H
hunkne_chut
đề 4
Cuối năm, ăn tết chẳng ngon. Có lẽ do sợ đệ tử mình phung phí thời gian vào những việc vô ích, mà ông thầy tôi cho một loạt bài về nhà để mà làm; trong số đó tôi tâm đắc nhất vẫn là: “ viết về chính cuộc đời của mình, từ lúc sinh ra đến bây giờ”. Ngồi ngẫm nghĩ mãi mà không biết phải viết gì, và bắt đầu từ đâu; không phải mình không có gì để viết. Bởi chẳng ai tự dưng sinh ra là trở nên người trưởng thành liền; nhưng đây là một bài viết nhiều thách thức và đòi hỏi sự chân thật cao độ, nhưng liệu ta có đủ can đảm để viết sự thật về mình? Hay ở một gốc độ nào đó ta nhân cách hóa con người mình lên, trở nên hình tượng như một bậc quân tử mà bỏ qua đi những lỗi phạm chẳng dễ không mắc phải trong đời.
- Trong trí nhớ của tôi, đã có lần thầy dạy rằng: “mỗi người chúng ta đều có thể trở thành một vị thánh; và hiện tại mỗi việc ta làm, mỗi nhịp sống ta thở đang tôi luyện ta trở nên… Chúng ta là những vị thánh đang trong lò luyện”. Đem trăn trở đi hỏi người khôn ngoan, thầy bảo rằng: em hãy viết về những kỉ niệm hằn sâu trong tiềm thức; như chính thầy, thầy vẫn nhớ mãi những lần cùng chúng bạn trốn học đi thả Diều, bắt Dế; những lúc không thuộc bài, nhét bẹ chuối vào đủng quần tránh những trận đòn của thầy cô và cả lần giả vờ té xỉu khi bạn đụng nhẹ vào người; để rồi thầy cô hốt hoảng khiêng vào trạm xá, còn thằng bạn thì bị kỷ luật… Nghỉ lại, tuổi thơ mình cũng đầy những tinh nghịch đó chứ! Nhét nhúm thuốc rê vào cái điếu cày, thầy rít vài hơi điệu nghệ. Trong làn khói trắng ấy và ánh mắt nheo nheo đầy nhăn nhó là những ký ức đang dần ùa về, chợt thầy quay sang hỏi hắn:
- Còn em thì sao?
- Dạ, sao tuổi thơ thầy và em giống nhau dữ?
- Giống nhau ư? Đó là cái nét chung của những đứa trẻ lớn lên từ làng quê Việt Nam.
- Có bao giờ thầy đã lừa ai việc gì chưa? Ông giáo già ngớ người trước câu hỏi của học trò. Bổng như ông chợt hiểu ra câu hỏi thiếu ngọn thiếu ngành ấy: cái tuổi thơ ấy, làm sao mà tránh khỏi. Rồi chẳng đợi thầy giảng giải, hắn chậm rãi ngả người ra phía sau khoan khoái:
- Ngày đó, mới tí tuổi em đã nổi tiếng là Trạng rồi đấy!
- Trạng ư? Nhìn em trán cao, đầu hói nhưng lần nào môn của tôi em cũng thi lại lần hai, lần ba, vậy mà cũng đổ trạng?
- Thầy ơi! Em là “trạng” nhưng không phải là… mà là trạng lừa thầy ạ: ngày đó, em theo ba mẹ lên rẫy. Vì còn nhỏ nên chẳng làm được việc gì; tha thẩn mãi rồi cũng chán. Đang buồn, tự dưng em thấy một dòng người đầu đội thúng đi từ hướng con đập lớn về. Thế là chẳng thừa cơ cho mọi người nghỉ ngơi. Em chạy một mạch lên chòi của bà cố và hét lên: “ bà ơi! Đập bị vỡ! Tôm cá quá trời luôn! Vừa nói em vừa chỉ tay về phía dòng người… “Đấy bà thấy chưa? Người ta đi xúc cá về kìa!” Thế là chẳng đợi cho nghi ngờ bộc phát, bà liền xua các cô chú và thợ cầm xô, cầm thúng chạy ngược lên hướng con đập…”. Sau cái vụ đó, em trở nên nổi tiếng cả làng và dĩ nhiên độ tin cậy của mọi người dành cho em cũng giảm đi hơn phân nữa.
