Văn [VĂN 12] Nghị luận xã hội rút ra từ tác phẩm văn học

C

cherrynguyen_298

Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong mới ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu, chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ.

Ông hai nhân vật chính trong truyện là một người yêu làng, yêu nước tình yêu làng của ông có những nét đặc sắc, riêng biệt được thể hiện thành một đức tính đáng quý.

Là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, từng nếp nhà, thửa ruộng, từng ngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt , xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm, ông 2 phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Do đó lòng ông đau đáu nhớ quê. Ban ngày lo bận việc sản xuất, ổn định cuộc sống, chiều rồi buổi tối ông hai lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Trong câu chuyện, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình. Làng Chợ Dầu quê ông đẹp lắm, đường là phong quang sạch sẽ, cái cổng làng rộng như cổng thanh… Ông khoe cả cái “sinh phần”- lăng mộ- của viên tổng đốc người làng, mặc dầu đó là một chứng tích đau khổ của dân làng, trong đó có ông. Đặc biệt là ông hai khoái nhất khoe và kể nhiều nhất là những ngày đầu CMT8. Quê hương được giải phòng, thoát khỏi ách cường hào phong kiến và lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới. Đêm đêm rậm rịch tiếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran tiếng trẻ em học bài… lại cả những tiếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng bàn việc nước, việc dân… nghe những chuyện ấy, mọi người đều thông cảm với lòng nhớ quê da diết của ông. Không chỉ nhớ mà ông còn luôn tự hào, cho rằng làng chợ Dầu của ông đẹp nhất nhì thiên hạ. Đó là một người yêu quê hương tha thiết bằng một tình cảm tự nhiên \, hồn nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày, từ những sự vật, con người gắn bó hàng ngày… Tình cảm đó thuần phác và trong sáng biết bao.

Khi nghe tin làng chợ dầu theo Tây ông hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân” . Trước hết là sự xót xa của ông về làng mình , sự phản bội của nơi chôn rau cắt rốn của mình . Ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó . Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng chợ Dầu vẫn là nới ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện , tự hào. Vậy mà bây giờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng rồi lại tắt ngấm . Từ lau ông yêu làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình yêu nước mạnh hơn , thiêng liêng hơn: không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn , ông hai đã thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy , nhưng làng theo Tây thì phải thù .. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai. Chết thì bao giờ dám đơn sai.” Khi ông tâm sự với con, ông Hai muốn bảo con nhớ cau”nhà ta ở làng chợ dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ CHí MInh”. Tình quê và lòng yêu nước của những người nông dân ấy rất sâu nặng và thiêng liêng biết bao. Ông hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ, những tự hào, chua chát, những nguyện vọng và hi vọng… hài hoà , gắn bó giữa quê hương và tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiên gian khổ ấy thì cách mạng đã đổi đời cho những người nhân dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gặt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng , với Bác Hồ của những người nông dân như ông nó chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, máu thịt.
Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông hai, ta hiểu và cũng mừng cho sự hớn hở của ông hai khi ngeh tin làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng , tình yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ ngày ông hai không pảhi dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước, cái vui của ông hai là cái vui của một con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. niềm vui khiến ông lão như trẻ con” lật đật,bô bô” kể về làng mình bị đốt nhẵn. Nhà của ông bị cháy rụi mà ông không để í, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này ông làm kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về cái làng chợ dầu kháng chiến của mình.

Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.

Vẻ đẹp tâm hồn của ông hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương- Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm! Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống pháp đã trú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!
 
C

cherrynguyen_298

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một giương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt , tâm lý của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà . “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp tình yêu làng, lòng yêu nước ở người nông dân. Ai đến với ông “Làng”, chắc khó quên được ông Hai - một nhân vật nông dân mang những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân (nếu đề Hai : .......khó quên được ông Hai - một nhân vật nông dân mang những nét đẹp thật đáng yêu . Ở ông có những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp)

2/(Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết):
Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn vốn là một tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nông dân nói riêng. Lịch sử văn học dân tộc từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy . Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế . Ông Hai không những yêu làng màtình yêu làng ở ông thống nhất bền chặt với lòng yêu nước. Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn và tình cảm người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

II-

a/ Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện:

- Khi tản cư, ông Hai nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em, đòng đội. Tình cảm yêu làng của ông đã gắn bó với tình cảm kháng chiến. Ông không chỉ là một dân làng mà còn là một phụ lão , một chiến sĩ đã từng tham gia đánh giặc giữ làng mà nay phải xa làng đi tản cư.

