[văn 5]Kể lại kỷ niệm của em...

M

meocon0728

Đề :Tả cô giáo
Những cơn mưa nhè nhẹ cuốn trôi ngày tháng quậy phá, tinh nghịch cùng bạn bè với những mùa thi lo âu. Giờ mỗi đứa một trường sao mà tim đau nhói vào ngày chia tay. Nhưng những kỉ niệm Tiểu học cùng ấn tượng của cô Tân đâu thể mất đi.
Cô Tân là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của em. Cô Tân dịu dàng, hài hước nhưng cũng rất nghiêm khắc trong học tập. Cô giảng bài sao mà nó thướt tha, duyên dáng đến thế! Lâu lâu những giọt mồ hôi lăn dài trên má của cô đã làm cho chúng em phần nào hiểu được nỗi vất vả của cô. Đôi bàn tay gầy guộc của cô đã từng dạy dỗ biết bao học sinh. Giọng nói của cô ấm áp như tia nắng ngày thu. Mái tóc cô đen mượt dưới ánh nắng mặt trời. Khi nhìn chúng em cô lại nở một nụ cười tươi như đang mỉm cười với những mầm cây mà cô đã không tiếc sức vun trồng, chăm lo giờ đã lớn biết nhường nào. Những nếp nhăn ngày càng hiện rõ trên khuôn măt của cô. Cô như người lái đò, đưa hết những học sinh này tới học sinh khác qua sông mà chẳng bao giờ than phiền mệt mỏi. Cô coi các học sinh của mình như những đứa con thơ ngây của mình.Cô không bao giờ đánh học sinh nhưng bằng cách nói dịu dàng cô đã giúp chúng em loại bỏ những khuyết điểm cần sửa chữa. Cô chính là người mở rộng kiến thức cho chúng em.
Sao cô tốt đến thế. Dù có thế nào nào em cũng không bao giờ quên được cô Tân. Cô giáo thân yêu của em. Ôi thời gian! Sao mà vô tình đến thế, để chúng ta phải nói lời chia tay với mái trường Tiểu học, thầy cô, bạn bè. Em sẽ cố gắng học tốt để không phụ lòng cô, để sau này có thể đươc trở thành cô giáo như cô. Cảm ơn cô!
 
M

meocon0728

Nhà có hai anh em, anh tôi hơn tôi hai tuổi. Anh tôi học yếu, luôn làm bố mẹ nổi giận còn tôi lại luôn làm họ vui lòng.


Ngay từ ngày còn mẫu giáo, mỗi lần đón anh tôi, mẹ tôi luôn phiền lòng vì các cô bảo mẫu luôn than phiền về anh, vừa phá phách, lại học rất yếu. Tôi nhớ những lúc mẹ dạy anh đánh vần, tôi luôn nấp sau tấm bảng, nhìn anh bị phạt vì không thể đánh vần được những chữ rất đơn giản. Còn tôi, dù chưa đủ tuổi đi học, nhưng vẫn có thể đọc chữ rất thành thạo, và luôn lén nhắc anh đánh vần để khỏi bị mẹ đánh đòn. Và mỗi cuối tuần, tôi luôn trở về nhà với cuốn sổ dán đầy hoa hồng và lời khen của cô giáo.Vì thế, trong mắt bố mẹ, tôi là một đứa thông minh, còn anh tôi chỉ là một đứa ngốc nghếch. Vào cấp một, bố mẹ cho anh vào lớp chuyên của trường, với hi vọng anh sẽ học tốt hơn khi sống trong một tập thể những học sinh giỏi nhưng anh lại làm bố mẹ thất vọng khi chỉ nửa học kì đầu, thầy cô phải chuyển anh ra lớp bình thường.


Cứ thế suốt mười hai năm học, chúng tôi như hai thái cực khác nhau. Nếu anh chỉ là một học sinh trung bình trong lớp thường của những trường bán công thì tôi lại là học sinh khá giỏi trong các lớp chuyên của những trường công lập. Cả nhà, bên nội lẫn bên ngoại, luôn nhắc tới tôi như một niềm tự hào hãnh diện, còn anh tôi, mãi lặng lẽ làm một thằng khờ khạo học hành kém cỏi. Bố mẹ cũng vì thế mà dành cho tôi những ưu ái đặc biệt hơn anh rất nhiều. Dù tôi có mắc lỗi tày trời đến đâu cũng không bằng một lỗi nhẹ mà anh phạm phải. Nhưng anh không bao giờ ghen tị hay bắt nạt tôi. Lúc nào cũng vẫn làm một người anh mẫu mực, khuyên răn tôi đừng sa đà vào những cuộc chơi, vào bạn bè mà phải cố học. Những lúc ấy, tôi thường vênh mặt với anh, và buông những lời xấc láo, rằng là anh thì có gì hay mà nói tôi, rằng anh lo cho bản thân mình đi, đừng nhiều chuyện....Vậy mà anh vẫn nhường nhịn, bỏ qua mọi lời nói của tôi. Chỉ có một lần, tôi quá hỗn nên anh tôi tát vào mặt tôi một cái đau điếng. Tôi nhớ như in, tôi khóc to và kêu mẹ, còn anh đứng đó thẫn thờ nhìn tôi. Anh bị mẹ mắng rất nhiều, nhưng anh không hề giận dữ, mà còn đem dầu vào xoa lên má cho tôi như lời xin lỗi. Và sau đó, anh không bao giờ đánh tôi một cái nào nữa.


