Văn 6 (văn 6) đề thi kiểm tra 1 tiết!giúp mình làm nha!

K

key_bimat

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm: mỗi câu 0,25 đ )
Học sinh đọc và khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 : Truyện “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyện :
A.Truyền thuyết B.Cổ tích C.Thần thoại D.Truyện cười.
Câu 2: Chi tiết nào là kì ảo trong truyện Thánh Gióng?
A. Bà lão sinh ra một chú bé rất khôi ngô tuấn tú.
B. Bà con góp gạo nuôi chú bé.
C. Chú bé vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
D. Thánh Gióng nhổ bụi tre ven đường để đánh giặc.

Câu 3: Truyện Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
A. Giải thích nguồn gốc giống nòi.
B. Giải thích hiện tượng xã hội.
C. Giải thích hiện tượng tự nhiên.
D. Ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Câu 4: Chi tiết nào trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh không mang yếu tố tưởng tượng kì ảo?
A. Hàng năm, nước ta thường có những trận bão và lũ lụt.
B. Sơn Tinh có tài dời non lấp biển.
C. Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió làm nên lũ lụt.
D. Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
Câu 5: Khi kể về nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, chi tiết nào không được kể trong truyền thuyết?
A. Tên gọi. B. Lai lịch. C. Tài năng. D. Chân dung.
Câu 6: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh hiện thực lịch sử nào của người Việt cổ?
A. Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
B. Công cuộc đấu tranh chống thiên tai, lũ lụt.
C. Công cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
D. Cuộc chiến của thần núi và thần nước.

Câu 7: Nguyên nhân nào khiến Lý Thông kết nghĩa với Thạch Sanh?
A. Vì thương Thạch Sanh mồ côi.
B. Vì thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh, muốn lợi dụng Thạch Sanh.
C. Vì cảm phục tài năng và đức độ của Thạch Sanh.
D. Muốn Thạch Sanh ở cùng cho vui.
Câu 8: Thạch Sanh là kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật bất hạnh.
B. Nhân vật ngốc nghếch.
C. Nhân vật thông minh.
D. Nhân vật dũng sĩ.
Câu 9: Việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước chư hầu và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.
B. Cho quân các nước chư hầu thấy sức mạnh và sự giàu có của nhân dân ta.
C. Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh.
D. Thể hiện ước mơ công lý của nhân dân ta : Kẻ ác cuối cùng cũng bị trừng phạt.
Câu 10: Nhà vua thử tài thông minh của em bé lần đầu tiên bằng cách nào?
A. Hỏi trâu của cha em bé cày một ngày được mấy đường.
B. Bắt em bé xâu sợi chỉ qua ruột vỏ ốc.
C. Bắt làng em nuôi ba con trâu đực trong một năm phải đẻ ra chín con trâu.
D. Bắt em làm thịt con chim sẻ bằng cây kim nhỏ.
Câu 11: Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh là gì?
A. Đề cao trí khôn, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cười vui vẻ.
B. Ca ngợi tài năng của em bé.
C. Chỉ ra sự phi lí của các câu đố.
D. Tất cả đều sai.
Câu 12: Trong truyện Em bé thông minh, cách giải của em bé lí thú ở chi tiết nào?
A. Đẩy thế bí về người ra câu đố.
B. Làm cho người ra câu đố thấy cái vô lí trong cách đố của họ.
C. Không dựa vào kiến thức của sách vở mà hoàn toàn dựa vào kiến thức của đời sống.
D. Cả A, B, C đều đúng.
B. TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 1: Kể tóm tắt truyện Em bé thông minh từ 12 đến 16 câu. ( 4 đ )
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh.( 3 đ )
các bạn giúp mình,mình sẽ thank you very much nha
ngày mai mình cần rùi
 
  • Like
Reactions: The boy VN
Top Bottom