- Ở nơi tản cư, ông luôn theo dõi tin tức kháng chiến , tin tức của làng Dầu. Sáng hôm ấy ,ông Hai đang ở trong phòng thông tin, tâm trạng rất phấn chấn:Ruột gan ông lão như múa lên. Vui quá! Vui vì kháng chiến bao nhiêu, ông càng cụt hứng và đau khổ bấy nhiêu.

-Trong lúc ông Hai đang hồ hởi với những chiến tích kháng chiến, những gương dũng cảm anh hùng của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin cả làng Dầu “Việt gian theo Tây” .

+ Ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được.....”- một cái tin động trời mà trước đó ông không thể tin, không thể ngờ lại có thể xảy ra như thế . Ông Hai còn cố gắng hỏi lại để hy vọng đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Nhưng rồi, bằng những chứng cứ cụ thể, ông Hai đành phải tin cái sự thật khủng khiếp ấy. Cử chỉ đầu tiên của ông là lảng chuyện, cười cái nhạt thếch của sự bẽ bàng, rời quán về nhà (nơi tản cư). Những câu nói mỉa móc, căm ghét của những người tản cư nói về cái làng Việt gian ấy đuổi theo ông làm ông xấu hổ, ê chề như là họ đang mắng chửi chính ông-vì ông là người chợ Dầu, cái làng đốn mạt ấy. Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi : đi trong sự trốn tránh vì xấu hổ và nhục nhã.

+ Về đến nhà , ông nằm vật ra giường như bị cảm.Trong đau khổ và xấu hổ, nhục nhã nhìn đàn con chơi đùa, ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi,khinh bỉ của nọi người dành cho ngững đứa trẻ của cái làng Việt gian. Thương con, ông thoắt vô cùng căm giận dân làng - những kẻ mà ông đã gọi là chúng bay một cách căm ghét và khinh bỉ . Ông nguyền rủa họ đã làm một việc điếm nhục bậc nhất hại đến danh dự của làng, và tội còn to hơn thế: đó là tội phản bội, đầu hàng, bán nước.

+ Nhưng rồi ông lại khó tin là chuyện tày đình ấy có thể xảy ra. Nhưng những chứng cứ hiển nhiên trở lại làm ông đành một lần nữa cay đắng chấp nhận sự thật và sự nhục nhã, sự giày vò tâm trí lại sôi réo trong lòng ông. Ông nghĩ tới sự tẩy chay của mọi người, tới tương lai chưa biết làm ăn sinh sống như thế nào? Cụ thể nhất là ông sắp phải đón đợi thái độ ghẻ lạnh , móc máy của mụ chủ nhà khó tính, lắm điều.

+ Trò chuyệnvới vợ trong gian nhà ở nhờ , thái độ của ông vừa bực bội , vừa đau đớn, cố kìm nén, ông gắt gỏng vô cớ,trằn trọc thở dài, rồi lo lắng đến mức chân tay nhũn ra, nín thở, lắng nghe, không nhúch nhích, nằm im chịu trận.

+ Trong mấy ngày sau đó , ông không dám ra khỏi nhà, không dám đi đâu, chỉ ru rú trong nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài, lo lăng sợ hãi thường xuyên: lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ấy, cũng tưởng mọi người chỉ nói đến chuyện ấy.

