Văn 12

Minh Duyên

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
39
18
56
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ


Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )

1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
 

Khởi Đầu Mới

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2017
120
227
189
Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ


Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )

1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ là: miêu tả, tự sự, biểu cảm
2. Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ. Tiếng Việt đc so sánh với đất cày, lụa, tơ…. Cách so sánh khiến ý thơ trở nên gợi hình, gợi cảm: tiếng Việt gắn với thôn quê, gần gũi với người quê, tình quê, mang đậm dáng dấp và linh hồn quê hương Việt Nam, giản dị , thuần hậu mà tinh tế giàu chất thơ.
3. Đoạn thơ đã thể hiện những tình cảm chân thành của nhà thơ với tiếng Việt. Đó là tình yêu, cảm xúc tự hào về vẻ đẹp tiếng Việt. Tiếng Việt gần gũi than thương, tiếng nói của nhân dân.
 

lolem_theki_xxi

Cựu Mod Cộng đồng|Miss được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng sáu 2011
3,008
1,286
416
$\color{Violet}{Địa ~ Ngục :))}$
1 - Thể thơ tự do.

2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:
- Nhân hóa: Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
- So sánh:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ​
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: giúp câu thơ thêm mềm mượt hơn, thơ mông hơn, góp phần làm rõ hình ảnh tiếng Việt: thân quen, bình dị, gần gũi đối với mỗi người dân, thân thuộc như chính đất trời Việt, như chính con người Việt. Hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.


3 ) Đoạn thơ trên có nội dung cơ bản là ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt và sự gắn bó, thấu hiểu của tác giả đối với tiếng mẹ đẻ. Tư tưởng này được kết nối thông qua những cảm nhận của tác giả về sự thấm nhuần tiếng Việt trong văn hóa Việt Nam. Đó không chỉ là cảm nhận sâu sắc của tác giả mà là sự đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế mà tác giả rút ra từ cộng đồng, từ xã hội.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương

lolem_theki_xxi

Cựu Mod Cộng đồng|Miss được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng sáu 2011
3,008
1,286
416
$\color{Violet}{Địa ~ Ngục :))}$
Đúng =)) Cái này thì chính xác nhất :D Còn tên thể thơ tự do là cách gọi chung :D Chỉ cần nói là thơ tự do là có đủ điểm rồi :D
Ngày xưa lúc chị ôn thi hsg cô chị bảo bài này rất nhiều nơi, tài liệu để thể thơ Bát Ngôn ( 8 chữ) . Tuy nhiên nhiều nơi hội đồng thi không chấp nhận vì bài này âm luật của nó không rõ ràng, ( câu cuối lại chỉ có 7 chữ, Ngoài ra bản gốc của nó có đoạn : Ôi đất cày như bùn, như lụa - 7 chữ) . Vì thế khi thi thì sẽ sử dụng thể thơ tự do để lấy chắc điểm nhất.

Thể thơ Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ) :

Tuy mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Tuy nhiên em sẽ phân biệt thơ 8 chữ với thơ tự do như thế này

Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.

Câu hai và câu ba thì chữ cuối của câu hai, ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng. Cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.

Câu cuối cùng gần như tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng cho phép chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: baochau1112

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Ngày xưa lúc chị ôn thi hsg cô chị bảo bài này rất nhiều nơi, tài liệu để thể thơ Bát Ngôn ( 8 chữ) . Tuy nhiên nhiều nơi hội đồng thi không chấp nhận vì bài này âm luật của nó không rõ ràng, ( câu cuối lại chỉ có 7 chữ, Ngoài ra bản gốc của nó có đoạn : Ôi đất cày như bùn, như lụa - 7 chữ) . Vì thế khi thi thì sẽ sử dụng thể thơ tự do để lấy chắc điểm nhất.

Thể thơ Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ) :

Tuy mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Tuy nhiên em sẽ phân biệt thơ 8 chữ với thơ tự do như thế này

Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.

Câu hai và câu ba thì chữ cuối của câu hai, ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng. Cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.