Năm anh thi đại học, tôi vào lớp mười. Những khi anh tôi lười học, bố mẹ chửi mắng rất nặng nề, còn tôi, thì vừa trải qua kì thi tốt nghiệp với điểm số rất tốt, nên nhởn nhơ thoải mái. Nhìn anh tôi khổ sở vất vả với các môn học, tôi thầm nghĩ có gì mà phải nặng nhọc thế kia. Tôi tự tin nói với chính mình, tôi sẽ thi đại học thật tốt để bố mẹ khỏi phải mất công mất sức như thế. Anh dốc hết sức, nhưng vẫn thiếu nửa điểm để vào đại học mà bố chọn cho anh, một trường đại học thuộc tốp dưới. Anh rất buồn, và im lặng khi bị mắng. Bố tôi bắt anh vào một trường đại học bán công, vẫn theo ngành mà bố chọn cho anh, anh vẫn ngoan ngoãn chấp nhận mà không một lời oán trách.


Và rồi, một chuyện xảy ra, một bước ngoặt đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của anh, và cả cái nhìn của người khác về anh. Trong khi đợi nhập học, anh vô tình đọc được một bài báo tuyển học sinh theo khóa đào tạo của một hãng hàng không. Anh mạo hiểm nộp đơn và dự tuyển mà không hề được bố mẹ ủng hộ. Cả nhà thờ ơ với sự lựa chọn của anh vì nghĩ, chả khi nào người ta lại chọn anh. Thế nhưng, từng vòng xét tuyển và lựa chọn trôi qua, đầy khó khăn và thử thách, nhưng anh tôi đều vượt qua hết và đã trúng tuyển được du học nước ngoài. Đến lúc này, cả nhà mới ngỡ ngàng nhận ra được khả năng của anh khi anh tìm thấy được sự đam mê của mình. Mọi người vui mừng cho anh, và tôi cũng vậy. Lần đầu tiên, tôi tự hào khoe với mọi người về anh. Và tôi tự hiểu, mình phải cố gắng để thi đậu đại học, nếu không, tôi sẽ trở thành kẻ thất bại. Thế nhưng, mọi thứ dường như không còn trong tầm kiểm soát của tôi, quá tự tin với năng lực của mình, tôi hoàn toàn lơ đễnh với việc học. Tôi sa vào những chuyến đi chơi, trốn học, cúp cua, bạn bè...Bố mẹ tuy thấy vậy nhưng vì quá tin ở tôi, nên chỉ khuyên răn nhẹ nhàng, vì muốn tôi được thoải mái. Và cái gì tới cũng phải tới, tôi trượt đại học, không phải thiếu một hai điểm, mà là rất nhiều điểm, thậm chí không bằng số điểm mà anh tôi đã đạt được. Tôi mất tất cả: niềm kiêu hãnh, sự tự hào, lòng tin tưởng...Tất cả như khép lại với tôi. Mọi người ngạc nhiên, rồi từ từ, họ cười nhạo, và chê bai, giống như anh tôi trước đây. Bố mẹ bật khóc vì thất vọng, còn tôi, bật khóc vì tủi nhục.


Nhìn bạn bè cùng lớp vào những trường đại học công lập danh tiếng, còn tôi, ngậm ngùi vào một trường dân lập xoàng xĩnh, nước mắt tôi không thể cầm được. Khi đó,anh luôn gọi điện thoại về, an ủi tôi, khuyên răn tôi, và giúp tôi tìm cho mình hướng đi phù hợp. Đến lúc này, tôi cảm thấy hối hận vì những chuyện đã qua vì những thái độ xấc xược ********, vì thái độ "chảnh" và vì niềm kiêu hãnh chưa một lần thất bại của tôi. Tôi chợt nhận ra không phải cuộc đời luôn trải thảm đỏ cho những con người tài năng mà không có sự cố gắng, vinh quang chỉ đến khi bạn cần cù và chăm chỉ, giống như anh tôi vậy. Luôn biết vượt qua những lời chê bai, chế nhạo, im lặng vươn lên bằng sự cần cù. Và, anh sẽ mãi là tấm gương cho tôi noi theo suốt cuộc đời, là bài học mà tôi sẽ luôn ghi nhớ và mãi mãi không bao giờ quên được, bài học về thất bại đầu tiên.
 
M

meocon0728

tả về môi truong em dang học


Trên đường phố có rất nhiều ngôi nhà cao tầng được trang hoàng rất lộng lẫy, nhưng đối với em nổi bật nhất vẫn là ngôi trường của em là ngôi trường Lý Tự Trọng
Nhìn từ xa, trường thấp thoáng ngói đỏ sau hàng cây xanh.Cổng trường bằng sắt, sơn màu xanh tươi, uy nghi như 1 hàng cây.Phía trên cổng là một tấm biển mê ca xanh mịn, in hàng chữ: “Trường THCS Lý Tự Trọng”.Trường bố trí theo hình chữ Nhật.Sân trường được lát ximăng phẳng lì, rất rộng rãi đủ cho học sinh vui chơi.Hai bên sân trồng rất nhiều cây bóng mát thẳng hàng như : bàng, phượng, đa.....Bên cạnh khán đài là cột cờ treo lá cờ tổ quốc phấp phới bay trước gió.Sân sau là vườn trường, trồng nhiều cây hoa và cây thuốc dân gian, phục vụ cho chúng em học tập.Ở giửa của sân là toà nhà bốn tầng dành cho học sinh lớp 6,7,8,9.Mỗi tầng có tám lớp.Các lớp đều sơn màu vàng và cửa sơn màu xanh đậm.Trên tường toà nhà có kể hàng chữ : “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn”.Đó là khẩu hiệu mà cả trường chúng em đang thực hiện.Bên trái là Hội trường , đây là toà nhà đẹp nhất của trường em vì mới được xây xong, còn thơm mùi vôi mới.Tầng một là phòng hội đồng và một sân rộng để chúng em tập thể dục, không sợ mưa nắng.Tầng hai là toàn bộ dành cho học sinh lớp 7,8.Tầng ba là dành cho học sinh lớp 6,8 chúng em.Bên trong mỗi lớp được trang trí rất đẹp mắt.trên bảng đen là tấm ảnh Bác Hồ luôn luôn mỉm cười với chúng em.Trên tràn được trang bị mười bốn chiếc đèn điện, đủ sáng cho chúng em học tập, bốn chiếc quạt trần ở bốn góc mầu xanh rất đẹp mắt. Lớp được lát những viên gạch in hoa văn rất tinh tế.Bàn ghế được xếp thành bốn hàng, rất ngay ngắn, gọn gàng.Chúng em rất yêu quý lớp học của mình
[Cũng tại ngôi trường này, chúng em đã học được bao điều hay, lẽ phải.Mai sau, dù khôn lớn trưởng thành, hình ảnh trường Cát Linh thân yêu vẫn còn đọng mãi trong trái tim em. :) :|
 