+ Khi mụ chủ nhà khó tính đẩy vợ chồng ông Hai đến tình thế khó xử là không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng ông Hai lại càng trở nên u ám bế tắc và tuyệt vọng . Chính trong phút giây tuyệt vọng ấy, ông lão đã chớm có ý định quay về làng cũ. Nhưng trong ông lập tức lại diễn ra cuộc tự đấu tranh quyết liệt: Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, về làng là chịu đầu hàng thằng Tây.....Đến đây, tình cảm tự do, tình cảm cách mạng, lòng yêu làng yêu nước đã thực sự hòa quyện trong tâm hồn người lão nông tản cư. Và ông quyết định dứt khoát, trong cực kì đau khổ, uất hận: Muốn sao thì sao, không thể bỏ về làng, phải thù cái làng theo giặc ấy dù trước đây, dù cả đời ông đã gắn bó máu thịt với nó, vô cùng yêu thương, tự hào về nó. Thế là mâu thuẫn nội tâm trong ông Hai đã tạm thời tự ông tìm được hướng giải quyết trong tình thé thúc bách, Nhưng trong lòng ông đau đớn biết bao. Ông chỉ còn biêt san vợi phần nào nỗi đau ấy trong câu chuyện với đứa con út còn thơ dại.

+ Đoạn đối thoại đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời tâm tình thủ thỉ của ông với đứa con nhỏ đó chính là tiếng lòng sâu thẳm của ông, nó nói lên thành tiếng quyết tâm và ý chí của ông, tâm sự của ông trong một hoàn cảnh cụ thể của ông với quê hương, với kháng chiến , với vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân. Đó là tự nhủ giải bày lòng mình, như là tự minh oan cho chính mình . Đó là tình yêu sâu nặng với cái làng quê đang tạm thời phải xa, phải thù. Đó là tấm lòng chung thủy với cách mạng và kháng chiến, tấm lòng biết ơn chân thành, bền vững và thiêng liêng cho đến chết:

Anh em đồng chí biết cho bố con ông
Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

quả là những suy nghĩ và lời lẽ chân thành rất mực, mộc mạc rất mực của người nông dân nghèo Bắc Bộ.

+ Nhưng rồi cái tin làng theo giặc được cải chính. Đến lúc này, mọi nỗi đau của ông Hai biến mất. Mới đến ngõ, chưa vào nhà, ông đã “bô, bô”, rồi “lật đật” sang nhà bác Thứ, “lật đật” bỏ lên nhà trên,“lật đật” đi nơi khác để khoe. Vừ khoe vừ múa tay lên. Ông vui vì làng ông vẫn kiên gan đi theo kháng chiến , vui đến mức chuyện nhà ông bị Tây đốt nhẵn tở thành nhỏ bé, không đáng lưu tâm. Chi tiết này khiến người đọc cảm thấy cảm động hơn, trân trọng hơn tình yêu làng,tình yêu Tổ quốc, yêu kháng chiến của ông Hai. Giờ đây tình yêu lớn lao sâu sắc ấy đã khiến ông quên mọi ưu phiền, ông đi khắp nơi để khoe . Mà lần này, ông khoe rành rọt , tỉ mỉ như chính ông vừa dự xong trận đánh ấy.
Đây lại là những lúc ông Hai lấy làm vinh dự về làng, tự hào về làng quê mình, anh dũng phá càn, thắng giặc.

* Từ bao đời nay, tình yêu làng yêu quê đã trở thành tình yêu tự nhiên, sâu nặng , nó đã thấm sâu vào tâm thức tâm linh của người dân quê. Thậm chí nhiều khi tình cảm ấy đã bị đẩy tới sự thiên vị và trở thành tâm lý bản vị hẹp hòi . Truyện “Làng” , qua nhân vật ông Hai đã thể hiện sinh động và cả động tình yêu làng quê của người nông dân thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Tình yêu Làng của người nông dân , sau Cách mạng tháng Tám có những biến đổi . Tình yêu làng của người nong dân đã gắn bó với lòng yêu nước và ý thức giai cấp, tinh thần kháng chiến . Tình yêu làng được đặt trong tình yêu nước rộng lớn.

b/
+ Đặt nhân vật trong một tình huống bất ngờ mà hợp lý không chỉ tạo thành nút truyện , tạo sự căng thẳng và hấp dẫn của truyện mà còn là dịp tốt để đẩy câu chuyện đến cao trào, để có dịp trình bày những day dứt, những đau khổ và giải tỏa của nhân vật và là dịp tốt để khẳng định chủ đề, ca ngợi tình yêu làng yêu quê, yêu nước gắn bó như thế nào, mang màu sắc riêng độc đáo như thế nào trong tâm hồn người nông dân Việt Nam.

