[Văn 5]Bài dự thi

A

annbobble

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người ơi xin giúp em bài thi cuộc thi tìm hiểu với.Đề bài:Bạn hãy nêu những suy nghĩ, cảm xúc của mình về Hà Nội và những đề xuất, kiến nghị, ý tưởng của bạn để xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại?
 
Last edited by a moderator:
K

khanhlinh2018

Cổ Loa - nơi An Dương Vương chọn xây thành chống Triệu Ðà. Mê Linh - nơi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chọn để đóng đô. Lý Nam Ðế dựng lũy ở cửa sông Tô, xây chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc) bên hồ Tây, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống, giữ vững kinh thành Thăng Long, với tuyên ngôn 'Nam quốc sơn hà, nam đế cư'. Thời Trần, ghi dấu ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông. Thế kỷ 15, với cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng thành Ðông Quan của Lê Lợi, chủ nghĩa yêu nước được phát huy cao độ dưới ngọn cờ 'đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo'. Mùa xuân năm Kỷ Dậu - 1789, Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long. Ðó là những bản anh hùng ca về sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam.
Mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ vĩ đại, Ðảng bộ và nhân dân Hà Nội đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào ngày 19-8-1945. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam). Hà Nội lại được chọn là Thủ đô của đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới của Thăng Long - Hà Nội. Ngày 10-10-1954, Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, đánh dấu một trang sử chói lọi trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của toàn dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Nội lại lập công xuất sắc, với kỳ tích 'Ðiện Biên Phủ trên không', được bạn bè quốc tế ca ngợi là 'Thủ đô của phẩm giá con người'.
Thăng Long - Hà Nội qua dòng chảy thời gian, luôn là nơi hội tụ hiền tài, tinh hoa và sức mạnh; tiếp thu, chắt lọc cái hay, cái đẹp của trăm miền, để những tinh hoa, trí tuệ đó lan tỏa, trở thành di sản và niềm tự hào chung của dân tộc. Khi các vua Lý lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mở trường đào tạo nhân tài từ thế kỷ 11, tư tưởng trọng người hiền tài, trọng học vấn, trọng lễ nghĩa được vun đắp và trở thành tư tưởng xuyên suốt trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Giá trị của di sản này đã được khẳng định ở tầm quốc tế khi 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, với bề dày lịch sử hơn 13 thế kỷ, hiện diện trong đời sống của Thủ đô hiện đại, cũng vừa được Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Cùng với những di tích lịch sử, văn hóa, di vật khảo cổ học đã phát lộ và còn tồn tại trên mặt đất, di sản này góp phần quan trọng khẳng định một nền văn hiến rạng rỡ và lâu đời của dân tộc Việt Nam mà Thủ đô là đại diện.
Kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, trực tiếp là Ðảng bộ Hà Nội, quân và dân Thủ đô đoàn kết một lòng, vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến đấu kiên cường, thông minh, sáng tạo, lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HÐH theo định hướng XHCN. Hà Nội trở thành niềm tin yêu, hy vọng và tự hào của đồng bào cả nước. Năm 1999, Hà Nội đã được tổ chức UNESCO trao tặng danh hiệu 'Thành phố vì hòa bình'. Năm 2000, Ðảng và Nhà nước đã tặng thưởng Thành phố Hà Nội danh hiệu cao quý 'Thủ đô Anh hùng'. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô vừa vinh dự đón nhận Huân chương Sao Vàng (lần thứ ba). Ðây không chỉ là vinh dự, niềm tự hào của nhân dân Thủ đô mà là của chung cả nước. Bởi để tạo nên tầm vóc, vị thế và những thành tựu của Thăng Long - Hà Nội hôm nay, là công sức, trí tuệ và sự phấn đấu của cả nước, của toàn dân tộc, được vun đắp từ mồ hôi, xương máu của cha ông, qua nhiều thế hệ, của các anh hùng, liệt sĩ xuyên suốt chiều dài lịch sử.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện quan trọng, thiêng liêng của dân tộc, là ngày hội lớn của nhân dân Thủ đô và đồng bào cả nước. Những tình cảm và muôn nghìn việc làm đầy cảm động của nhân dân cả nước hướng về ngày Ðại lễ đang nói lên điều đó. Với tinh thần 'Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội', Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn ý thức, phải làm sao xây dựng và phát triển Thủ đô xứng đáng 'là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế'. Những công dân Thủ đô hôm nay luôn tự hỏi: Ðược thừa hưởng rất nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống đáng tự hào của Thủ đô 1000 năm văn hiến và anh hùng, sẽ đóng góp gì cho những năm tiếp theo để xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại? Tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm đó được thể hiện trong Báo cáo chính trị trình Ðại hội Ðảng bộ lần thứ 15 sắp tới.
Bước vào thiên niên kỷ thứ hai của Thăng Long - Hà Nội, để xứng đáng vị thế Thủ đô, trên nền thành tựu của hơn 20 năm đổi mới và những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2006 - 2010, Ðại hội 15 của Ðảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2010 - 2015, xác định chủ đề 'Phát huy truyền thống 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng bộ, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại'. Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi những mục tiêu cơ bản của nhiệm vụ CNH, HÐH Thủ đô, cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ CNH, HÐH vào năm 2020.
Ðảng bộ thành phố quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Ðảng, gắn với tình hình nhiệm vụ cụ thể của Thủ đô: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt; phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội; quản lý đô thị và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng; bảo đảm an ninh - quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu. Hai khâu đột phá được lựa chọn là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.
Ðảng bộ thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, gắn với Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh', chú trọng việc nêu gương của cán bộ lãnh đạo các cấp. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng; đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ phong cách công tác, lề lối làm việc, phương pháp chỉ đạo, điều hành với phương châm 'tập trung, kiên quyết, dứt điểm, hiệu quả'; thực hiện phân cấp mạnh cho cơ sở, xây dựng mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động giữa các tổ chức của hệ thống chính trị; đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực và tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức các cấp.
Thành phố phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2015 là 11%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 9%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 8%/năm. Ðến năm 2015, mức thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội đạt khoảng 3.500 - 3.600 USD và đến năm 2020 đạt khoảng 5.100 - 5.300 USD. Ðể bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững, thành phố phải phát huy tiềm năng, lợi thế để nâng cao chất lượng phát triển, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với phát triển đô thị sinh thái, môi trường bền vững, ưu tiên phát triển các vùng ven đô, ngoại thành gắn với tiến trình CNH, HÐH nông thôn. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn lực gắn với tài nguyên, nhà và đất công, vốn, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ, mở rộng liên kết kinh tế, đẩy mạnh xã hội hóa.
Về xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, trước hết, phải tiếp tục hoàn thiện quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô, bảo đảm chất lượng, tính khả thi, phù hợp yêu cầu phát triển bền vững. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, không gian kiến trúc của phố cổ, làng cổ, thành cổ đặc trưng của Thủ đô. Phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị với việc hoàn thiện hệ thống giao thông, hoàn thành đồng bộ các tuyến đường trục hướng tâm, các tuyến đường sắt đô thị. Tập trung chỉ đạo xây dựng các khu dân cư và các khu đô thị mới gắn với bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách ...
Nguồn: google

