[Văn 6]Giải thích câu tục ngữ

N

n.minhduy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làm ơn giúp em giải thích nghica các câu này với.
1. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
2. Uống nước nhớ nguồn.
3. Lá lành đùm lá rách.
4. Học thầy không tày học bạn.
5. Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy.
6. Ăn vóc học hay.
7. Học một biết mười.


Em tìm trên mạng mà thấy người ta giải thích dài dòng quá. Ai có thể giúp em giải thích một cách ngắn gọn khoảng hai ba dòng được không?

-Chú ý: không sử dụng màu chữ đỏ trong bài viết.
 
Last edited by a moderator:
P

phumanhpro

nhớ ấn đúng nha

1) Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.
nếu chấm được thì bạn tk tui 1 cái nha ^^
 
P

phumanhpro

nhớ thank nha

2) BÀI LÀM

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
 
P

phumanhpro

nhớ ấn đúng nha

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ:"Lá lành đùm lá rách"
Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: Giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém... Cứ mỗi lần vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống:
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào đẻ hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn.Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đày nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói"lá lành đùm lá rách" là nói đén thái đọ nhường cơm xẻ áo giữa nhưng người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đòng, trên cung một đát nước. Tuy co lành có rách nhưng cũng là lá. Đay là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều ngươigf hợp lại thì sự giúp đỡ trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phương, một vùng gập hoạn nạn, thì nhưng vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi phường một ít, mỗi nhà một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thống lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., ;làm cho ruộng đòng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giupos đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa đực loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành đọng hưởng ứng đã đáp lại ngay. Cos người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ mang đén một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...
Một khía cạnh nào đó, hành đọng lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, , trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chạnh nhớ để chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiếm sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình bớt chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ỹ nghĩa lớn.
Lá lành đùm lá rách thát là một cách nói đày sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lí sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.
the_phantom_of_death
 
P

phumanhpro

nhớ ấn đúng nha

4) Bài làm
Như chúng ta đã biết, trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp , tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.
Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.
Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định. Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ - đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Khi tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Nói chung chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Đó chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất.
 
P

phumanhpro

nhớ ấn đúng nha

5)
Gốc gác của câu nói này là từ những người học và dạy chữ Hán (chữ nho) ngày xưa mà ra. Còn ngày nay, phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp… thì câu nói đó không thể hình dung được. Trong chữ Hán có chữ nhất giống như một nét gạch ngang của chữ quốc ngữ. Nếu bẻ đôi chữ nhất ra, còn một nửa nét ngang kia thì nó vẫn là chữ nhất. Vậy mệnh đề “nửa chữ cũng là thầy…” thực ra, nửa chữ hay một chữ nó vẫn là một từ, tương đương với từ tiếng Việt là “nhất” hay “một”.

Xưa nay ông bà, cha mẹ ta dạy: “Nửa chữ cũng là thầy…” thường là để nhắc nhở ta phải coi trọng, ghi nhớ công ơn người thầy của mình, dù là học thầy lâu hay chóng, 5 năm, 10 năm hay học vài tháng, vài ngày, thậm chí một ngày. Học được nhiều, như làm hẳn một luận văn tốt nghiệp sau cả năm năm đại học, hay được thầy hướng dẫn làm luận án tiến sĩ. Học được ít như chỉ nghe một buổi thảo luận khoa học... cũng đủ ta ghi xương khắc cốt người đó là thầy ta. Vế này của thành ngữ chúng ta đều hiểu. Điều tôi muốn bàn trong bài viết này là vậy ngược lại, muốn được người đời tôn vinh, gọi là thầy, dù chỉ dạy người ta một chữ hay nửa chữ, thì người thầy phải như thế nào cho xứng đáng?

Vần đề nhân cách giáo viên của ta hiện nay, xem ra đang và đã phát sinh nhiều vấn đề nhức nhối. Một giáo viên THCS làm chuyện trái luân thường đạo lý với học sinh gái mới lớp 8, liệu có xứng đáng được gọi là thầy không? Một cô giáo tiểu học ra giá mấy ngàn đô la để nhận con người ta vào lớp 1 trường VIP trái tuyến, liệu có nên gọi là thầy không? Rồi những kẻ hành hung thầy cô, xúc phạm nhân phẩm thầy cô, liệu có thể gọi là học trò được không? v.v… Ai đã từng đọc báo viết, báo mạng, biết được những tin kinh dị đó thật là đau lòng. Chuyện thật mà như bịa. Trong thời kinh tế thị trường này, khi mà đồng tiền và những thú vui hưởng thụ quái đản ngự trị trong nhân cách bệnh hoạn mới gây ra những chuyên động trời như vậy. Hàng ngàn năm phong kiến, cái kỷ cương tuy cổ hủ chật hẹp nhưng nó lại ngăn ngừa được những hành vi phi nhân tính ấy một cách đáng kể. Nhưng xã hội không thể quay ngược lại chiều tiến hóa tự nhiên của nó. Những vết nhơ trong ngành giáo dục những năm gần đây liệu chúng ta có thể ngăn chặn được không? Ngăn chặn bằng cách nào?

