[Văn 6] Phân tích phép ẩn dụ

B

buianhduc098

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích phép ẩn dụ trong ví dụ sau :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

-Chú ý: sử dụng ngôn ngữ phổ thông, không sử dụng từ ngữ teen trong bài viết.
 
Last edited by a moderator:
M

mia_kul

Bác nằm trong Lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

-Đối với dân tộc Việt Nam, Bác Hồ còn sống mãi. Bác chỉ đang ngủ, một giấc bình yên. Với một vầng trăng sáng gắn bó suốt cuộc đời Bác, trong thơ Bác.

Bác là "trời xanh", là "mãi mãi", dù đã tự nhủ rằng Bác chỉ đang ngủ nhưng vẫn "nhói ở trong tim"- diễn tả nỗi thương tiếc.
 
T

thaonguyenkmhd

Em tham khảo thêm !

Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vãn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu hiền”, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “đau nhói”, mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kíh vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.
 
V

vitconxauxi_vodoi

[văn 6]phân tích phép ẩn dụ

''Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim''

Theo đoàn người chầm chậm vào lăng,tác giả được cảm nhận Bác trong''giấc ngủ bình yên''.Cả đời Bác thức,cả đời Bác lo cho dân cho nước không có một giấc ngủ trọn vẹn.Vì thế lúc ra đi Bác không còn băn khoăn lo lắng,một giấc ngủ nhẹ nhàng,thanh thản đến với Bác.Trong đoạn thơ trên,tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ: ''Vầng trăng''
+Là ánh sángcuar ngọn đèn
+Trăng với người là đôi bạn tri kỉ,là mối tâm giao sâu sắc,giờ đây khi Bác đi xa,trăng vẫn chung thủy ân tình bên Bác
+Trăng là biểu tượng của tấm lòng,tình yêu thương nhân hậu mà Bác đã dành cho đất nước,nhân dân Việt Nam.
+Ca ngợi sự bất tử:
-Tác giả khẳng định một niềm tin vững chắc Bác như mặt trời,vần trăng,trờ xanh mãi mãi bất tử nhưng khi đối diện với hiện thực Bác không còn nữa,Bác đã ra đi thì nỗi đau trong con người là có thật,nỗi đau ấy như vò xé trái tim.Một nỗi đau hiện hình khi mất Bác.

 
Last edited by a moderator:
C

codon9083

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Người gắn bó với thiên nhiên , nhất là với trăng thì giờ đây trăng vẫn trung thuỷ với Người . Ý thơ của Viễn Phương thật mềm mại . Bác Hồ luôn sống mãi , Bác chỉ như đang ngủ - một giấc ngủ thật say sưa , không chút khổ tâm .
Đến 2 câu tiếp theo , ta thấy tồn tại một nghịch lí : Bác Hồ trong lịch sử DT ta , với nhân dân ta vốn là vĩ đại , Hò Chí Minh vẫn là con người bình thường , nghĩa là cũng có một số phận riêng . Cảm giác "nghe nhói ở trong tim" của Viễn Phương là cảm giác rất thực với tư cách giữa con người với nhau , bình đẳng như nhau trước lượng trời hạn hẹp . Điều đó nói lên Hồ Chí Minh dug vĩ đại nhưng vẫn là con nhười . Và chính vì là con người , Bác lại càng vĩ đại hơn .
Chúc các bạn học tốt!​
 
Top Bottom