...để thực hiện tốt công tác quản lý dân cư và điều chỉnh phân bố dân cư trên địa bàn. Tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý đô thị, nhất là các lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, trật tự, kỷ cương xây dựng văn minh đô thị. Thành phố quan tâm xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển mô hình nông thôn mới. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần gắn với thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với nông dân, trong đó chú trọng giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, các vấn đề dân sinh bức xúc, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Về văn hóa - xã hội, tiếp tục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vị trí và yêu cầu phát triển văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, xứng đáng với truyền thống văn hiến nghìn năm, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tăng cường tính tự quản của cộng đồng, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong xây dựng nếp sống văn hóa. Làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Phát triển giáo dục - đào tạo, phấn đấu giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.
Với vị trí Thủ đô, thành phố quyết tâm giữ vững ổn định chính trị trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc thành quả đổi mới. Thường xuyên củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng và phát huy sức mạnh quốc phòng toàn dân. Ðấu tranh có hiệu quả, làm thất bại mọi âm mưu chống phá Ðảng, chính quyền và sự nghiệp đổi mới.
NHỮNG năm tới là chặng đường phát triển quan trọng và đầy ý nghĩa đối với Thủ đô Hà Nội; giai đoạn bước sang thiên niên kỷ thứ hai. Nhìn về tương lai, triển vọng, thời cơ cũng như khó khăn, thách thức đều lớn. Với truyền thống đoàn kết nhất trí, Ðảng bộ và nhân dân Hà Nội phát huy hào khí Thăng Long, tinh thần chủ động, sáng tạo, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại; xứng đáng với niềm tin yêu của đồng bào cả nước; xứng đáng tầm vóc và vị thế Thủ đô nghìn năm Văn hiến và Anh hùng.
Nguồn:google
 
Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

Muốn có một Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại thì trước tiên ta phải củng cố lại ý thức kỷ luật ở mỗi con người. Hiện nay báo chí ra rất nhiều bài nói về "Cháo chửi, phở mắng" hay là "Tranh nhau hôi tiền của người bán rau bị gió thổi bay".Ngày xưa, con người chưa bao giờ có những bản tính xấu xa như này, tôi không nói tất cả mọi người trên thế giới mà tôi chỉ ngỏ ý nói vài người có cái tính xấu đấy.Muốn được ăn một bát phở ngon người ta phải nghe mắng, nghe chửi có còn coi khách hàng là "THƯỢNG ĐẾ" nữa đâu. Tuy vậy, những con người đó vẫn nhẫn nhịn chịu đựng lời mắng chửi, có một số chỗ phục vụ rất tốt, có khi họ còn cho cơm miễn phí người nghèo. Đó là những bản tính tốt mà chỉ có vài nơi có được, không những thế ta không được vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng hay những danh lam thắng cảnh đẹp, vì những khu vực đó là những khu vực có nhiều người nước ngoài đến thăm quan,chụp ảnh. Nếu ta vứt rác bừa bãi ra đó, đó sẽ là một điểm xấu trong mắt người nước ngoài, ta cũng không được chặt chém hay đối xử không tốt với họ vì họ cũng như ta cũng là con người, chỉ là khác khu vực với chúng ta mà thôi. Để có được 1 Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại ta phải có ý thức tốt, có cách sử xự tốt khi gặp người nước ngoài và cũng phải có một phẩm chất tốt mới có thể khiến Thủ đô Hà Nội ngày càng tươi đẹp được.

~Nguồn chọn lọc google.
 
