[VĂN 12]Tuyên ngôn độc lập; Mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến

T

thanhvy2007

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có mấy đề em không biết làm ai có thể giúp dùm em với chỉ cần một đoạn ngắn thôi, nhưng phải có đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài. Anh chị nào biết đề nào giúp em đề đó đi. 4 ngày nữa em phải nộp rồi cố gắng giúp em với
Đê:
1. Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta".
Hãy bày tỏ những suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
2. Phân tích bài thơ Chiều Tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.
3. Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh chị tiếp thu được khi học và đọc bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
4.Lí giải vì sao Tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho tới nay là một án văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam.
5. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không còn xa lạ với giới trẻ ngày nay, và việc học những tác phẩm như Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là bổ ích.
Anh chị hãy viết một bài văn nghi luận tỏ bày ý kiến của mình về vấn đề trên.
6. Hãy viết một đoạn văn về việc cần thiết của việc bảo vệ môi trường nước


------------------------------------------------------------
- Lần sau nhớ đặt tên chủ đề đúng quy định em nhé.
- Các Đề 2, Đề 3, Đề 5 em post vào các bài tương ứng trong Ngữ văn 11; Đề 6 em post vào phần Nghị luận xã hội nhé.
- Với mỗi chủ đề, em chỉ nên post nội dung liên quan đến một vấn đề để các bài tham gia thảo luận được tập trung.
Đồng ý với anh chứ?!
 
Last edited by a moderator:
T

thanhphu2007

Cố gắng đi bạn ơi, văn mình học dỡ tệ không giúp bạn được rồi....... Bạn nhờ mấy bận khác đi nha
 
Last edited by a moderator:
N

nguyetnga91

minh học ban xã hội nên mong được trao đổi nhiều về môn văn. Có đề văn gì cứ post lên,hy vọng mình sẽ giúp được.
 
C

conu

Có mấy đề em không biết làm ai có thể giúp dùm em với chỉ cần một đoạn ngắn thôi, nhưng phải có đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài. Anh chị nào biết đề nào giúp em đề đó đi. 4 ngày nữa em phải nộp rồi cố gắng giúp em với
Đê:
1. Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta".
Hãy bày tỏ những suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
2. Phân tích bài thơ Chiều Tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.
3. Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh chị tiếp thu được khi học và đọc bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
4.Lí giải vì sao Tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho tới nay là một án văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam.
5. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không còn xa lạ với giới trẻ ngày nay, và việc học những tác phẩm như Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là bổ ích.
Anh chị hãy viết một bài văn nghi luận tỏ bày ý kiến của mình về vấn đề trên.
6. Hãy viết một đoạn văn về việc cần thiết của việc bảo vệ môi trường nước
Trời đất, em post lên mấy cái đề như thế này thì ai mà giúp em cho xuể, phải chịu khó suy nghĩ độc lập chứ. Động não đi em ạ, mình mới tích luỹ vốn và kĩ năng được chứ.
Anh sẽ giúp em 1 số đề ở đây khi có thời gian.
Hôm sau anh sẽ nêu 1 vài ý kiến mang tính gợi ý lên diễn đàn cho các đề : 1, 2, 3, 4, 6.
 
Q

quansuquatmo

Trời đất, em post lên mấy cái đề như thế này thì ai mà giúp em cho xuể, phải chịu khó suy nghĩ độc lập chứ. Động não đi em ạ, mình mới tích luỹ vốn và kĩ năng được chứ.
Anh sẽ giúp em 1 số đề ở đây khi có thời gian.
Hôm sau anh sẽ nêu 1 vài ý kiến mang tính gợi ý lên diễn đàn cho các đề : 1, 2, 3, 4, 6.

Tại sao anh nói bữa sau anh post gợi ý của đề: 1, 2, 3, 4 mà sau anh chưa post cho thanhvy2007 nữa hả anh. Anh post lên cho em học hỏi nữa với anh ơi
 
G

Godot

Anh góp chút ý kiến nhé.

Đề 1.

Văn bản Nhận đường của Nguyễn Đình Thi năm ngoái được trích giảng trong chương trình Ngữ văn 12 thí điểm nhưng năm nay đã được "gỡ" ra khỏi chương trình (cả cơ bản và nâng cao). Do vậy, câu hỏi của em chắc không phải hỏi về văn bản Nhận đường mà tập trung vào nhận định của Nguyễn Đình Thi.