M

meocon0728

Đề : Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.
Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nhiệm vụ hai, nhiệm vụ ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá học của một người cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.. :)>-
 
Last edited by a moderator:
M

meocon0728

Đề bài: Nhân dân ta có câu câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Hãy chứng minh câu tục ngữ trên.
Bài làm
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của.
 
M

meocon0728

Những kỷ niệm êm đềm với mẹ tôi :)

Tôi thật là người may mắn, vì được sinh trưởng trong một gia đình có cha mẹ là người hiền lành đạo hạnh. Tôi đã có dịp viết vài bài ngắn về cha mẹ của mình, nhân dịp ngày lễ của Cha và ngày lễ của Mẹ trong mấy năm gần đây.

Nay tôi lại muốn ghi lại thêm chi tiết về một số kỷ niệm êm đềm với người mẹ yêu quý của mình, để cho các con tôi và các cháu con của mấy anh chị em của tôi có dịp hiểu biết thêm về người bà nội, bà ngoại của các cháu


Lúc mẹ tôi mất vào năm 1952, thì tôi đã được 18 tuổi, đủ trưởng thành để ghi nhớ đầy đủ về những lời mẹ tâm sự, chỉ bảo dẫn dắt cho mình trong suốt thời kỳ niên thiếu của tôi tại quê nhà ở làng Cát Xuyên thuộc tỉnh Nam Ðịnh.

Lối cư xử thuận hòa của mẹ đối với họ hàng nội ngoại

Mẹ tôi là trưởng nữ của ông bà ngoại, mà chịu thiệt thòi vì khi lớn lên, thì phải phụ giúp cha mẹ để chăm sóc các em. Do vậy mà không được đi học ở đâu cả. Bà có nói với tôi: “Bà ngoại tính cho mẹ đi học chung với con gái của cụ Thượng Hoánh ở quê Lục Thủy, nhưng ông ngoại lại không muốn cho con gái phải đi xa gia đình. Vì thế mà mẹ đã không được đi học chung với các bạn ở quê ngoại...” Nếu mẹ tôi được đi học, thì sẽ học cùng với mấy bà cô của Bác Sĩ Vũ Ngọc Hoàn.

Bà cụ còn kể: “Hồi mẹ mười mấy tuổi, thì hay dẫn em là các cậu và dì đi chơi trong làng. Và bố của tụi con chú ý, tìm cách giúp đỡ việc này chuyện nọ. Do đó mà bố con gây được cảm tình đối với mẹ, và từ đó mà nên duyên vợ chồng...”

Mẹ còn nói là bà cảm phục cái tính tháo vát và cả quyết của bố tôi. Bà có lần dặn tôi như sau: “Là người con trai, con phải tập được cái tính quyết đáp của bố con ấy. Bố con biết cân nhắc tính toán công việc đâu ra đấy. Và đến khi đã quyết định về chuyện gì, thì nhất quyết làm cho bằng được...”

Ông nội của tôi là thầy đồ dạy chữ nho, nên gia đình thanh bạch, chứ không được phong lưu sung túc, so với bên ngoại. Mẹ tôi có lần kể lại: “Bà nội con rất khéo dạy mấy cô chú. Mỗi khi nhà có khách đến ăn cơm, thì bà cụ không cần phải lên tiếng, mà chỉ cần nháy mắt ra hiệu là mấy cô chú biết ý ngay, để ăn nhín lại và nhường phần cơm cho khách...”

Bố tôi lại là trưởng nam, nên có trách nhiệm lớn đối với cả dòng họ, và như vậy mẹ tôi là con dâu trưởng thì cũng phải lo quán xuyến công việc của cả đại gia đình. Bà luôn giữ vững cái đạo làm con như lời bà ru hát cho lũ em của tôi, cụ thể như câu: “Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.” Bà cô Lý Rụ hay nói với tôi: “Mẹ anh rất cẩn thận, mỗi lần có việc phải về bên ngoại, thì bà đều nhắc nhở cô coi giùm việc này chuyện nọ trong nhà, dù lúc đó cô vẫn còn nhỏ tuổi. Và mẹ anh bao giờ cũng chỉ đi vắng một chốc lát thôi, để còn trở về lo lắng công việc nhà. Cô luôn nhớ cái đức tính đàng hoàng của mẹ anh lắm vậy đó...” Tôi thấy các cô em của bố tôi đều tỏ ra quý mến mẹ tôi, chứ không hề có chuyện gì căng thẳng gay cấn như dân gian thường nói về mối liên hệ khó khăn giữa ”người chị dâu với các em gái của chồng.” Chứng cớ là hồi phải chạy loạn Việt minh cộng sản năm 1951-52, thì mẹ tôi đã đến ở tại nhà bà cô Phó Tích tại thôn Phú Yên-Ngọc Cục cho đến ngày mẹ qua đời ở tại đó luôn vào cuối năm 1952.

