Văn [VĂN 6] Phân tích phép tu từ trong đoạn dưới đây

Nguyễn Huy Hoàng

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng tư 2017
12
8
6
Từ ấy chứ không Từ đấy nhé bạn

wxsDaI.png
RZ7ZSE.png
 
Last edited by a moderator:

Hách Hồng Vân

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2017
137
84
116
21
Triệu Sơn Thanh Hoá
"Từ ấy" là thời điểm (1938) nhà thơ được giác ngộ cách mạng, bắt gặp lí tưởng cộng sản chủ nghĩa. "Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ về lí tưởng cách mạng, về chủ nghĩa Mác – Lênin. Chữ "chói" (chói qua tim) nghĩa là chói lọi, soi vào, chiếu vào. Ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin vô cùng chói lọi đã chiếu vào, soi vào trái tim – tâm hồn yêu nước của nhà thơ trẻ.Bóng tối đêm dày nô lệ như bị xua tan, người chiến sĩ cách mạng cảm thấy cuộc đời mình, con đường mình hướng tới “bừng nắng hạ". Đây là hai câu thơ đẹp nhất của Tố Hữu viết về lí tưởng cách mạng. Ngôn từ (bừng, chói), hình ảnh (mặt trời chân lí) rất hay, rất sáng tạo. Lúc nào đọc, ta vẫn cảm thấy mới mẻ, vần thơ tràn ngập ánh sáng và niềm tin.
 

Ngọc's

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng ba 2017
596
555
201
21
Vĩnh Phúc
THPT Lê Xoay
Nhà thơ là đứa con của "Huế đẹp và thơ". Ông sinh ra và lớn lên trong đêm trường nô lệ "Nước mất nhà tan, đời khổ thế!". Trưởng thành trong phong trào yêu nước của thanh niên học sinh, nhà thơ nhiệt thành đi tìm đường cứu nước: "Con lớn lên con tìm Cách mạng". Và trong đêm dày nô lệ, nhà thơ cảm thấy tâm hồn "bừng nắng hạ" kể từ ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim".

Cái khoảnh khắc nhà thơ bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng thì trong nhà thơ như có ánh nắng hạ sáng soi. Tại sao nhà thơ lại nói so sánh với ánh nắng hạ, là bởi không ánh nắng nào có thể chói chang như ánh năng mùa hạ. So sánh như thế nhà thơ muốn thể hiện được sức mạnh soi sáng của chân lý cách mạng kia. lý tưởng cách mạng của Đảng đến với người chiến sĩ cộng sản yêu đời nhiệt huyết hăng say ấy có sức sáng soi tâm hồn như xuyên như thấu cả một lý tưởng hoài bão. Ngày nào Tố Hữu còn bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời thì bây giờ tâm hồn ấy được xác định một cách chắc chắn nhất về lý tưởng. Ánh sáng chân lý như chói qua tim người chiến sĩ. Một lần nữa nhà thơ lại dùng hình ảnh mặt trời để nói đến chân lý ấy. Có thể nói một chân lý mà nhà thơ dùng đến hai hình ảnh mang sức gợi tả đó là nắng hạ và mặt trời để nhằm thể hiện lên sức mạnh soi sáng tâm hồn của lý tưởng của Đảng.
Nguồn: sưu tầm
 
Top Bottom