Nhận định của Nguyễn Đình Thi được nêu ra trong văn bản Nhận đường, viết năm 1948 - trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và có vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của văn học suốt những giai đoạn sau. Lời nhận xét trên của Nguyễn Đình Thi tuy được viết năm 1948 nhưng có sức khái quát rộng, không chỉ đúng cho văn học kháng chiến chống Pháp mà còn là mệnh đề chính xác cho cả văn học giai đoạn chống Mĩ.

Nhận định của Nguyễn Đình Thi nêu lên mối quan hệ giữa Văn nghệ (trong đó có văn học) và Kháng chiến, nhấn mạnh đến hai nội dung: nhiệm vụ của văn nghệ với kháng chiến và vai trò của kháng chiến đối với sự phát triển văn nghệ (lưu ý, do hoàn cảnh lịch sử đất nước thời kì đó, kháng chiến cũng đồng nghĩa với một mảng rất quan trọng, có vai trò trung tâm trong hiện thực cuộc sống).

Để làm sáng tỏ nhận định này, em có thể dựa vào các tri thức trong bài Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở đầu sách Ngữ văn 12 để tham khảo, đồng thời, huy động vốn hiểu biết về những tác phẩm văn học trong thời kì này của mình để viết bài. Cấu trúc, bố cục bài viết em có thể tự tổ chức nhưng theo anh bài viết phải đảm bảo hai ý lớn:

- Nhiệm vụ của văn nghệ với kháng chiến: quan điểm của Đảng về văn nghệ được thể hiện rõ trong câu nói của Bác Hồ: "văn nghệ là cũng là một mặt trận và các anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận đó". Dưới sự chỉ đạo thống nhất đó, các tác phẩm văn học thời kì này thể hiện rõ vai trò là "vũ khí chiến đấu" chống quân thù: Đối tượng tiếp nhận làđoông đảo quần chúng nhân dân, ca ngợi những tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng, ca ngợi nhân dân, ca ngợi những anh hùng, lãnh tụ, tuyên truyền đường lối, quan điểm kháng chiến của Đảng, động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất, cổ vũ các chiến sĩ ngoài mặt trận, ngợi ca tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc.... (em tự triển khai phân tích và tìm những dẫn chứng, tác phẩm, nhân vật cụ thể nhé)

- Vai trò của kháng chiến đối với văn nghệ (văn học): Hiện thực cuộc kháng chiến khốc liệt, gian khổ mà anh dũng, hào hùng của dân tộc đã cung cấp cho các nhà văn nguồn ĐỀ TÀI vô cùng phong phú. Đồng thời, hiện thực sinh động cũng cung cấp cho các nhà văn những gương điển hình lao động, chiến đấu, tạo CẢM HỨNG và gợi ý những HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT cho tác phẩm. Những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đều được thể hiện sinh động và xúc động trong thực tế kháng chiến. Các tác phẩm trong giai đoạn này đều mang đậm chất LÃNG MẠN và thể hiện rõ nét CẢM HỨNG SỬ THI....

Hi vọng đôi dòng trên có thể giúp ích chút gì cho em. Mong em có được bài viết ưng ý.
 
G

Godot

Đề 2, Đề 3 thuộc chương trình Ngữ văn 11.

Đề 4

Để lí giải về "sức lay động" lớn lao của văn bản Tuyên ngôn độc lập đối với tình cảm, ý thức người Việt Nam bao thế hệ chắc có nhiều nguyên nhân khác nhau (cả những nguyên nhân văn học và nguyên nhân phi văn học). Theo anh, bài viết có thể triển khai trên hai ý lớn cơ bản:

- Sức thuyết phục về nội dung

Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm. Vì vậy, trong ý thức (và có lẽ cả phần vô thức), ý thức dân tộc, ý thức về nền độc lập tự chủ của dân tộc luôn luôn có một vị trí vô cùng quan trọng, nếu không muốn nói, vị trí thiêng liêng nhất. Và những áng văn thơ (đây nói đến những áng văn thơ hay) đề cập đến vấn đề này luôn luôn nhận được sự cộng hưởng rất lớn từ đặc điểm tâm lí đó của người đọc. Chả thế mà không chỉ Tuyên ngôn độc lập của HCM, các áng văn, thơ như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo... đều có sức lay động người đọc, vượt qua khoảng cách thời gian hàng thiên niên kỉ.

