[văn 12] NLXH

G

giaunhatau06

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

chị nao` giỏi văn làm cho em thử 1 bài để em tham khảo nhá [nhưng đừng chép văn mẫu, tự mình nghĩ ra] giúp em nhanh nhá
Thank nhju` nhju` :-*
đề bài là: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm "học đi đôi với hành".
 
C

conu

Mình ko thể viết hộ bạn, mình chỉ có thể đưa ra một vài suy nghĩ.
Giải thích cái đã:
Học là lĩnh hội kiến thức.
Hành là thực hành, là vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội vào thực tế để trở thành một kỹ năng phục vụ có hiệu quả cho cuộc sống, cho công việc...
-> Đấy là ta cũng đã phần nào giải thích cho luận điểm tại sao học lại phải đi đôi với hành.
Việc học là tiếp nhận kiến thức nhưng nếu ko biến nó thành kỹ năng để vận dụng thì sẽ chỉ là lý thuyết suông, lý thuyết sinh ra là để áp dụng vào đời sống nên việc thực hành là điều rất quan trọng ko thể thiếu -> khẳng định lời khuyên trên của các cụ là hoàn toàn đúng.
Có thể đưa những ví dụ minh hoạ về chuyện học và hành và có thuyết minh cho dẫn chứng ấy để khẳng định tầm quan trọng của việc kết hợp tiếp thu và vận dụng.
Có thể nói học và hành là hai mặt bổ sung cho nhau, nếu hành mà ko có học thì công việc sẽ trở nên vô cùng khó khăn, quá trình lao động sản xuất của con người sẽ dậm chân tại chỗ, ko tiến lên được, còn chỉ học mà thiếu thực hành những kiến thức tiếp nhận sẽ vô nghĩa, ko phục vụ được cho cuộc sống và công việc, có thể liên hệ câu: " trăm hay ko bằng tay quen" bằng lối phản đề.
Nêu ra phương hướng để làm tốt cả hai công việc học và hành, nhất là việc thực hành như thế nào.
Cuối cùng cũng chỉ thâu tóm học và hành là hai việc ko tách rời.
 
N

ngockieub2

=.=".....học đi đôi với hành có nghĩa nà...học là để có kiến thức...nhưng nếu ko thực hành thì lý thuyết chỉ là lý thuyết :D
 
H

hoang_khanh

Trước tiên ta cần hiểu rõ thế nào là "học đi đôi với hành" ? "Học" ở đây là học lý thuyết - những kiến thức ta tiếp thu từ thầy cô mỗi ngày. "Hành" là thực hành, ứng dụng ~ lý thuyết trên vào cuộc sống hằng ngày. Ta dễ dàng nhận ra mối wan hệ mật thiết jữa "học" & "hành" : "học" mà ko "hành" thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết - ~ lý thuyết suông ko hữu dụng. Ngược lại, "hành" mà ko "học" thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu wả - ko khéo còn trở thành ~ kẻ fá họai ngu dốt. Giữa "học" & "hành" là mũi tên 2 chiều mà khi mất đi 1 chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên khó khăn, fức tạp hơn rất nhiều.

Hiện nay nước ta có tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đấy là do thói wen học vẹt, wa loa như "cưỡi ngựa xem hoa", học chỉ để có = cấp về khoe xóm làng. Học fải đúng cách thì mới có thể kết hợp với "hành" để đạt hiệu wả cao nhất. Học tập trong trường cũng thế. Điểm số là fương tiện giúp ta đánh giá thực lực bản thân, chứ ko fải là thước đo chỉ số IQ, wuyết định sự thông minh của mỗi người. "Thành công là nhờ 9 fần chăm chỉ, 1 fần thông minh" 1 người dù thông minh cách mấy mà ko chịu trau dồi kiến thức thì cũng như ~ kẻ vô học ko có ích. Ko có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, "muốn biết fải hỏi, muốn giỏi fải học". Thật nực cười cho ~ kẻ giấu dốt, ôm cái ngu về nhà mà cứ tỏ vẻ ta đây thấu hiểu hết. Việc học là mênh mông trời biển, ko fân biệt giai cấp, giàu nghèo, tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể học, từ bất cứ nơi nào : học từ thiên nhiên cách đàn ong xây tổ, học từ thầy cô kiến thức fổ thông...Xấu hổ thay cho ~ kẻ "thùng rỗng kêu to", vỗ ngực tự hào rằng ta đã học hết mọi thứ !

