Văn Văn 12

Eric kay

Học sinh
Thành viên
29 Tháng tư 2017
2
0
26
23

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Giúp t với
Phân tích tâm trạng nhân vật mị đêm tình mùa xuân từ đó liên hệ tâm trạng 2 chị e liên khi đợi tàu từ đó nhận xét về sự gặp gỡ tư tưởng 2 tác giả
- Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Dấu hiệu đầu tiên của sự sống đã trở lại trong Mị
○ Lòng Mị đang sống về ngày trước: Nhớ về quá khứ, về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời mình
○ Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng.Mẹ còn trẻ, Mị muốn được đi chơi
+ Phản ứng đầu tiên khi sự sống trỗi dậy: Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay ~> Ý thức được tình cảnh đau xót của mình, những giọt nước mắt tưởng như cạn kiệt trong đau khổ lại có thể lăn dài
+ Hành động
○ Lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng
~> Thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối, muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình
○ Quấn lại tóc, với tay lấy váy hoa~> Hành động trong vô thức, quên sự có mặt của A Sử ,ngay cả khi bị trói cũng quên mình bị trói, tiếng sao vẫn dìu tâm hồn Mị theo cuộc chơi
~> Cặp đối lập hiện thực phũ phàng và khát vọng sống cho thấy tác giả đặt sự hồi sinh của nhân vật trong tình huống bi kịch cho thấy khát vọng sống mãnh liệt trên nền hiện thực phũ phàng làm sức sống ấy trở nên có phần dữ dội bộc lộ tư tưởng: Sức sống con người cho dù bị chà đạp trói buộc vẫn không thể chết mà như một ngọn lửa luôn âm ỉ cháy chỉ gặp dịp là bùng lên mãnh liệt
- Liên hệ với tâm trạng hai chị em Liên trong cảnh đợi tàu: Cảnh đợi tàu như gợi nhớ về Hà Nội ( vừa là nuối tiếc Hà Nội - quá khứ tươi đẹp vừa mong mỏi một cuộc sống đúng nghĩa.) ~> Đợi tàu bởi lẽ tàu là hoạt động sống cuối cùng của phố, tàu đến từ Hà Nội như tia hồi quang để hai chị em nhìn về quá khứ .Qua đó bộc lộ tư tưởng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam ( phát hiện, nâng niu, trân trọng sự sống: những đứa trẻ trog cảnh nghèo nàn tăm tối vẫn không thôi mất đi niềm tin, mơ ước hướng về tương lai, sự sống. Đồng thời gióng lên một hồi chuông cảnh báo về cuộc đời của những đứa trẻ.
- Ta bắt gặp sự giao thoa , gặp gỡ tư tưởng của hai tác giả. Cùng bắt nguồn từ tấm lòng nhân đạo sâu sắc, những tình cảm trân trọng nhất được dành tặng những số phận , mảnh đời bất hạnh. Niềm tin vào sức sống con người
- Nêu đánh giá chung về hai tác phẩm và tư tưởng được bộc lộ trong đó
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Giúp t với
Phân tích tâm trạng nhân vật mị đêm tình mùa xuân từ đó liên hệ tâm trạng 2 chị e liên khi đợi tàu từ đó nhận xét về sự gặp gỡ tư tưởng 2 tác giả

Mở bài:
Dẫn dắt bằng giá trị nhân đạo của 2 tác phẩm: tình thương người => Dẫn vào hai tác phẩm => Dẫn vào 2 nhân vật trong 2 hoàn cảnh đó
Thân bài:
1. Giới thiệu bổ sung:
- Tác phẩm của Tô Hoài mang vẻ đẹp dung di, đời thường và gần gũi với cuộc sống. Ông có vốn kiến thức phong phú về văn hóa của nhiều vùng miền.
- Khi Tô Hoài cùng bộ độitham gia vào chiến dịch giải phóng Tây Bắc (1952). Xuất xứ.In trong tập Truyện Tây Bắc, gồm 3 tập: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn Vợ chồng A Phủ.
2. Phân tích tâm trạng nhân vật Mị
- Bằng ngòi bút phân tích tâm lí vô cùng đặc sắc, nhà văn Tô Hoài đã để cho tâm hồn của Mị, khao khát của Mị trong một đêm tình mùa xuân nồng nàn, da diết.
Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng” => “Mị nhẩm thầm theo tiếng sáo”
- Uống rượu: “uống ực từng bát” => Nhớ lại quá khứ - Lãng quên thực tại
Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.=> Sức sống bừng dậy. Mị muốn đi chơi hội
- Mị nhận ra hiện tại khốn cùng:“Mị với A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau
- Hành động:
+ Thắp đèn: Thắp lên ánh sáng rọi vào cuộc đời tăm tối triền miên của Mị.
+ Chuẩn bị đi chơi hội: Phản kháng quyết liệt.
Khát vọng bị vùi dập: A Sử trói đứng Mị vào cột nhà.
Mị như quên mình bị trói: Mị “vùng bước đi” theo tiếng sáo.
Nghe tiếng chân ngựa: Cay đắng nhận ra thân phận mình.
→Thân phận con người mà không bằng thân phận một con ngựa.
=> Người phụ nữ trong bão tố khổ đau vẫn nguyên vẹn niềm ham sống, khao khát tình yêu mà bấy lâu nay tưởng như héo úa lụi tàn trong đoạ đầy đau khổ.
3. Liên hệ tâm trạng của Liên khi đọi tàu:
Đoàn tàu từ Hà Nội về: những toa hạng trên sang trọng. Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi,còi rít lên,đoàn tàu rầm rộ đi tới. Các toa đèn sáng trưng,chiếu ánh cả xuống đường. Chuyến tàu ở Hà Nội về: trở đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên, mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện buồn tẻ.
=> Tâm trạng Liên: lặng theo mơ tưởng,hạnh phúc,rồi những cảm giác ban ngày lắng đi …Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh ,bình an
4. Sự gặp tư tưởng giữa 2 tác giả: giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Niềm thương cảm sâu sắc tới những con người cùng khổ
- NIềm tin vào tương lai tươi sáng của con người, niềm tin vào sức mạnh nghị lực phi thường của con người
Kết bài: Khái quát lại vấn đề: tâm trạng của Mị -> Liên => Giá trị nhân đạo của tác phẩm
 
Top Bottom