chỉ muốn nói với mẹ một câu: “ Con yêu Mẹ nhiều lắm, Mẹ của con ơi!”
có bạn nào biết thi giúp giùm ha!:D:D:D
 
H

havanthanhembe

tả cây phượng nha!

Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè
Ô, cái gì thế này? Em bất giác kêu lên khi chợt nhận ra : một đoá phượng đỏ thắm đang khoe sắc dưới ánh nắng chói chang. Em vui mừng chạy thẳng lên lớp báo cho các bạn một sự kiện lớn: “Hè đã đến”
Một bông, hai bông rồi lại ba bông,… Những đoá hoa ngày càng nhiều và khi phượng đỏ tràn ngập sân trường cũng là lúc chúng em nô nức dự ngày tổng kết. Ngày hôm ấy thật vui, các bạn tới trường từ rất sớm. Màu đỏ của hoa phượng buổi sớm mai mới đẹp làm sao! Không có ánh nắng chói lọi, những cánh hoa như dịu dàng hẳn đi, nhẹ nhàng, kì ảo trong lớp sương mờ dày đặc như những cô bé học trò thơ ngây. Các chú ve sầu đậu trên thân ve dậy sớm nghê. Hình như chúng cũng muốn chia vui với tụi em nên ca râm ran, rộn cả sân trường. Bao nhiêu là trò chơi dưới gốc cây phượng được bày ra. Có nhóm bạn thì thi nhau bắt ve. Các bạn ấy dùng đôi mắt tinh tường của mình để phát hiện ra những chú ve màu vỏ phượng rất khó thấy rồi sau đó những tay thiện xạ dùng dép ném lên. Những con ve sầu bị ném trúng tuy không chết nhưng sớm muộn gì cũng lìa đời. Các cậu bạn tinh nghịch bỏ ve vào hộp, thỉnh thoảng lại lấy ra một vài con bóp bụng. Chú ve xấu số bị bóp đau quá kêu lên những tiếng ve, ve,… khiến cho các bạn rất thích thú và thế là chú lại bị bóp mạnh hơn. Sang nhóm nữ, các bạn nữ không tinh nghịch như lũ con trai mà lại chọn trò chơi đòi hỏi tính khéo léo chứ không phải là thiện xạ. Các bạn lấy những bông hoa rơi dưới đất hay hái trên cánh tết thành hình những chú bướm đỏ thật đẹp. Có bạn khéo léo, chỉ trong chốc lát đã thắt được cả chục con bướm phượng. “Rụng râu nè!” tiếng một bạn nam sau lưng em cất lên làm em bất giác quay lại. À, thì ra là trò “đá gà” đấy mà. “Gà” ở đây là nhị đực của hoa phượng. Trên mỗi “con gà” có một cái chỏm, khi đánh qua đánh lại, chỏm nào rớt trước là thua. Lại ngắm những khóm bông phượng, trong ánh nắng của buổi sớm mai, bông phượng có phần sáng hơn trước, trông như một cậu bé tinh nghịch nhưng cũng rất đỗi thơ ngây, trong sáng. Các em vào chỗ ngồi nào, tiếng thầy tổng phụ trách vang lên xoá tan mọi suy nghĩ của em. Lễ tổng kết bắt đầu. Đầu tiên là bản diễn văn của thầy hiệu trưởng, rồi sau đó là nghi thức chào cờ và cuối cùng là lễ phát thưởng. Sau khi kết thúc buổi tổng kết, lớp chúng em chạy vào phòng học giở những gói quà tập thể ra liên hoan cuối năm. Rồi sau đó là chia tay ai về nhà nấy. Khi bước ra ngoài cổng trường, em còn ngoái lại để ngắm màu hoa phượng. Mặt trời lúc này đã gần lên tới đỉnh đầu, chíu những tia nắng chói lọi xuống bông phượng khiến em liên tưởng đến hình ảnh người thầy giáo đáng kính. Nghiêm nghị, nhưng cũng rất ấm áp và thân thiện…
Bấy giờ, mặc dù đã rời xa ngôi trường tiểu học mến yêu để học trong ngôi trường chỉ thấy hoa phượng vàng. Nhưng hình ảnh những bông phượng đỏ cùng những trò chơi lí thú sẽ mãi là kí ức không bao giờ phai nhoà trong cuộc đời của em mãi mãi…
Bài làm 2
“Ve, ve, ve…” tiếng ve kêu râm ran làm em bật giác nhìn ra ngoài. Ôi, cây hoa phượng giữa sân trường em lúc này mới đẹp làm sao! Những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Đến giờ chơi, em ngồi dưới gốc cây, nhìn ngắm những bông hoa phượng một cách thật mê say.
Mùa xuân, phượng ra lá, từ những bàn tay cỗi cằn, những búp lá non bắt đầu nhú lên. Lá ban đầu xếp lại như lá me. Rồi ngày tháng qua đi, những búp lá nhiều lên và lớn dần, xum xuê chi chít trông như một chiếc ô xanh khổng lồ. Nhưng phượng đẹp nhất vẫn là vào mùa hè,mùa của hoa phượng. Những bông hoa phượng ban đầu có nàu đỏ non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Vào những ngày hè, bọn trẻ chúng em thường rủ nhau lên trường nhặt hoa phượng làm bươm bướm chơi, Chúng em lấp bốn cánh hoa phượng làm cánh bướm, dùng cuống lá làm thân và lấy hai sợi nhị làm râu bướm. Ép lên quyển ba bốn ngày, lấy ra thì thấy giống bướm thật. Gốc phượng to bằng một vòng tay em. Có ba nhánh lớn tỉa ra ngay từ dưới gốc cây, từ ba nhánh đó sinh ra không biết bao nhiêu là nhánh nhỏ. Mùa đông, cây phượng trông như một con ác quỷ với những cánh tay quều quào không cân đối.
Em rất thích cây phượng vĩ này vì nó đã gắn bó với em bao nhiêu kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò. Đứng ngắm nhìn cây phượng trổ hoa đỏ rực, lòng em bỗng rạo rực nghĩ tới kì nghỉ hè, được vui chơi thoả thích, được về quê thăm ngoại. Ôi ! Thích quá
hay thì thanks nha các bạn;)
 