Tuyên ngôn độc lập là một văn bản chính luận hiện đại: từ kết cấu, ngôn ngữ, lập luận...Dù không phải sống trong cảnh đất nước bị mất độc lập tự do, bị thực dân Pháp rồi phát xít Nhật áp bức, bóc lột nhưng người đọc hôm nay vẫn xúc động, đồng cảm với nỗi khổ và khát vọng của cha ông đồng thời bất bình với những tội ác mà kẻ thù đã gây ra. Chúng ta cũng không khỏi tự hào, xúc động trước lời tuyên bố long trọng và thiêng liêng về quyền tự do và độc lập của dân tộc ta sau hơn 80 năm chịu thân phận nô lệ.

- Sức thuyết phục về nghệ thuật

Đây là nguyên nhân quan trọng góp phần vào thành công và sức lay động mạnh mẽ đối với người đọc nhiều thế hệ. Văn bản chính luận (vốn trọng lí lẽ, lí trí) nhưng Tuyên ngôn độc lập đã kết hợp nhuần nhuyễn chất chính luận với trữ tình, giữa tình cảm và lí trí, giữa tài năng nghệ thuật và tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc của tác giả. Vì vậy, không chỉ có những lập luận sắc bén, luận cứ thuyết phục, luận điểm sáng rõ, bài văn còn thể hiện tình cảm thiết tha của tác giả (cũng như của toàn dân tộc) đối với nền độc lập, tự do của đất nước. (em nên đi sâu phân tích những chi tiết thể hiện sự kết hợp này: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận, giọng điệu, văn phong....).

Đôi lời góp thêm. Mong em có được bài viết ưng ý.
 
C

conu

Tại sao anh nói bữa sau anh post gợi ý của đề: 1, 2, 3, 4 mà sau anh chưa post cho thanhvy2007 nữa hả anh. Anh post lên cho em học hỏi nữa với anh ơi

Sorry em, mấy ngày nay anh tương đối bận, nhiều bài tập quá mà chỉ có 1 tuần để nộp cho thầy. Năm đầu ở trường anh hơi bận vì năm thứ 2 là phân khoa. Chưa có thời gian để post lên được, 1 số tài liệu của anh trước kia ôn ở đội tuyển cũng có phần liên quan đến đề 1 nhưng anh vẫn chưa tìm ra. Rất may anh Godot đã trả lời giúp anh.

Anh xin trả lời nốt cho em đề 3:

Em hãy vận dụng kiến thức học được trong sách và bằng chính những bài học của mình rút ra từ những đức tính quý báu của Bác thể hiện trong tập thơ để trả lời câu này:
Ta học được ở Bác:
- Sự kiên cường, bất khuất trong hoàn cảnh đề lao, đoạ đầy ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Một ý chí thép của một chiến sĩ, một người tù cách mạng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
- Tuy nhiên ở Bác vẫn hiện hữu một trái tim giàu tình yêu thương con người, đồng cảm với những cảnh đời của tầng lớp nhân dân lao động. Một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên, của lòng người.
- Một phong thái đầy ung dung, tự tại, thoải mái, như thoát ra khỏi nhà tù để hoà mình vào thiên nhiên, cuộc sống phía bên ngoài song sắt. Dù "thân thể ở trong lao" nhưng "tinh thần ở ngoài lao".
- Trong lòng Bác vẫn luôn canh cánh, ngóng trông về "trời Nam", khắc khoải lo âu về vận mệnh Tổ Quốc, vận mệnh của dân tộc. Nhiều đêm đối diện đàm tâm với trăng lạnh. -> Tình yêu nước cháy bỏng, thiết tha, cao cả, vĩ đại.
- Dù trong những tháng ngày tù đầy tưởng bi đát nhất, có lúc đổ bệnh, chịu cảnh sống kham khổ, bản thân mất tự do nhưng vẫn luôn tràn ngập lạc quan tin tưởng vào tương lai, vào ngày mai, ánh bình minh. => Đó chính là tinh thần cách mạng.

=> NKTT là bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần của Hồ Chí Minh: 1 tâm hồn yêu nước, 1 trái tim nhân đạo, 1 cốt cách nghệ sĩ.
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Đề 2 là 1 đề khá quen thuộc. Em phân tích như thông thường, nhưng hãy lưu ý, phải luôn luôn nhắc đi nhắc lại sự hoà hợp giữa "bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại". Như vậy, em phải có ý thức phân tích tập trung ở những điểm nút thể hiện tính cổ điển và tính hiện đại, có thể nói bài thơ "Mộ" là 1 bài thơ thể hiện rất rõ nét 2 yếu toos này. Nếu em làm tập trung bật lên được chúng, thì bài của em ko chỉ là 1 bài phân tích thông thường mà còn đáp ứng tốt yêu cầu luận đề, thể hiện sự hiểu bài sâu sắc.