Ðối với bên ngoại cũng vậy, tôi thấy các cậu là em của mẹ, thì ai nấy đều quý mến mẹ tôi. Ông ngoại làm đến chức Chánh Tổng, gia thế cơ ngơi có phần tên tuổi uy tín trong vùng. Nhưng mẹ tôi không bao giờ tỏ ra kiêu kỳ hách dịch đối với bất kỳ một ai. Người hay lui tới chuyện trò với mẹ là cậu Lý Ðạc là em kế liền với mẹ, tôi thấy hai chị em thường luôn rất tâm đắc với nhau. Hai cậu khác là cậu Tú và cậu Dung, thì cũng đều thuận thảo ăn ý với mẹ tôi. Là người chị cả, mẹ luôn biểu lộ sự yêu thương tận tình đối với các người em của mình.

Còn bà dì Tổng Huỳnh, thì dì mất khi tôi còn quá nhỏ, nên tôi không nhớ được chuyện nào của dì. Nhưng chú Tổng Huỳnh thì thường đến cư ngụ ở nhà tôi vào lúc thu hoạch vụ lúa mỗi năm hai kỳ, do các thửa ruộng của ông bà ngoại chia cho chú dì ấy.

Lòng đạo hạnh sâu sắc của mẹ

Mẹ tôi quả thật là người sống một cuộc đời rất đạo hạnh, khoan hòa nhân ái. Bà nêu một tấm gương tốt cho tất cả anh chị em chúng tôi là phải biết “mến Chúa và yêu người,” phải “giữ phép công bằng,” phải “có lòng bác ái.” Bà rất siêng năng đọc kinh vào các buổi sáng, trưa, chiều tối. Gần như lúc nào rảnh rỗi, mẹ đều thầm thĩ nguyện kinh. Sáng sớm, trước khi đến nhà thờ dự lễ, thì tại nhà mẹ cũng bảo tôi đọc mấy kinh, xét mình ăn năn tội. Và sau khi dự Thánh lễ, mẹ thường ở lại đọc kinh tiếp ở nhà thờ, thật lâu sau rồi mới về nhà. Bà thuộc đủ mọi thứ kinh, nhờ có trí nhớ đặc biệt hơn người. Còn nhỏ tuổi, tôi cũng làm biếng chuyện cầu kinh y hệt như mấy người trẻ tuổi khác, nhưngvì yêu thương mẹ, nên bao giờ mẹ nhắc thì tôi đều đọc kinh theo với bà.

Lòng đạo hạnh vững vàng của mẹ như thế, thì được truyền lại cho các anh chị lớn tuổi, để rồi lan đến lớp em nhỏ chúng tôi. Tôi vẫn nhớ lời mẹ nhắc nhủ là: “Các anh chị lớn có bổn phận phải làm được cái tấm gương tốt lành để cho các em còn nhỏ noi theo. Phải biết thực hành cái chuyện ‘lá lành đùm bọc lá rách’... Ở nhà có hai người yếu đuối bệnh tật, đó là chị Chắt và cô Thanh, thì các anh chị em đều thay phiên nhau chăm sóc chu đáo tận tình. Tôi rất cảm động với sự yêu thương đằm thắm của các chị Chỉnh, chị Cao và chị Bá đối với tôi, khi các chị còn sanh tiền. Các chị đã qua đời, nhưng cái tình đùm bọc âu yếm đó đối với các em, thì không bao giờ tôi lại quên được.

Nhiều buổi tối, tôi kéo võng cho mẹ, thì bà cụ tỉ tê chuyện trò với tôi về đủ mọi sự việc trong làng nước. Mấy lần bà cụ nhắc là: “Con xem gia đình đó ở trong làng mình, con cháu họ không sao mà khá được, bởi lý do là xưa kia người cha của họ làm ăn thất đức, chuyên cái nghề ‘xui nguyên giục bị trong các vụ kiện cáo,’ chuyên ‘đâm bị thóc, chọc bị gạo’ để ******* cả hai phía. Vì thế mà bây giờ con cháu họ bị mắc ‘cái nạn quả báo,’ làm ăn thất bại không ngóc đầu lên được, mà còn bị mang tiếng xấu với làng với nước nữa...”

Bà cụ hay dùng những câu văn câu thơ có vần điệu mà dạy dỗ chúng tôi. Ðiển hình như câu: “Ăn mày là ai? Ăn mày là ta. Ðói cơm rách áo, hóa ra ăn mày.” Hay các câu: “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, mang thân vào tù,” “Ðói cho sạch, rách cho thơm,” “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau” v.v...

Những đau khổ vào tuổi cuối đời của mẹ

Mẹ tôi vốn người thể tạng yếu đuối, nhưng cuối đời bà chịu nhiều điều buồn phiền sầu khổ. Vào giữa năm 1947, thì cậu Dung là em út của mẹ bị Việt Minh sát hại và quăng xác xuống sông Trì Chính Phát Diệm, nên mẹ tôi khóc lóc than vãn thảm thiết trong nhiều bữa về cái chết tức tưởi này của cậu. Sau đó không bao lâu, thì vào cuối năm 1947 lại đến lượt cậu Lý Ðạc là em kế của mẹ cũng bị bệnh mà qua đời. Rồi vào mùa Xuân năm 1948 sau đó, bố tôi lại bị Việt Minh bắt đi và chẳng bao lâu sau thì không được tin tức gì nữa, vì chiến tranh mỗi ngày lan rộng tại vùng đồng bằng sông Hồng. Từ đó, ngày đêm mẹ thường ưu tư, lo lắng, ban đêm ngủ rất ít. Bà cụ hay phát phiền và thở dài trước những nghịch cảnh đớn đau xảy ra dồn dập đối với gia đình như thế.

