Thấy các bạn nói chuyện khá thú vị về lý luận văn học, mình cũng mong góp "vài trống canh".
Tiếp nhận văn học có thể nói là cuộc đối thoại giữa người đọc với tác giả thông qua tác phẩm, sau đó là của người đọc với người đọc về và từ tác phẩm đó. Ở đó, thể hiện nhu cầu giao tiếp, chia sẻ, trao đổi, giãi bày giữa người với người. Dù sợi dây liên hệ là gián tiếp, nhưng nó lại mang tính giao diện rất cao, thể hiện 1 phần chức năng văn học. Một tác phẩm lúc này chỉ còn là phương tiện giao tiếp giứa nhà văn với nhiều loại độc giả khác nhau, mà với mỗi loại độc giả là 1 cuộc nói chuyện cũng rất khác nhau. Đó là cuộc giao tiếp đa chiều và đa dạng: người đọc giao tiếp với tác giả, với nhân vật và hình tượng trong tác phẩm và với nhau. Đó là cuộc giao tiếp trong ko gian: giữa các dân tộc và nền văn hóa, và thời gian: giữa các thế hệ và thời đại khác nhau.
Nhân nói về vấn đề tiếp nhận văn học, một vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa nhà văn - độc giả, mình cũng muốn đề cập đến 1 vấn đề lý luận sâu hơn trong mối quan hệ đó, đó là mối quan hệ giữa 4 thành tố: tác giả, độc giả, đời sống, tác phẩm. "Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khác h quan", bạn hiểu câu đó như thế nào?
Khi ta bàn về những điều này, ta sẽ hiểu sâu hơn về văn học. Mong các bạn chia sẻ ý kiến.