Đây là 1 dàn ý mẫu của anh:
* Trước tiên phải khẳng định đây là 1 bài thơ viết theo lối Đường thi, sử dụng những bút pháp của thơ cổ, vậy tinh thần thời đại sẽ ở đâu?
- "cánh chim", "chòm mây" -> "lấy động tả tĩnh, lấy điểm vẽ diện" -> 1 bút pháp của Đường thi.
+ Sự xuất hiện của hình ảnh thiên nhiên ngay từ đầu bài thơ gợi dáng dấp cổ điển trong thơ xưa.
+ Dẫn chứng: cánh chim, chòm mây xuất hiện trong thơ Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Lý Bạch, Thôi Hiệu...
+Ta bỗng nhận ra 1 nét chung trong tâm hồn, cốt cách các bậc "tiền phong đạo cốt" xưa và Bác: ung dung, thanh cao như muốn vượt lên cuộc sống tầm thường.
+Tuy nhiên vẫn mang tinh thần thời đại: Nếu như cánh chim trong thơ thi sĩ thời xưa gợi về xa xăm, phiêu bạt, bay vào vô tận rồi mất hút; thì trong thơ Bác cánh chim ấy lại tìm về cánh rừng để ngủ sau 1 ngày mệt mỏi, tìm về với nhịp sống vẫn tuần hoàn. Trong câu thơ thoáng buồn, nhưng ta đồng cảm với nỗi lòng của Bác... vaf càng nhận thấy Bác có 1 tinh thần thép (khác với cái tôi trữ tình tuyệt vọng trong thơ xưa nếu đặt tâm trạng Bác vào hoàn cảnh thực tế): dù đang bị lưu đày vẫn ung dung cảm nhận thiên nhiên -> điều này cũng phản ánh chất hiện đại trong thơ Người.
- Từ phông thiên nhiên trên kia, đột ngột 2 câu sau hiện ra 1 bức tranh sinh hoạt của con người:
"Sơn thôn...hồng"
+ Hình tượng trung tâm: người thiếu nữ trong LĐ mang nét đẹp tươi trẻ, khoẻ khắn, bình dị => điều này khác lạ với thơ xưa, vì thơ xưa thường lấy những hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp cao sang, quý phái, mẫu mực mang tính ước lệ tượng trưng. Bác đã đưa hình ảnh người LĐ vào trong thơ. --> hiện đại.
+ Ko 1 chút hoa mĩ, cầu kì nhưng ko hạ thấp giá trị thơ => Hình ảnh người con gái toả sáng trong từng động tác xay ngô => con người trở thành chủ thể (trong khi thơ xưa con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng trước thiên nhiên). => hiện đại.
+ Bứt tranh thiên nhiên hiu quạnh phía trên đã chuyển mình thành bức tranh sự sống => Sự gắn bó với cuộc sống và những con người LĐ bình dị của Bác => hiện đại.
+ Bút pháp: láy âm, vắt dòng (mới lạ so với cổ thi) -> vòng quay của cối xay ngô -> câu thơ có sự vận động: "ma bao túc/ bao túc ma" -> sự vận động tự nó đã toát lên sự sống qua nhịp điệu xay ngô. -> giàu chất tạo hình.
+ Khi vừa xay xong -> thì lò than rực hồng -> ko 1 chữ tối viết ra trong câu thơ ta vẫn nhận ra trời đang tối, bởi trời tối thì ánh sáng của lò than mới rực sáng ánh lửa hồng => Bút pháp lấy sáng tả tối của thơ xưa (vd: ngõ tối đêm sâu đóm lập loè của Nguyễn khuyến trong "thu ẩm"). Tuy nhiên trong thơ xưa ánh sáng trong bóng tối thể hiện sự leo lét, yếu ớt; còn ở đây, trong thơ Bác, ánh sáng lại là hội tụ, kết tinh sự sống của toàn bài khi trời vừa chọt tối, ánh sáng trở thành điểm nhấn, điểm nổi bật giữa bóng tối. => hiện đại (điều này cũng thể hiện sự hoà quyện giữa bút pháp cổ điển và hiện đại). => Và đây cũng chính là "thi nhãn" của toàn bài thơ.
Câu thơ trên thể hiện sự vận động trong thơ Bác (trong khi thơ xưa chỉ ghi nhận sự tĩnh tại, những điều đã sẵn có, là kết quả cuối cùng của 1 quá trình vận động nay đã dừng lại) -> tính hiện đại. Sự vận động từ tối -> sáng, lạnh lẽo -> ấm áp, buồn -> vui.
Ánh sáng hồng ấy bừng lên hắt vào làm tôn lên vẻ đẹp khoẻ khoắn của cô gái lao động. Ánh sáng làm dậy lên niềm yêu đời, lạc quan dù trong hoàn cảnh khốc liệt => tinh thần thép.