Giỏi lý thuyết ko vẫn chưa đủ. Nếu ko ứng dụng ~ gì đã học vào cuộc sống thì chẳng fải ta đã học 1 cách vô ích ? Ko fải tự nhiên mà 1 chiếc máy bay có thể bay dc. Đó là kết wả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ, thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ ko nhục chí, "thất bại là mẹ thành công". Sau khi thất bại, ko nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi "tại sao mình thất bại ?" để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười ! Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả 1 đọan đường dài, ko fải cứ giỏi lý thuyết là làm dc tất cả. Cuộc sống là con đường trải đầy hoa hồng, nhìn thì rất êm nhưng muốn đi dc trên đó, ta fải trả = máu. Đôi khi wa thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hỏng của những giả thiết tưởng chừng là đúng. Đối với HS chúng ta, bài tập về nhà là 1 cách kiểm tra lại kiến thức đã học trên lớp. Vì thế, hãy vui vẻ hòan tất bài tập. Đó là cơ sở để xây dựng 1 tương lai tươi sáng cho riêng mình
 
S

smhoa

Mình cần các bạn góp ý cho mình 4 đề sau để mình có ý làm bài viết. Càng nhiều càng tốt, đặc biệt là ví dụ chứng minh. Các bạn đưa ý kiến trước 6/9/2009 để mình còn có tư liệu làm bài viết (đề mở). Phần lớn các đề là nghị luận. Những câu có *, mình cần nhiều ý. Nếu bạn làm sẵn một bài hoặc dàn ý, càng tốt. Mình cảm ơn trước.

1)* Hãy phát biểu ý kiến của em về mục đích học tập do UNESCO đề xướng “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
2)* Trả lời câu hỏi “sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?” (Tố Hữu)
3) Suy nghĩ về hiện tượng “nghiện Internet” của bạn trẻ hiện nay.
4) Bàn về vấn đề “vào đại học là con đường duy nhất của thanh niên”.
 
Last edited by a moderator:
T

thuha193

Những đề bạn nêu trên hầu như đều đã được giải quết trong các topic sau đây, lần sau bạn nhớ dùng công cụ tìm kiếm trước khi post bài để tránh trùng lặp:)

Đề1: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=26907
Đề 2: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=43451
Đề 3: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=28448

Với đề 4 của bạn, mình có một số gợi ý nhỏ:
Nói gần nói xa ai cũng biết là đại học không phải là con đường duy nhất nhưng mà là con đường cần thiết phải đi với một số người.
Nhiều người nói rằng: ĐH không phải con đường duy nhất để thành công. Không phủ nhận nếu họ thành đạt mà không qua ĐH, nhưng nhiều người cũng mượn câu nói đó để biện minh cho cái sự trượt ĐH của minh. Và có lẽ họ chưa kịp nghiên cứu vế sau của câu nói đó: nhưng đó là con đường thẳng nhất, dể đi nhất và êm ái nhất.
- Trước tiên bạn cần nêu ra cái ích lợi khi vào được đại học
- Tiếp đó nêu suy nghĩ của bản thân: ĐH chỉ là con đường ngắn nhất, dễ đi nhất chứ không phải là con đường duy nhất.
- Nêu những dẫn chứng chứng minh suy nghĩ của bạn. Có thể về những người bạn biết, thành công trong cuộc sống mà không qua giảng đường đại học...
- Cuối cùng rút ra bài học cho bản thân.

Chúc bạn làm bài tốt:)
 
Top Bottom