Tôi thương mẹ vô cùng, nhưng nào biết làm gì khác hơn là ngửa mặt lên trời mà cầu xin Chúa thương xót đến mẹ và cả gia đình giữa cơn hoạn nạn tai ương đó. Các anh chị tôi cũng đều xúm lại an ủi mẹ lúc đó. Chị Cao mẹ của anh Ðại, Lương vì nhà ở gần, nên hay lui tới thăm nom mẹ. Các chị khác như chị Chỉnh, Bá, Mưu cũng như anh Tâm đều chăm sóc cho mẹ rất chu đáo, hiếu nghĩa. Vì thế mẹ đã có được sự thanh thản an tâm trước lúc ra đi, vì mẹ tin tưởng rằng các anh chị lớn tiếp tục thay mẹ để lo lắng cho các em còn nhỏ dại, nhất là cô Thanh, cô Liên và chú út Tế vào năm 1952 thì vẫn còn quá nhỏ tuổi.

Lại nữa, mẹ cũng được khuây khỏa vì thấy các con mình hòa thuận bảo bọc yêu thương, gắn bó đằm thắm với nhau. Vì thế mà trong nội bộ gia đình có sự yên ấm hạnh phúc, dù bên ngoài xã hội thời đó cuộc chiến tranh khói lửa vẫn đang đến hồi gay cấn, đẫm máu tàn bạo, hận thù chồng chất giữa đồng bào ruột thịt với nhau.

Những điều quý báu tôi học được từ nơi mẹ

Mẹ tôi tuy không được đi học, không biết đọc, biết viết, nhưng bà có một trí nhớ tuyệt vời. Mẹ làm tính nhẩm rất nhanh và chính xác. Mẹ cũng sắp xếp, quản lý cắt đặt công việc làm ăn trong nhà đâu ra đấy. Bà cũng khôn ngoan trong cách đối xử giao tế với họ hàng thân tộc, cũng như đối với làng nước. Nhờ vậy, mà tôi cũng như các anh chị em đều được thừa hưởng cái phần trí tuệ tinh anh của mẹ. Và riêng tôi, thì do có điều kiện học hành nhiều năm, nên tôi đã thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp trong học tập nơi trường ốc, cũng như trong công việc sau này ngoài xã hội.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là mẹ đã truyền lại cho anh chị em chúng tôi một cái lòng đạo hạnh vững vàng, một tinh thần lương hảo sâu sắc và tấm lòng nhân ái vị tha cao quý. Từ trên 50 năm nay, tôi đã dấn thân vào các loại công tác xã hội để giúp đỡ bà con kém may mắn như những nạn nhân chiến cuộc, những người bị đàn áp bóc lột, bị dày xéo nhân phẩm... Ðó là tôi noi theo tấm gương trong sáng của cha mẹ đã để lại cho tôi. Tôi áp dụng đúng theo lời khuyên nhủ của mẹ, cụ thể là: “Mến Chúa thì phải yêu người, phải chia sẻ cái ăn cái mặc với những ai đang thiếu thốn.” Và việc tôi làm, thì đều được các anh chị em trong nhà khuyến khích và hỗ trợ nâng đỡ cho tôi suốt bao lâu nay.

Nói vắn tắt lại, tôi thật biết ơn mẹ vì đã chỉ bảo hướng dẫn tôi biết đi theo “đường ngay nẻo chính” của sự thuận hòa yêu thương đối với tất cả mọi người, từ trong gia tộc ra đến ngoài xã hội. Mẹ đã qua đời trên 58 năm rồi, nhưng các đức tính nhân ái đạo hạnh của mẹ vẫn còn hiển lộ qua cuộc sống của mỗi người con của mẹ là các anh chị em yêu quý của tôi.

Và tôi luôn tự nhủ mình phải luôn cố gắng để xứng đáng với công lao trời biển của mẹ đã hết lòng hy sinh chăm sóc cho mình cả về vật chất cũng như tinh thần. Nhớ đến mẹ, tôi luôn cảm động rưng rưng nước mắt, mà trong lòng thì tràn ngập niềm yêu thương mến phục đối với một nhân cách cao quý rất mực như thế trên cõi đời nhiều chông gai nghịch cảnh này.

Với niềm tin vào cuộc sống mai sau, tôi phấn khởi, tràn trề hy vọng sẽ được gặp lại bà mẹ muôn vàn yêu quý của mình, sau ngày tôi lìa xa cõi thế gian tạm bợ này nữa vậy.

:D;)
 
M

meocon0728

NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA

Bần thần hương huệ thơm đêm

Khói nhang vẻ nẻo đường lên niết bàn

Chân nhang lấm láp tro tàn

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.


Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu

Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa.


Cái cò... sung chát... đào chua...

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.


Bao giờ cho tới mùa thu

Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đến sao.


Ngân hà chảy ngược lên cao

Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...

Bờ ao đom đóm chập chờn

Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi.


Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ... Mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.


Nhìn về quê mẹ xa xăm

Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...
 