==> Dù bài thơ được viết theo thể Đường thi, với bút pháp cổ điển, nhưng ta vẫn nhận thấy trong đó có sự hoà quyện với tinh thần hiện đại rất rõ nét và tinh tế.


* Lưu ý: bài này em cần phải phân tích sâu thêm, Dàn bài trên anh chỉ tập trung vào những điểm nổi rõ tính cổ điển và nét hiện đại để giúp em làm rõ luận đề, em cần nâng cao hơn nữa và ngoài ra ko quên so sánh với bản nguyên tác chữ Hán.
Hôm sau anh sẽ đưa nốt gợi ý đề số 6.
Chúc em hoàn thành bài thật tốt!
 
C

conu

Anh sẽ trả lời nốt cho em đề số 6:
6. Hãy viết một đoạn văn về việc cần thiết của việc bảo vệ môi trường nước

Ở đây, bài chỉ yêu cầu viết 1 đoạn văn (chứ ko phải bài văn), nên em cần lưu ý ko nên viết quá dài. Đoạn văn này nên theo lối T - P -H, có mở - thân kết.
Về mô hình chung vẫn theo các bước như 1 bài nghị luận, nhưng cần ngắn gọn, cô đọng, súc tích.
*Mở đầu: giới thiệu vấn đề.
*Thân: Bắt vào vấn đề.
- Thế nào là bảo vệ môi trường nước?
- Vì sao phải bảo vệ môi trường nước?
- Đánh giá tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nước. (vì nước chính là nguồn sống của con người và các loài động vật, giữ cân bằng sinh thái, nước sạch để dùng trong các hoạt động sống, sinh hoạt và sản xuất của con người...) ---> Đó là 1 việc làm có tính sống còn của môi trường và sự tồn vong của nhân loại và hệ động thực vật trên trái đất.
- Mở rộng, bổ sung vấn đề:
Câu nói trên đã đặt ra 1 vấn đề bức thiết hiện nay ko chỉ của Việt Nam mà của toàn thế giới, đó là việc giữ gìn sự trong sạch của môi trường nước. Nước đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi nước thải sinh hoạt và các nhà máy công nghiệp, bệnh viện... (dẫn chứng: sông Tô Lịch ở Hà Nội, sông Sài Gòn, ngoài ra các con sông tự nhiên cũng đang ngày càng bị vẩn đục...) ---> tổn hại đến môi trường, sức khoẻ con người, giết chết nhiều loài cá, các loài động thực vật...
Trước tình hình ấy, chúng ta phải có biện pháp đúng đắn, tích cực để làm trong sạch lại môi trường nước, giảm thiểu, hạn chế các nước thải công nghiệp, sinh hoạt tràn ra các hồ nước, con sông và cả biển... Mà công viẹc nan giải trên cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, từng con người đều phải có ý thức, trách nhiệm rõ rệt.
Ngay từ bây giờ, cần có những hoạt động tích cực cụ thể, tuyên truyền thường xuyên các vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên các phương tiện truyền thông, cớ những phong trào và những cuộc vận động, cuộc thi khuyến khích những việc làm có lợi cho sự trong sạch của môi trường nước, khuyến khích các công trình nghiên cứu bảo vệ nước. Cần có thái độ nghiêm khắc với hành vi của các cá nhân, tập thể gây ô nhiễm nguồn nước và xử lý thích đáng để răn đe...(Như vụ việc xả nước thải ra sông Thị Vải của công ti Vedan trong nhiều năm qua đã bị lên án trước toàn xã hội và phải đền bù cho những tổn thất mình đã gây ra...)
Trách nhiệm của từng học sinh: cái này tự liên hệ bản thân.
*Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường nước, rút ra bài học.


Chúc em làm bài như ý. Có gì cứ góp ý thêm. ;)
 
M

minhhang08041996

anh co the viet thanh mot bai tham khao cho em de hinh dung ve de mot khong em bi van qua!
 
Top Bottom