- Thế còn bây giờ thì sao? Ông giáo già cười cho cái trò ma mãnh của đứa học trò, ông chẳng dám thừa nhận nhưng ít nhiều những gì nó kể, ông cũng tìm thấy tuổi thơ mình trong đó.
- Dạ bây giờ thì hết rồi thầy ạ! Ngày đó chỉ mong gạt người kiếm nguồn vui, chứ đâu nghĩ đến tác hại của nó. Cũng may những người sống cùng thời với con, đã trở về với ông bà. Chứ nếu họ còn sống, chắc gì con dám trở về quê.
- Ừ, nhưng.. Hì hì, con thật ngốc! Đó đã là quá khứ, ai còn nhắc lại làm gì; nhưng ta chẳng được phép quên đi, vì ít nhiều chính những kỉ niệm ngày xưa ấy hình thành nên con người ta ngày nay.
- Thầy thật mâu thuẫn, con nhớ thầy vẫn dạy chúng con phải quên đi quá khứ để sống cho hiện tại và tương lai, vậy mà bây giờ thầy lại..
- Đồng ý là có những thứ ta cần phải vứt bỏ, tẩy trừ để đón nhận cái mới nhưng cũng có những thứ ta cần phải giữ lại cho riêng mình, đó chính là tuổi thơ của ta. Rít thêm vài hơi thuốc, ông giằng co trong lời nói của học trò: “mình cũng thật là mâu thuẫn; nữa muốn trải lòng ra để trở về những hoài niệm, nữa lại muốn dấu biệt đi…”.
- Thế em còn kỉ niệm nào khó quên nữa không? Ông cố gắng tìm lại mình trong ký ức của học trò..
- Dạ, nhiều lắm thầy ạ. Đó là những ngày theo anh trai đi nhảy ở những đám cưới để kiếm tiền; những lúc ngồi “đồng” giả vờ được “thánh cô” nhập để hù dọa kẻ mê tín; những khi người ta treo cả băng pháo vào người mình, hay chính cây nhang đỏ hồng lên da thịt mà vờ nín nhịn chẳng đớn đau… Tất cả cũng chỉ vì quá đói nghèo và thèm một bữa cơm trắng không phải độn khoai sắn, bobo…Nhưng trong tất cả mọi ký ức, hình ảnh em nhớ nhất vẫn là tiếng xe Lam.
- Ngày đó, cứ mỗi lần nghe tiếng động cơ quen thuộc từ đầu làng thôi, là không hẹn mà gặp. Tất cả mọi người trong gia đình dù đang làm việc cũng ngừng lại để chạy ra đầu ngỏ ngóng trông? Vì trong mỗi tiếng xe Lame ấy là một niềm hy vọng có quà của chị hai gởi về từ Sài Gòn. Đôi khi là bao gạo, đôi khi là cái áo cái quần và đôi khi cũng chỉ là những viên kẹo bé tí chị nhịn ăn để đổi cho các em. Nhưng hơn hết mọi điều niềm vui lớn nhất của chúng tôi vẫn là khát khao trong chuyến xe Lame ấy có chị hiện hữu – Chị thương các em nghèo khổ, nên bỏ xứ lên Sài Gòn buôn bán. Nhớ nhà lắm chứ, nhưng một ngày chị không làm việc là một ngày em chị đói ăn. Chị không về cũng chính vì vậy. Nhớ, có lần vì quá nhớ thương mà chúng tôi phải giả vờ báo tin “ba chết”. Chị tức tốc trở về, thấy ba vẫn khỏe mạnh, chị bật khóc! Khóc không phải vì các em nó lừa mình nhưng khóc vì sự khờ dại trong suy nghĩ và tình cảm của các em. Từ ngày đó, dù bận bịu cách mấy, chị cũng tranh thủ ghé về thăm nhà – Nhưng cũng có những lúc chiếc xe Lame chạy qua và không dừng lại trước nhà, những dáng người lại lủi thủi trở về góc riêng của mình
Cuối năm, ăn tết chẳng ngon. Có lẽ do sợ đệ tử mình phung phí thời gian vào những việc vô ích, mà ông thầy tôi cho một loạt bài về nhà để mà làm; trong số đó tôi tâm đắc nhất vẫn là: “ viết về chính cuộc đời của mình, từ lúc sinh ra đến bây giờ”. Ngồi ngẫm nghĩ mãi mà không biết phải viết gì, và bắt đầu từ đâu; không phải mình không có gì để viết. Bởi chẳng ai tự dưng sinh ra là trở nên người trưởng thành liền; nhưng đây là một bài viết nhiều thách thức và đòi hỏi sự chân thật cao độ, nhưng liệu ta có đủ can đảm để viết sự thật về mình? Hay ở một gốc độ nào đó ta nhân cách hóa con người mình lên, trở nên hình tượng như một bậc quân tử mà bỏ qua đi những lỗi phạm chẳng dễ không mắc phải trong đời.