A

anhtruongngoxa

de

con bạn của mình có làm một bài văn về mẹ mà nó không biết đó có phải văn biểu cảm không. nó hỏi mình nhưng mình bó giò vì mình giốt cái môn này lắm. các bạn giúp giùm ha!
đây là toàn bộ bài văn của nó:


Mẹ- tiếng gọi thiêng liêng, cao cả biết bao, tiếng gọi mà đến khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ quên. Tôi là một trong số những người được vinh hạnh cất lên tiếng gọi thân thương: Mẹ ơi!
Người đã cưu mang đứa con nhỏ bé của mình trong chín tháng mười ngày rồi lại bật khóc khi nghe tiếng khóc đầu đời của con. So với những người phụ nữ khác có lẽ mẹ tôi không đẹp và thành đạt như họ, nhưng đối với tôi mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất. Mẹ tôi sinh ra trong gia đình nghèo khô nên việc học của mẹ pải bỏ dở để đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình. Cũng chính vì vậy mà mẹ xem việc học tập của tôi là vô cùng quan trọng. Mẹ đã giúp tôi rất nhiều trong việc học. Có những bai toán khó, mẹ đã ân cần chỉ dẫn và cùng tôi tìm ra kết quả cuối cùng của bài toán. Đúng là đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ.
Mẹ là người phụ nữ chịu thương, chịu khó.người đã chăm lo cho chị em tôi từng miếng ăn giấc ngủ, đã thức dậy thật sớm để nấu những món ăn ngon cho cha con chúng tôi và mẹ cũng là người cuối cùng bước vào phòng ngủ vì người còn phải lau dọn nhà cửa, ủi những bộ quần áo thẳng thớm, mới tinh cho cha con chúng tôi. Có những đêm mưa giông tầm tã, mẹ ngồi ru con, thấp thỏm sợ con thức giấc vì sấm giật ầm ầm. Có những ngày cúp điện, bàn tay mẹ đưa ngọn gió mát cùng tôi về xứ sở thần tiên, có những đêm trăng sáng, tôi nằm yên trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện cổ tích. Mẹ là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm và cũng là ngôi sao sáng nhất trong lòng tôi.
Có những lúc tôi làm mẹ buồn phiền, mẹ cũng không la mắng tôi. Nhưng tôi biết hằn sâu trong đôi mắt mẹ là những nỗi thất vọng và cả nỗi buồn nữa. Người phụ nữ hiền lành ấy đã dạy cho chúng tôi những bài học hay, đã cho chúng tôi một tâm hồn, đã chắp cánh ước mơ và cùng nâng bước chân tôi vào đời. Có những lúc vấp ngã hay thất vọng, mẹ lại thắp lên niềm tin trong tôi, người cho tôi niềm yêu cuộc sống và yêu những món quà mà tạo hoá đã ban tặng. Mẹ giúp tôi vượt qua cái tôi- bức tường lớn nhất của trái tim để có thể nói câu “ Tôi xin lỗi” khi phạm phải lỗi lầm. Mẹ đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều và cho tôi tình yêu văn học.
Người mẹ hiền của tôi là như vậy, người cho tôi nhiều hơn nhận. Người đã sưởi ấm trái tim tôi và cho tôi biết cảm ơn những ai đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời như vậy. Ngay bây giờ, tôi chỉ muốn nói với mẹ một câu: “ Con yêu Mẹ nhiều lắm, Mẹ của con ơi!”
có bạn nào biết thi giúp giùm ha!
 