M

meocon0728

MẸ VÀ RAU SẮNG

Khi con được làm con dâu mẹ
Con mới là sinh viên năm cuối trường y
Mẹ nuôi con đến ngày con tốt nghiệp
Ơn mẹ hiền con ôm trọn suốt đường đi

Con thường kể để bạn con nghe
Những kỷ niệm vụng về khi làm dâu mẹ
Mẹ hiền dịu và không bao giờ hạch họe
Con dại khờ mà vẫn được bình yên

Một kỷ niệm làm con khó quên
Mẹ đi chùa Hương mang về rau sắng
Màu xanh mướt như trời xanh ban tặng
Bát canh thơm con nhớ đến bây giờ

Có một lần con tặng mẹ bài thơ
Là khi mẹ vừa tròn sáu chục
Mẹ mang bài thơ khoe cùng bạn học
Rằng thơ con dâu tặng mẹ ngày sinh

Con nhớ về mẹ mắt con rưng rưng
Con đang khóc như lúc mẹ rời dương thế :
(Cái ống nghe của con rời ngực mẹ
Con biết chắc rằng mẹ đã ra đi )

Bàn tay con run run vuốt mắt mẹ thầm thì
Mẹ đi xa xin bình yên mẹ nhé
Con thương mẹ ngàn lần hơn lời kể
Vĩnh biệt rồi-Người mẹ kính yêu !
*
* *
Hôm nay thơ bạn con nói về rau sắng
Lòng con quặn thương nhớ mẹ vô cùng
Món rau sắng xưa mẹ nấu con ăn
Nay con làm sao nấu canh biếu mẹ ?

Ngày kia dỗ mẹ rồi mà con chỉ thể
Có xôi gà thắp hương mẹ mà thôi
Dòng lệ con rơi khi tâm sự đôi lời
Mong sao mẹ mãi bình yên nơi chín suối !
 
M

meocon0728

Em hãy kể về người mẹ kính yêu

Bài làm: Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.



Thủ khoa Tăng Văn Bình ước mơ trở thành một nhà kinh tế



Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.




Miệt mài đèn sách đã làm cho Bình trở thành thủ khoa đáng khâm phục

Tôi thật khâm phục mẹ. Tôi phải phấn đấu để trở thành một người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng, để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Mẹ là một người mẹ không giống với người mẹ nào. Trong mắt mẹ, tôi như là một hy vọng rực rỡ. Tôi vẫn luôn ghi nhớ câu nói: “Nếu mẹ là dòng sông, con là nước thì dòng sông không thể chảy được nếu thiếu nước”.
 
N

nangtientruyentranh

" Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và mẹ em chỉ có một trên đời"
đó! các bạn ạ. có rất nhiều tác phẩm ca ngợi người mẹ cử chúng ta, những người mẹ tần tảo, chăm sóc con cái, coi quản gia đình, vất vả tần tảo nuôi chung mình.
Mẹ tôi cũng vậy mẹ tôi có một cái tên đơn giản nhưng ý nghĩa mẹ tôi tên vân. năm nay mẹ vừa tròn 35 tuổi. vì nuôi chị em tôi đến như bây giờ nên mẹ đã gầy nhiều, với làn da trắng, khuôn mặt trái xoan, chiếc mũi dọc dừa, vóc dáng cao ráo nhiều thầy cô trong trường thường trêu mẹ " có một làn da trắng hồng và nụ cười chết người" vs vóc dáng cao,:D^^
mới viết tới đây ak
pữa sau viết tip
:)>-
 
L

linhngaoop

khi lên cấp hai, mọi thứ vẫn còn bỡ ngỡ đối với tôi và cô lan hương người mà tôi yêu quý nhất đax giúp tôi vượt qua giạ đoạn khó khăn đó
cô rất tốt với tôi và cả các bạn nữa. cô có hai đứa con một trai một gái. vì yêu nghề cô không quản đường xa đến trường em dạy học. vì yêu trò cô nhẫn nại giảng dạy cho những bạn yếu kém mà không cáu gắt gì cả. cô không chr dạy hoc mà dạy chúng em cả đạo đức làm người. ai mắc lỗi j cô khuyên bảo như một người mẹ vậy. cô rất tốt với tôi và tôi không nghĩ rằng một ngày tôi lại làm cho co buồn. hôm đó tôi vinh dự được nhà trường chọn đi dự một buổi lễ lớn mà mỗi lớp chỉ được chọn 2 người thôi. cuối buổi tôi chuẩn bị đi về thì em vinh con của cô hương lấy 1 viên đá nhỏ = ngón tay út ném vào mũi em. và thế là máu chảy ra ròng ròng. tôi cũng có tính trẻ con nữa nên chạy theo đuổi bắt em vinh cho hả giận. bắt được em vinh rồi, tôi vừa đánh vừa chửi nó. trong lúc tức giận tôi lỡ thốt ra một câu xúc phạm đến cô giáo. đúng lúc đó co giáo đi qua và nghe thấy những lời tôi vừa nói. em tưởng cô sẽ chửi cho tôi một trận tơi bời nhưng khômg cô đến bên tôi và khuyên bảo,chỉ cho tôi phải ý thức được những điều mình vừa nói. nghe xong tôi thấy rất hối hận và tôi không dám nhìn thẳng vào mắt cô vì thấy có lỗi. cô khuyên tôi xong thì cô có chửi em vinh vài câu rồi bảo em về nhà tự suy nghĩ. tôi về nhà càng nghĩ càng thấy có lổi và tôi định sáng mai đi học sẽ xin lỗi cô nhưng sao tôi vẫn không mở lời được.
tôi thật là trẻ con chỉ vì một việc nhỏ mà xúc phạm đến cô giáo. thế mà cco không giận mà còn khuyên bảo tôi. tôi tự hứa với bản thân mình rằng không được làm cô buồn nữa và phãi học thật giỏi, chăm ngoanvaf nghe lời bố mẹ. qua bài văn này tôi muốn nhắn nhủ các bạn rằng đừng vì tính cách của mình mà xúc phạm đến người khác.
 