D

dung03022003

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự nghiệp xây dựng và BVTQ đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đan xen không ít những khó khăn, thách thức. Thanh niên vẫn là lực lượng to lớn của xã hội, “… là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước… một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH” (2). Để phát huy vai trò xung kích của thanh niên, cấp ủy, chính quyền và cấp bộ Đoàn các cấp cần thực hiện tốt những vấn đề chủ yếu sau:
Một là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, luôn đòi hỏi các cấp bộ Đoàn phải tiến hành thường xuyên, liên tục, thiết thực, hiệu quả. Thông qua giáo dục, nhằm xây dựng lớp thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, yêu CNXH; có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật; đạo đức cách mạng và lối sống đẹp; có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên; có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Các tổ chức đoàn, hội ở từng cơ quan, đơn vị phải đổi mới, có nhiều nội dung, hình thức hoạt động thiết thực nhằm tập hợp, thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia. Trong đó, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI); lấy gương “người tốt, việc tốt” để giáo dục; tổ chức cho đoàn viên tích cực tham gia xây dựng Đảng; đấu tranh kiên quyết bài trừ những tiêu cực, tệ nạn xã hội, những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, là những nội dung, biện pháp cần được thực hiện thường xuyên.
Hai là, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, cần quan tâm phát động, vận động thanh niên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, lao động, sản xuất, tạo nên sức bật mới, động lực mới, đỉnh cao mới của tuổi trẻ cả nước. Ở từng nơi, tổ chức đoàn phải cụ thể hóa các phong trào:“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị” cho phù hợp với đối tượng, đặc điểm của địa phương và có tính khả thi cao. Đồng thời, chủ động, tích cực vận động thanh niên tham gia xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Các cấp bộ Đoàn cần tiếp tục chỉ đạo phát triển, đa dạng hóa các loại hình hoạt động tình nguyện, chú trọng cả về chất lượng và quy mô; đẩy mạnh hoạt động tình nguyện tại chỗ kết hợp với tổ chức các chiến dịch thanh niên tình nguyện theo mùa và từng nhiệm vụ. Chú ý kết nối, hỗ trợ và định hướng các đội tình nguyện tự phát trong thanh niên hoạt động đúng hướng, hiệu quả. Qua đó, tạo điều kiện để tuổi trẻ trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề, như: đảm bảo an sinh xã hội, phát triển y tế, giáo dục ở cơ sở; mạnh dạn đảm nhận thực hiện những công trình, chương trình, đề án trong các lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo của Tổ quốc...
Ba là, quan tâm, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ tham gia BVTQ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, trực tiếp xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho thanh niên. Vì thế, các cấp bộ Đoàn cần tăng cường giáo dục cho thanh niên về trách nhiệm và nghĩa vụ BVTQ, ý thức cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đẩy mạnh hoạt động các mô hình tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên xung kích tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới, hải đảo", Chương trình "Góp đá xây Trường Sa", "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương"… với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực. Làm theo lời Bác Hồ dạy, tuổi trẻ trong LLVT phải tích cực học tập, nghiên cứu làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, huấn luyện giỏi, SSCĐ cao; chủ động tham gia phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai; phấn đấu rèn luyện, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước.
Bốn là, phát huy và đề cao vai trò xung kích của thanh niên lao động sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ, có nhiều sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Với phương châm "ở đâu có đoàn viên, thanh niên và hoạt động Đoàn, ở đó có hoạt động sáng tạo", cán bộ Đoàn cần định hướng, cổ vũ đoàn viên, thanh niên đẩy mạnh phong trào "sáng tạo trẻ" trong từng lĩnh vực, từng đối tượng; cổ vũ họ nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng, ban hành chính sách bồi dưỡng, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực trẻ, tài năng, nhằm phát hiện, thu hút, tập hợp và tạo môi trường thuận lợi để họ cống hiến, đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và BVTQ.
Năm là, chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh; đề cao vai trò tự học, tự rèn của thanh niên. Quán triệt sâu sắc quan điểm: “Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”; “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”; “Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước”. Do đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành cần coi việc xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh là hạt nhân đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên cũng quan trọng như xây dựng tổ chức đảng và công tác vận động thanh niên là một bộ phận quan trọng trong công tác vận động quần chúng của Đảng, là nhiệm vụ có tầm chiến lược, liên quan đến thành bại của cách mạng. Từ đó, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên; chăm lo bồi dưỡng, giáo dục thanh niên để họ trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ. Đồng thời, tổ chức đoàn phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, xây dựng tổ chức vững mạnh toàn diện, thực sự là trường học XHCN của thanh niên; phát huy tinh thần tự giác học tập, rèn luyện của thanh niên, để họ nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và sứ mệnh của mình đối với vận mệnh của dân tộc, đất nước. Các cấp bộ Đoàn và các cấp, các ngành cần đề cao sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới có “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”.

 
Top Bottom