- Trong trí nhớ của tôi, đã có lần thầy dạy rằng: “mỗi người chúng ta đều có thể trở thành một vị thánh; và hiện tại mỗi việc ta làm, mỗi nhịp sống ta thở đang tôi luyện ta trở nên… Chúng ta là những vị thánh đang trong lò luyện”. Đem trăn trở đi hỏi người khôn ngoan, thầy bảo rằng: em hãy viết về những kỉ niệm hằn sâu trong tiềm thức; như chính thầy, thầy vẫn nhớ mãi những lần cùng chúng bạn trốn học đi thả Diều, bắt Dế; những lúc không thuộc bài, nhét bẹ chuối vào đủng quần tránh những trận đòn của thầy cô và cả lần giả vờ té xỉu khi bạn đụng nhẹ vào người; để rồi thầy cô hốt hoảng khiêng vào trạm xá, còn thằng bạn thì bị kỷ luật… Nghỉ lại, tuổi thơ mình cũng đầy những tinh nghịch đó chứ! Nhét nhúm thuốc rê vào cái điếu cày, thầy rít vài hơi điệu nghệ. Trong làn khói trắng ấy và ánh mắt nheo nheo đầy nhăn nhó là những ký ức đang dần ùa về, chợt thầy quay sang hỏi hắn:
- Còn em thì sao?
- Dạ, sao tuổi thơ thầy và em giống nhau dữ?
- Giống nhau ư? Đó là cái nét chung của những đứa trẻ lớn lên từ làng quê Việt Nam.
- Có bao giờ thầy đã lừa ai việc gì chưa? Ông giáo già ngớ người trước câu hỏi của học trò. Bổng như ông chợt hiểu ra câu hỏi thiếu ngọn thiếu ngành ấy: cái tuổi thơ ấy, làm sao mà tránh khỏi. Rồi chẳng đợi thầy giảng giải, hắn chậm rãi ngả người ra phía sau khoan khoái:
- Ngày đó, mới tí tuổi em đã nổi tiếng là Trạng rồi đấy!
- Trạng ư? Nhìn em trán cao, đầu hói nhưng lần nào môn của tôi em cũng thi lại lần hai, lần ba, vậy mà cũng đổ trạng?
- Thầy ơi! Em là “trạng” nhưng không phải là… mà là trạng lừa thầy ạ: ngày đó, em theo ba mẹ lên rẫy. Vì còn nhỏ nên chẳng làm được việc gì; tha thẩn mãi rồi cũng chán. Đang buồn, tự dưng em thấy một dòng người đầu đội thúng đi từ hướng con đập lớn về. Thế là chẳng thừa cơ cho mọi người nghỉ ngơi. Em chạy một mạch lên chòi của bà cố và hét lên: “ bà ơi! Đập bị vỡ! Tôm cá quá trời luôn! Vừa nói em vừa chỉ tay về phía dòng người… “Đấy bà thấy chưa? Người ta đi xúc cá về kìa!” Thế là chẳng đợi cho nghi ngờ bộc phát, bà liền xua các cô chú và thợ cầm xô, cầm thúng chạy ngược lên hướng con đập…”. Sau cái vụ đó, em trở nên nổi tiếng cả làng và dĩ nhiên độ tin cậy của mọi người dành cho em cũng giảm đi hơn phân nữa.