H

huuthuyenrop2

Buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc trong niềm hân hoan. Không khí sôi động của buổi lễ kỷ niệm trọng đại này dần nhường lại cho không gian yên ắng đến lạ kỳ. Lúc này, sân trường chỉ còn lác đác một vài học sinh ngồi đó để chờ ba mẹ đến rước. Ba tôi hôm nay lại đến muộn. Tôi lắng nghe tiếng chim sẻ ríu rít cả một khoảnh sân. Một mình bên chiếc ghế đá, tôi bỗng nhớ lại một kỉ niệm xưa, thời mà tôi còn là cậu học sinh lớp năm trường Nguyễn Đình Chiểu, kỷ niệm về cô giáo của tôi ngày đó.

Tôi vẫn nhớ, khi còn học tiểu học, môn Toán của tôi rất khá. Điểm số của tôi luôn rực rỡ những con chín, mười tuyệt đẹp. Tôi luôn dẫn đầu lớp về điểm số. Tôi tự hào và hãnh diện về mình lắm. Trong tâm trí của cô chủ nhiệm đáng kính, của cha mẹ tôi, tôi hiện lên trong hình ảnh một học sinh giỏi, một đứa con ngoan. Chính vì những nhận thức, đánh giá bản thân quá mức đó, tôi đâm ra chủ quan và xem thường mọi thứ. Không biết từ bao giờ, tôi không chăm chỉ làm bài tập Toán cô cho nữa. Tôi ham mê đọc truyện tranh và thỉnh thoảng chỉ làm một số bài toán khó. Ở trên lớp, tôi chẳng còn chăm chú nghe giảng hay tập trung làm bài. Tôi ngập trong sự chủ quan, kiêu hãnh và bê trễ cho đến một ngày kia… Kỳ kiểm tra học kỳ một đã đến, tôi bước vào phòng thi với bao niềm phấn khích và tràn đầy tự tin. “Thế nào mình cũng đạt điểm mười lần này thôi, như bao lần khác ấy mà.” Nhưng mọi chuyện lại không như tôi muốn. Tôi bị sụp ngã ngay từ những câu đầu. Đó là những câu hỏi lý thuyết và bài tập rất căn bản, nhưng do không học bài nên tôi không biết cách làm. Mặt tôi lấm tấm mồ hôi, tim tôi đập thình thịch, đầu óc tôi rối bời, chẳng còn có thể tập trung tính toán nữa. Tôi tự hỏi mình phải xoay sở thế nào đây. Bước ra khỏi phòng thi, tôi như người mất hồn. Những ngày sau đó, tôi vẫn không sao quên được nỗi lo sợ ám ảnh trong phòng thi hôm ấy. Và điều gì đến rồi cũng đến…

Hôm phát bài thi môn Toán, khuôn mặt cô tôi có vẻ đượm buồn. Tôi lặng người với ý nghĩ rằng cô buồn vì kết quả bài thi của tôi. Quả không sai, khi bài thi môn Toán được chuyền đến tay tôi, tôi không thể bình tĩnh được nữa. Trời ơi! Con “năm” to đùng cùng những vệt đỏ đầy kín cả bài thi. Đây có phải là sự thật không vậy? Tôi đã bị điểm kém môn Toán, môn học sở trường của tôi. Tôi thấy bế tắc vô cùng. Kết quả này rồi sẽ được đưa đến tay cha mẹ, cha mẹ sẽ nghĩ sao đây: thất vọng và mất hết hy vọng về tôi, đứa con trai duy nhất của cả gia đình. Cha mẹ luôn đặt niềm tin vào tôi, luôn tự hào mỗi khi nhắc đến tôi. Cha mẹ ơi, con có lỗi với cha mẹ nhiều lắm! Chưa hết nữa, bạn bè sẽ nghĩ sao về tôi đây? Chúng bạn sẽ mỉa mai, chế giễu tôi suốt ngày. Trong phút chốc, tôi bỗng đánh mất mình. Một ý nghĩ dại khờ chợt lóe lên trong tôi vào giờ tan học hôm ấy. Cô đã để quên phiếu điểm trên bàn. Khi ấy, cả lớp về hết, chỉ còn Nam và tôi ở lại. Nam là một học sinh yếu của lớp về môn Toán. Tôi liền bàn bạc với Nam và dụ nó lên trên bàn giáo viên sửa điểm cho hai đứa. Chuyện này sẽ được giữ bí mật giữa hai đứa mà thôi.

Sau ngày hôm đó, vào thứ hai đầu tuần, cô đã phát hiện ra chuyện đó. Trịnh trọng và nghiêm khắc, cô hỏi cả lớp rằng ai đã sửa điểm cho tôi và Nam. Do lúng túng và sợ hãi, Nam đứng lên nhận lỗi và cúi mặt xuống. Giọng cô buồn bã hỏi Nam:

_ Tại sao em sửa điểm giúp bạn?