+ Tác giả nắm bắt, thể hiện rất sinh động và tài tình nét tâm lý nổi bật của người nông dân là tình yêu làng và tâm lý cộng đồng. Tình yêu làng của ông Hai tiêu biểu và độc đáo. Không chỉ diễn tả chính xác, tinh tế các trạng thái tâm lý mà còn miêu tả thành công những quá trình vận động chuyển biến của tâm trạng nhân vật. Tác giả đã dùng nhiều biện pháp miêu tả tâm lý nhân vật :đối thoại, độc thoại và qua những trạng thái cảm xúc trực tiếp
+Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật rất sinh động, gần gũi với lời ăn tiếng nói, cách nghĩ của người nông dân.
*Có thể nói Kim Lân đã thấu hiểu và diễn tả thực sinh động và cảm động tâm lý của người nông dân mà hiếm thấy cây bút nào đạt được như vậy.

III-
Ông Hai trong “Làng” là một nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc . Qua truyện ngắn này, bằng những tình huống, chi tiết chân thực , thú vị, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý sinh động, Kim Lân đã đem đến cho chúng ta một hình tượng hấp dẫn về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp . Tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với làng quê, đất nước của nhân vật ông Hai luôn luôn có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với các thế hệ bạn đọc.
 
K

kim_linxi

NLXH: lòng y nc rút ra từ nv ông 2


về hình thức: đảm bảo phần liên hệ vs tác phẩm =\frac{1}{3} bài lm
nội dung:
MB: liên hệ 1 chút về lòng yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn "làng" của Kim Lân: Ông Hai là một lão nông có tình yêu làng gắn liền vs tình yêu nước. yêu cách mạng sâu sắc.
(có thể đưa thêm dẫn chứng tâm trạng ông 2 khi nghe tin làng Việt gian và khi làng được cải chính). Và từ xưa đến nay, trong mỗi con người việt nam ta luôn chứa đựng một lòng yêu nước nồng nàn.
TB: *vậy lòng yêu nước là gi?
+ Yêu nc': đầu tiên là yêu từ những thứ nhỏ bé nhất trên đất nc: yêu từ dòng sông con đường, cách đồng, thôn quê làng xóm,....
+ yêu nc: là yêu cả con người VN vs n~ phẩm chất cao quý, tốt đẹp: đoàng kết, kiên cường, bất khuất, dũng cảm, không ngại khó khăn, gian khổ, nhưng cũng rất giản dị, giàu tình yêu thương, nhân ái,.......
+Yêu nc: còn là yêu cả những trang lịch sử chói lọi của ông cha ta đã lm nên. Trong hơn 4000 năm lịch sử, ông cha ta đã bao nhiêu lần đánh đuổi giặc ngoại xâm, để giữ cho non sông bờ cõi nguyên vẹn: tống, nguyên mông, minh, thanh,... và đặc biệt là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
+ yêu nc: yêu n~ nét đẹp văn hóa truyền thống.
* Biểu hiện
- tích cực: yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. chúng ta luôn tự hào vì chúng ta người việt nam. Bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khắc cốt ghi tâm, nhớ ơn ông cha ta - những người có công dựng nước và giữ nước,.....(cái này thì tùy tâm các bạn, mình chỉ đưa ra 1 vài biểu hiện tiêu biểu thôi :p)
- tiêu cực: ngày nay 1 bộ phận ko ít các bạn trercho rằng nc' t a con nghèo, còn lạc hậu, còn chưa phát triền như nc' bạn thì tỏ ra thái độ ko tốt, cảm thấy xấu hổ khi là người vnvaf có những hành động, phản ứng rất tiêu cực. Hay có nhiều bạn đua đòi theo những mốt thời thượng của XH của TG và rồi bỏ quên mất những nét đẹp truyền thống của nhân dân ta,........
KB:
*LIÊN HỆ BẢN THÂN:
là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần học thật tốt để sau này góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay dnc' ta chưa phát triển mạnh, vì vậy thế hệ học sinh như chúng ta là 1 p` rất quan trọng góp phần phát triển và nâng tầm đất nước ra TG để hội nhập và sánh vai vs các cường quốc 5 châu
 
Top Bottom