A

angledark26

I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được các đặc điểm của văn bản biểu cảm, đặc điểm của phương thức biểu cảm là mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm hoặc trực tiếp bày tỏ tình cảm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cách viết bài văn biểu cảm-
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc cách viết bài văn biểu cảm.Bồi dưỡng cho HS có thái độ biểu cảm đúng mức, trong sáng, lành mạnh
B. Chuẩn bị phương tiện dạy và học:
- Chuẩn bị Bảng phụ, máy chiếu. Phiếu học tập
C. Tổ chức giờ hoc
*ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ:

Em hiểu thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm có đặc điểm gì? Đọc 1 số câu thơ, bài ca dao có yếu tố biểu cảm.
*Tổ chức cho HS tiếp nhận các đơn vị kiến thức của bài học.

Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu đạt:

Gv cho HS đọc bài văn
“Tấm gương” trả lời các câu hỏi.
Hỏi: Bài văn biểu đạt tình cảm gì?
- HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp NX bổ sung => Yêu cầu:
+ Bài văn biểu đạt tình cảm: ca ngợi tính chất ngay thẳng, trung thực của con người.


Hỏi: Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
=> Để bỉểu đạt tình cảm đó, tác giả không miêu tả 1 con người cụ thể mà mượn hình ảnh chiếc gương với những tính chất phù hợp với tình cảm con người (so sánh với người bạn trung thực).
+ Cách miêu tả: dùng các đối tượng soi vào gương (xấu, đẹp, tốt, nịnh hót ...) -> Có chiếc gương của lương tâm để tự soi.

I. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm:
1. Tình cảm trong văn bỉêu cảm:
* BT tìm hiểu
- Bài văn biểu đạt tình cảm: Ca ngợi tính thật thà, ngay thẳng, trung thực của con người.
- Biểu cảm bằng cách gián tiếp (mượn hình ảnh chiếc gương).


Hỏi: Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần mở bài và kết bài quan hệ như thế nào?
Hỏi: Phần thân bài nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào?
HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày.
Yêu cầu: bố cục 3 phần
+ Mở bài: Nêu thẳng phẩm chất của gương. (là người bạn chân thật suốt đời)
+ Thân bài: Nêu lợi ích của gương đối với người trung thực.
+ Kết bài: khẳng định lại chủ đề.
Các phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

2. Bố cục của bài văn biểu cảm:
- 3 phần
Mở bài
Thân bài
Kết bài


Hỏi: Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị bài văn?
+ Tình cảm và sự đánh giá là chân thực.
+ ý nghĩa: tăng sức biểu cảm của bài văn.
- Tình cảm, đánh giá chân thực -> tăng sức biểu cảm cho bài văn.



Cho HS đọc đoạn trích của Nguyên Hồng
Hỏi: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ấy được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Dựa vào dấu hiệu nào đưa ra nhận xét đó?


HS đọc ghi nhớ (sgk)
- Đoạn văn biểu đạt tình cảm của đứa con đau khổ phải xa mẹ.
+ Đó là sự biểu lộ trực tiếp: các tiếng kêu gọi, than vãn, mong đợi....
*Ghi nhớ (sgk)


II. luyện tập

- Gv cho HS đọc bài văn: “Hoa học trò” của Xuân Diệu, đọc câu hỏi của SGK.
- HS làm việc, trao đổi theo nhóm, cử người trình bày, lớp nhận xét.
- Yêu cầu:
a) Bài văn thể hiện tình cảm chia li khi hè về của tuổi học trò.
+ Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò như người bạn, như nhân chứng thời gian của tuổi học trò.
+ Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì nó gắn với tuổi thơ, gắn với nhà trường ...
b) Tìm mạch ý của bài văn:
- Phượng nở, hè sắp về, sắp chia tay.
- Phượng ở lại một mình, thức làm vui cho sân trường
- Phượng rơi, phượng chờ năm học mới.
 
I

icesica_kwonyuri

ai giúp mềnh viết pài tập làm văn số 2 lớp 7 với na.gấp lắm ùi.xin cảm ơn nhiều
 
Top Bottom