Nam không trả lời mà chỉ cúi xuống, thỉnh thoảng liếc sang nhìn tôi. Tôi bối rối và hoang mang vô cùng. Tôi phải làm sao đây? Tại sao tôi lại hành động như thế, một hành động thật xấu xa và hèn nhát? Tại sao tôi không nghĩ đến hậu quả sau này mà chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt? Cha mẹ, thầy cô, bạn bè sẽ nghĩ sao về tôi đây: một học sinh cá biệt, luôn toan tính những điều xấu xa cốt để đạt được điểm cao ư? Một đứa trẻ khi phạm sai lầm lần đầu tiên sẽ làm người ta có thành kiến mãi. Thế thì còn gì là lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh của tôi nữa. Tôi hối hận và xấu hổ vô cùng. Bằng tất cả lòng can đảm, tôi đứng dậy và nhận lỗi với cô mà nước mắt rơm rớm. Mặt tôi xanh xao, môi run run bần bật, tay chân không thể cử động được. Bằng tất cả lòng khoan dung, độ lượng, cô đã cân nhắc rất nhiều và chấp nhận tha thứ cho tôi. Tuy nhiên, cô đã cảnh cáo tôi trước lớp. Cuối buổi học hôm ấy, cô đã gọi tôi lại và nói:

_ Em đã chứng tỏ được sự ăn năn của mình bằng cách nhận lỗi. Em đã cho cô thấy rằng em là người luôn muốn vươn lên, luôn muốn phục hồi danh dự cho mình, dù điều đó đã khiến em nhận điểm xấu. Em phải luôn cố gắng học và hãy nhớ rằng: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Khi về nhà, tôi đã thú thật với ba mẹ những chuyện đã xảy ra và cầu mong được tha thứ. Ba tôi chẳng nói gì cả, chỉ thỉnh thoảng lại thở dài. Tôi thoáng thấy ánh mắt đượm buồn của mẹ. Mẹ ân cần dạy tôi:

_ Con ơi, con người ai cũng một lần phạm lỗi trong đời. Con biết lỗi và tự nhận lỗi là một điều tốt. Lần này ba mẹ tha thứ cho con. Nhưng con phải chăm chỉ học tập và không được làm như thế nữa.

Tôi gật đầu, khuôn mặt tỏ ra sung sướng đến không nói nên lời. Kể từ hôm đó, tôi phấn đấu hết mình trong học tập, vào lớp thì chăm chú nghe cô giảng bài, về nhà thì hoàn thành đầy đủ bài tập cô cho và còn dành thời gian tìm thêm những bài tập khó đề giải nữa.

Trải qua sự việc ấy, đến bây giờ, nó vẫn còn là bài học đáng nhớ và kỉ niệm khó phai trong cuộc đời tôi. Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp Chín. Bốn năm đã trôi qua rồi, cô giáo chủ nhiệm lớp Năm kính yêu của tôi giờ này có còn dạy ở ngôi trường cũ không? Gửi gió, gửi mây, hãy mang giúp tôi những lời ăn năn chân thành nhất đến cô. Cô ơi, kỉ niệm sẽ mãi in sâu trong em, luôn bên cạnh nhắc nhở em không được phạm sai lầm đó thêm một lần nào nữa. Khi đó, cô có thật sự tha thứ cho em không?

Tiếng bước chân người và những lời chuyện trò chợt cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Tôi lặng thầm trong phút chốc và cất bước ra về, trong lòng vẫn lâng lâng kỷ niệm đã qua. Chính nhờ nó, tôi đã hiểu được lòng trung thực của một con người quý giá đến nhường nào. Trong tôi bỗng có một mong muốn tha thiết: ngày hôm nay, 20/11, tôi sẽ cùng những đứa bạn thân hồi tiểu học trở về trường xưa thăm cô. Tôi tin rằng ba tôi sẽ ủng hộ ý định này của tôi. Trong phút chốc, tôi thấy mình như đang đứng giữa sân trường tiểu học năm xưa, xung quanh vẫn là cô và bạn bè ngày xưa ấy. Chúng tôi nói cười rôm rả với nhau. Tôi thấy ấm lòng lạ khi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên gương mặt nhân hậu dịu dàng của cô tôi. Ôi, yêu sao những kỷ niệm dấu yêu một thờ
[/COLOR]
 
H

hoangphuong2806

Em chả có kỉ niệm nhiều lắm nhưng em viết thảo luận cho bạn congaigiaitoan_5 tham khảo thôi! Khi kể về kỉ niệm của mình thì bạn nên tạo cái bối cảnh, hoàn cảnh sao cho câu chuyện của bạn hấp dẫn. Sau đó bạn có thể phịa thêm 1 tí cũng được, chỉ là cho chuyện hay hơn thôi mà! Sau đó bạn hãy tạo 1 kết bài thiệt kêu!
VD: Dì kỉ niệm này xảy ra đã lâu nhưng tôi vẫn luôn nhớ về nó. Vân vân và vân vân!!!
 
H

hongminh2003

Mỗi người mẹ đều có cách dạy con riêng. Với tôi mẹ là tất cả. Chín tháng mười ngày tôi nằm trong bụng mẹ: mẹ cho tôi hình hài, cho tôi tình yêu thương, cho tôi cuộc sống. Tôi nghĩ sẽ có một số bạn đọc xong phần liệt kê dười đây có thể sẽ nhận ra một số điều mới mẻ:
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi chúng ta ốm: Miễn phí
- Những giọt nước mắt chúng ta làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí
- Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của chúng ta: Miễn phí
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi chúng ta trong suốt mấy năm qua: Miễn phí
- Và đắt hơn cả chính là tình yêu thương của mẹ dành cho chúng ta: Cũng miễn phí luôn các bạn ạ !
Khi đc nghe đọc về câu chuyện này, mình thấy rất ân hận và nguyện sẽ học thật giói, đúng như hi vọng của bố mẹ trên hết là không làm mẹ buồn và thất vọng. Chúng mình cùng phấn đấu, các bạn nhé ! CON YÊU MẸ RẤT NHIỀU ! Dù đến hết cuộc đời, ta không bao giờ đền đắp được tình yêu của người mẹ dành cho con đâu!
 
Top Bottom