Câu cuối cùng gần như tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng cho phép chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu.
ừ nên mình nghĩ là trả lời thể thơ 8 chữ truyền thống xen lẫn thể thơ tự do, vì đa số các câu có 8 chữ, 1 số câu có 7 chữ, nên nó vẫn chỉ là phá cách 1 chút chứ thực tế vẫn là thể 8 chữ, nói thế cho nó chắc điểm, mà chắc ko thì ko rõ nữa
 
  • Like
Reactions: baochau1112

lolem_theki_xxi

Cựu Mod Cộng đồng|Miss được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng sáu 2011
3,008
1,286
416
$\color{Violet}{Địa ~ Ngục :))}$
ừ nên mình nghĩ là trả lời thể thơ 8 chữ truyền thống xen lẫn thể thơ tự do, vì đa số các câu có 8 chữ, 1 số câu có 7 chữ, nên nó vẫn chỉ là phá cách 1 chút chứ thực tế vẫn là thể 8 chữ, nói thế cho nó chắc điểm, mà chắc ko thì ko rõ nữa
Phải là thơ Tự do ý, bạn đọc kĩ lại bài trên đi. Vì bây giờ nhiều hội đồng chấm thi người ta ngặt trong cái này lắm. Mình thì mình chắc chắn luôn, Vì đề này mình làm rồi. phần này mình cô ôn thi hsg tỉnh cho mình nói. Để là thể thơ 8 chữ sẽ bị bắt lỗi đó.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Phải là thơ Tự do ý, bạn đọc kĩ lại bài trên đi. Vì bây giờ nhiều hội đồng chấm thi người ta ngặt trong cái này lắm. Mình thì mình chắc chắn luôn, Vì đề này mình làm rồi. phần này mình cô ôn thi hsg tỉnh cho mình nói. Để là thể thơ 8 chữ sẽ bị bắt lỗi đó.
trả lời là thể thơ 8 chữ truyền thống xen lẫn thể thơ tự do không được luôn à? khi trước cô mình dạy vậy á
 
  • Like
Reactions: baochau1112

lolem_theki_xxi

Cựu Mod Cộng đồng|Miss được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng sáu 2011
3,008
1,286
416
$\color{Violet}{Địa ~ Ngục :))}$
trả lời là thể thơ 8 chữ truyền thống xen lẫn thể thơ tự do không được luôn à? khi trước cô mình dạy vậy á
Thể thơ nó đã có quy định chung rồi mà bạn ơi . Thơ tự do là thơ tự do, thơ Bát Ngôn là thơ Bát Ngôn . Thơ 8 chữ ( Bát Ngôn) gần giống như thể song thất lục bát đó
Như thơ Đường Luật, chỉ cần âm vần chệch một tị đã không còn là thể thơ đấy rồi mà
Tuy thơ Bát Ngôn được tự do hơn ở câu đầu tiên, và không rõ nét như các thể thơ khác, nhưng về âm luật thì vẫn bắt buộc như vậy.
Nếu cô bạn nói là thơ Bát Ngôn phá cách thì không nói làm gì, nhưng nếu nói là Thơ Bát Ngôn xen lẫn thể thơ tự do thì đây là một định nghĩa sai hoàn toàn. :(
Bài này từ khi đề ra dùng bản Gốc Tác giả Lưu Quang Vũ thì đáp án đề thi của hội đồng thi hầu hết đã trở về thành thể Tự Do rồi bạn ạ.

Lưu ý : Nếu mà bạn vẫn nhất quyết để là thơ Bát Ngôn , thì nhớ nói là Bát Ngôn Biến thể ( hoặc bát ngôn phá cách ) chứ đừng nói là bát ngôn xen lẫn thể tự do - Điểm của bạn câu đấy sẽ về 0 luôn đó .
 
Last edited:

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Thể thơ nó đã có quy định chung rồi mà bạn ơi . Thơ tự do là thơ tự do, thơ Bát Ngôn là thơ Bát Ngôn . Thơ 8 chữ ( Bát Ngôn) gần giống như thể song thất lục bát đó
Như thơ Đường Luật, chỉ cần âm vần chệch một tị đã không còn là thể thơ đấy rồi mà
Tuy thơ Bát Ngôn được tự do hơn ở câu đầu tiên, và không rõ nét như các thể thơ khác, nhưng về âm luật thì vẫn bắt buộc như vậy.
Nếu cô bạn nói là thơ Bát Ngôn phá cách thì không nói làm gì, nhưng nếu nói là Thơ Bát Ngôn xen lẫn thể thơ tự do thì đây là một định nghĩa sai hoàn toàn. :(
Bài này từ khi đề ra dùng bản Gốc Tác giả Lưu Quang Vũ thì đáp án đề thi của hội đồng thi hầu hết đã trở về thành thể Tự Do rồi bạn ạ.

Lưu ý : Nếu mà bạn vẫn nhất quyết để là thơ Bát Ngôn , thì nhớ nói là Bát Ngôn Biến thể ( hoặc bát ngôn phá cách ) chứ đừng nói là bát ngôn xen lẫn thể tự do - Điểm của bạn câu đấy sẽ về 0 luôn đó .
ừ cô nói là phá cách, ban đầu có nói, khúc sau lại nhầm lẫn, thanks
 
Top Bottom