(văn 6) bài 7:em bé thông minh

N

namemaikhanh610

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình đặt ra câu hỏi (trong đọc hiểu văn bản) và trả lời luôn nhé !
1.Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không?Tác dụng của hình thức này?
2.Sự mưu trí,thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?Lần sau có khó hơn lần trước không?Vì sao?
3.Trong mỗi lần thử thách,em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái ăm?Theo em,những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
4.Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh.
 
Last edited by a moderator:
N

namemaikhanh610

Mình trả lời nhé!
1. -Hình thức dùng các câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. -Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
2. -Sự mưu trí,thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.
-Lần sau khó hơn lần trước.
- Vì :đầu tiên là viên quan tới vua tới sứ giả nước ngoài nên ta kết luận:chức vụ càng cao,phạm vi càng lớn.
3.
+Trong mỗi lần thử thách,em đã dùng những cách giải:
-Lần 1:đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước).
-Lần 2: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng.
-Lần 3:cậu bé đố lại:yêu cầu vua rèn cái kim thành con dao để làm thịt chim sẻ thành 3 mâm cỗ.
-Lần 4:Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
+Theo em,những cách ấy lí thú ở:
-Khi giải đố,em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.
4.Ý nghĩa:
-Đề cao tài trí của người lao động trong cuộc sống.
-Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Nguyễn Hà Linh.
M

myuyen.pe

Mình trả lời nhé!
1. -Hình thức dùng các câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. -Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
2. -Sự mưu trí,thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.
-Lần sau khó hơn lần trước.
- Vì :đầu tiên là viên quan tới vua tới sứ giả nước ngoài nên ta kết luận:chức vụ càng cao,phạm vi càng lớn.
3.
+Trong mỗi lần thử thách,em đã dùng những cách giải:
-Lần 1:đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước).
-Lần 2: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng.
-Lần 3:cậu bé đố lại:yêu cầu vua rèn cái kim thành con dao để làm thịt chim sẻ thành 3 mâm cỗ.
-Lần 4:Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
+Theo em,những cách ấy lí thú ở:
-Khi giải đố,em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.
4.Ý nghĩa:
-Đề cao tài trí của người lao động trong cuộc sống.
-Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
Cảm ơn bạn nhìu .. mìh đang soạn bài này .. mình ngĩ bạn nên thêm bố cục vì mấy cô lúc nào cũng hỏi bố cục và ý nghĩa của từng bốcục hihii;)
 
Top Bottom