Cách nay 40 năm, khi lứa chúng tôi là học sinh phổ thông lớp 10/10, tình yêu ngây thơ trong sáng giữa học sinh với nhau đã có, giữa học sinh với thầy cũng có. Nhưng ngày ấy nó kín đáo, tế nhị và đặc biệt, dư luận xã hội không cho phép thể hiện suồng sã, công khai, nhất là quan hệ giữa thầy với trò. Nếu để lộ ra thì thầy bị tập thể giáo viên nhắc nhở, thậm chí bị nhà trường kiểm điểm vì không giữ được tính mô phạm của người “giáo viên nhân dân”. Nói tóm lại là những hành vi quá đáng trong quan hệ nam nữ đã được hai thế lực chế ngự là: Dư luận xã hội và Kỷ cương của tập thể.

Còn ngày nay, dư luận quá dễ dãi, gần như không ai đếm xỉa đến chuyện quan hệ nam nữ của người này, người kia. Người ta ngộ nhận đó là lối sống văn minh, không can thiệp vào chuyện riêng của mỗi người. Không nhận thức được rằng nếu anh làm đúng thì chẳng ai có quyền can thiệp, nhưng nếu anh làm sai, làm chuyện “chướng tai gai mắt” thì chúng ta vẫn có quyền can thiệp, miễn là can thiệp một cách tế nhị với tinh thần xây dựng.

Còn chuyện ******* của học sinh thì xảy ra không ít ở mọi cấp học, từ Tiểu học, THCS, PHTH đến đại học, thậm chí cả trên Đại học. Nguyên nhân chủ quan của việc giáo viên ******* là lương quá thấp, không tương xứng với quá trình người ta phải bỏ ra biết bao tiền của mới học được hoàn chỉnh, để trở thành một người giáo viên đứng trên bục giảng để truyền dạy các kiến thức của nhân loại cho thế hệ trẻ... Trong khi đó, giá cả biến động thị trường đã vô tình đẩy một bộ phận giáo viên vào túng quẫn. Túng thì phải tính... Chỉ có điều, người tính đúng thì cố chịu đựng thiếu thốn, sinh hoạt hạn hẹp để giữ được nhân cách nhà giáo. Còn số ít người, tính sai, họ thấy gia đình học sinh, học viên là nơi có thể khai thác tài chính được thì họ tích cực “khai thác”. Sự trong sáng trong giáo dục đã dần bị mai một, số lượng học sinh ngày một nhiều, nhưng chất lượng chưa hẳn là cao như yêu cầu đất nước đặt ra cho ngành giáo dục….Giáo viên cũng như bác sĩ, nếu cho người ta một mức lương tương đối đủ sống và kỷ luật nghiêm, phát hiện ai ******* của học viên và bệnh nhân, đuổi việc liền thì sẽ hạn chế được nhiều tiêu cực. Chính bệnh thành tích, buông lỏng quản lý, thiếu quan tâm đến đời sống của “ những người thợ đem tâm huyết cả một đời đi trồng người…” đi kèm sự buông lỏng về kỷ cương trong giáo dục dẫn đến sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận giáo viên và học sinh.

Để giáo viên xứng đáng là người thầy trong cộng đồng xã hội cần hai yếu tố tạo thành. Thứ nhất, bản thân người giáo viên phải giữ được nhân cách. Thư hai, Nhà nước, cần quan tâm thích đáng về quyền lợi và kiểm soát đúng mức về nghĩa vụ chuyên môn cũng như phong cách sống, làm việc của họ. Có như vậy họ mới làm tốt được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy gửi gắm trọng trách như Bác Hồ đã dạy: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
 
P

phumanhpro

nhớ ấn đúng nha

Ăn vóc học hay
Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ. Trước hết hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi, hay chữ (Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy). Vì hay là một tính từ nên vóc - từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy trong văn học dân gian và các truyện Nôm, vóc thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, lớn người to vóc, vóc sương, vóc bồ liễu... Với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người, chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ "sự cao lớn chắc chắn", vóc dạc chỉ hình tích cao lớn. Do đó, câu tục ngữ ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.
Cố nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích. Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Mở rộng ra, ăn vóc học hay cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.
 
P

phumanhpro

"Học một biết mười"


Chúng ta dường như quá ảo tưởng và kỳ vọng vào con em mình. Những cháu nào lanh lợi một chút thì ngợi ca là “học một biết mười”. Theo nhiều nhà sư phạm, chuyện “học một biết mười” chỉ nên xem như một cách nói mang tính tượng trưng, kiểu ngoa dụ.
Học một biết một đã là quý lắm rồi! Hãy yêu cầu các em học một biết lấy một cái đã. Biết cái gì chắc cái đó, biết thật cơ bản và sâu sắc.
Cái lối “biết mười” của chúng ta xưa nay chẳng qua chỉ là hiểu biết vặt vãnh, vụn vặt, chắp vá. Cứ tung hô cái lối “học một biết mười”, vô hình chung, chỉ đẻ ra đủ thứ láu cá, mẹo mực trong học tập, tạo ra thói chủ quan, hiếu thắng, ảo tưởng trong học sinh, thậm chí còn khuyến khích việc học thêm không cần thiết.
 
E

elflovesj

có ai chỉ tụ bài này ko? Viết đoạn văn từ 10 - 15 dòng, em thích truyện cổ tích nào nhất,vì sao?
 
Top Bottom