- Thế còn bây giờ thì sao? Ông giáo già cười cho cái trò ma mãnh của đứa học trò, ông chẳng dám thừa nhận nhưng ít nhiều những gì nó kể, ông cũng tìm thấy tuổi thơ mình trong đó.
- Dạ bây giờ thì hết rồi thầy ạ! Ngày đó chỉ mong gạt người kiếm nguồn vui, chứ đâu nghĩ đến tác hại của nó. Cũng may những người sống cùng thời với con, đã trở về với ông bà. Chứ nếu họ còn sống, chắc gì con dám trở về quê.
- Ừ, nhưng.. Hì hì, con thật ngốc! Đó đã là quá khứ, ai còn nhắc lại làm gì; nhưng ta chẳng được phép quên đi, vì ít nhiều chính những kỉ niệm ngày xưa ấy hình thành nên con người ta ngày nay.
- Thầy thật mâu thuẫn, con nhớ thầy vẫn dạy chúng con phải quên đi quá khứ để sống cho hiện tại và tương lai, vậy mà bây giờ thầy lại..
- Đồng ý là có những thứ ta cần phải vứt bỏ, tẩy trừ để đón nhận cái mới nhưng cũng có những thứ ta cần phải giữ lại cho riêng mình, đó chính là tuổi thơ của ta. Rít thêm vài hơi thuốc, ông giằng co trong lời nói của học trò: “mình cũng thật là mâu thuẫn; nữa muốn trải lòng ra để trở về những hoài niệm, nữa lại muốn dấu biệt đi…”.
- Thế em còn kỉ niệm nào khó quên nữa không? Ông cố gắng tìm lại mình trong ký ức của học trò..
- Dạ, nhiều lắm thầy ạ. Đó là những ngày theo anh trai đi nhảy ở những đám cưới để kiếm tiền; những lúc ngồi “đồng” giả vờ được “thánh cô” nhập để hù dọa kẻ mê tín; những khi người ta treo cả băng pháo vào người mình, hay chính cây nhang đỏ hồng lên da thịt mà vờ nín nhịn chẳng đớn đau… Tất cả cũng chỉ vì quá đói nghèo và thèm một bữa cơm trắng không phải độn khoai sắn, bobo…Nhưng trong tất cả mọi ký ức, hình ảnh em nhớ nhất vẫn là tiếng xe Lam.
- Ngày đó, cứ mỗi lần nghe tiếng động cơ quen thuộc từ đầu làng thôi, là không hẹn mà gặp. Tất cả mọi người trong gia đình dù đang làm việc cũng ngừng lại để chạy ra đầu ngỏ ngóng trông? Vì trong mỗi tiếng xe Lame ấy là một niềm hy vọng có quà của chị hai gởi về từ Sài Gòn. Đôi khi là bao gạo, đôi khi là cái áo cái quần và đôi khi cũng chỉ là những viên kẹo bé tí chị nhịn ăn để đổi cho các em. Nhưng hơn hết mọi điều niềm vui lớn nhất của chúng tôi vẫn là khát khao trong chuyến xe Lame ấy có chị hiện hữu – Chị thương các em nghèo khổ, nên bỏ xứ lên Sài Gòn buôn bán. Nhớ nhà lắm chứ, nhưng một ngày chị không làm việc là một ngày em chị đói ăn. Chị không về cũng chính vì vậy. Nhớ, có lần vì quá nhớ thương mà chúng tôi phải giả vờ báo tin “ba chết”. Chị tức tốc trở về, thấy ba vẫn khỏe mạnh, chị bật khóc! Khóc không phải vì các em nó lừa mình nhưng khóc vì sự khờ dại trong suy nghĩ và tình cảm của các em. Từ ngày đó, dù bận bịu cách mấy, chị cũng tranh thủ ghé về thăm nhà – Nhưng cũng có những lúc chiếc xe Lame chạy qua và không dừng lại trước nhà, những dáng người lại lủi thủi trở về góc riêng của mình