Văn [VĂN 12] Nghị luận văn học

Diepbeoaslon

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng tư 2017
1
1
6
25
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bàn về hình tượng Tnú trong tác phẩm RXN có ý kiến cho rằng:" Tnú điển hình cho phẩm chất cách mạng của con người tay nguyên ". Ý kiến khác thì nhấn mạnh :" cuộc đời Tnú điên hình cho con đường đấu tranh của đồng vào Tây Nguyên " . Từ việc cảm nhận nvat Tnú hay bình luận những ý kiến trên . Mọi người giúp e làm bài này đi ạ . E sắp ktra học kì r ạ . E cảm ơn nhiều lắm
 
  • Like
Reactions: SKY LOVE TÙNG

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Bàn về hình tượng Tnú trong tác phẩm RXN có ý kiến cho rằng:" Tnú điển hình cho phẩm chất cách mạng của con người tay nguyên ". Ý kiến khác thì nhấn mạnh :" cuộc đời Tnú điên hình cho con đường đấu tranh của đồng vào Tây Nguyên " . Từ việc cảm nhận nvat Tnú hay bình luận những ý kiến trên . Mọi người giúp e làm bài này đi ạ . E sắp ktra học kì r ạ . E cảm ơn nhiều lắm
Bạn tham khảo bài viết này nhé ^^
Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi, đề tài chiến tranh, cách mạng. Truyện ngắn này đã đạt giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965. Rừng xà nu phản ánh cuộc đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên chống Mĩ Ngụy, làm ngời lên lòng yêu nước bất khuất và sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng, đồng bào miền Nam nói chung. Tác phẩm Nguyễn Trung Thành nổi bật ở cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong văn học giai đoạn 1945 - 1975. Nổi bật lên trong truyện ngăn Rừng xà nu là nhân vật Tnú.

Tnú là hình tượng điển hình cho tính cách người dân Tây Nguyên, điển hình cho con đường đẩu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ một chân lí thời đại đánh Mĩ: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Qua hình tượng nhân vật Tnú, người đọc còn thấy được nghệ thuật giàu chất sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu.

Ở Tnú vừa có những tính cách đặc trưng riêng, vừa điển hình cho tính cách Tây Nguyên Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, cái chất Tây Nguyên này đã thấm sâu vào Tnú từ khi còn nhỏ. Lúc Tnú và Mai dẫn đường tiếp tế lương thực cho cán bộ, được anh Quyết dạy cho cái chữ. Học chữ thua Mai. Tnú đã đập vỡ bảng, lấy đá đập vào chảy máu để đưa được cái chữ vào trong đầu. Điều đó chứng tỏ Tnú là một cậu bé có nghị lực và gan góc, kiên cường. Sự gan góc, dũng cảm của cậu bé Tây Nguyên này càng bộc lộ khi đối diện với kẻ thù. Làm liên lạc mang tài liệu cho cán bộ, gặp địch Tnú nuốt luôn tài liệu. Khi kẻ thù tra tấn đánh đập anh, chúng hỏi cộng sản đâu, Tnú dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Ở đây này”.

Ở nhân vật Tnú, hình tượng đôi bàn tay gây một ấn tượng sâu sắc, hình tượng hai bàn tay là hình tượng mang tính cách, hai bàn tay khi còn lành lặn là đôi bàn tay nghĩa tình. Đôi bàn tay ấy còn biết cầm phấn học cái chữ anh Quyết dạy cho, cũng đôi bàn tay ấy đã lấy đá ghè đầu tự trừng phạt mình khi không học được cái chữ. Khi Tnú thoát ngục Kon Tum trở về, Mai đón anh ở tận đầu làng, chị cầm đôi bàn tay Tnú mà rưng rưng nước mắt. Đôi bàn tay Tnú bị giặc đốt giờ mỗi ngón chỉ còn hai đốt, vĩnh viễn không bao giờ mọc lại. Nhưng với đôi bàn tay cụt đốt ấy Tnú vẫn cầm vũ khí lên đường chiến đấu. Đó là đôi bàn tay mang sức mạnh căm hờn.

Trong cuộc sống cũng như chiến đấu, Tnú có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
Tnú là hình tượng điển hình cho tính cách người dân Tây Nguyên, điển hình cho con đường đẩu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ một chân lí thời đại đánh Mĩ: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Qua hình tượng nhân vật Tnú, người đọc còn thấy được nghệ thuật giàu chất sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu.

Ở Tnú vừa có những tính cách đặc trưng riêng, vừa điển hình cho tính cách Tây Nguyên Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, cái chất Tây Nguyên này đã thấm sâu vào Tnú từ khi còn nhỏ. Lúc Tnú và Mai dẫn đường tiếp tế lương thực cho cán bộ, được anh Quyết dạy cho cái chữ. Học chữ thua Mai. Tnú đã đập vỡ bảng, lấy đá đập vào chảy máu để đưa được cái chữ vào trong đầu. Điều đó chứng tỏ Tnú là một cậu bé có nghị lực và gan góc, kiên cường. Sự gan góc, dũng cảm của cậu bé Tây Nguyên này càng bộc lộ khi đối diện với kẻ thù. Làm liên lạc mang tài liệu cho cán bộ, gặp địch Tnú nuốt luôn tài liệu. Khi kẻ thù tra tấn đánh đập anh, chúng hỏi cộng sản đâu, Tnú dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Ở đây này”.

Ở nhân vật Tnú, hình tượng đôi bàn tay gây một ấn tượng sâu sắc, hình tượng hai bàn tay là hình tượng mang tính cách, hai bàn tay khi còn lành lặn là đôi bàn tay nghĩa tình. Đôi bàn tay ấy còn biết cầm phấn học cái chữ anh Quyết dạy cho, cũng đôi bàn tay ấy đã lấy đá ghè đầu tự trừng phạt mình khi không học được cái chữ. Khi Tnú thoát ngục Kon Tum trở về, Mai đón anh ở tận đầu làng, chị cầm đôi bàn tay Tnú mà rưng rưng nước mắt. Đôi bàn tay Tnú bị giặc đốt giờ mỗi ngón chỉ còn hai đốt, vĩnh viễn không bao giờ mọc lại. Nhưng với đôi bàn tay cụt đốt ấy Tnú vẫn cầm vũ khí lên đường chiến đấu. Đó là đôi bàn tay mang sức mạnh căm hờn.

Trong cuộc sống cũng như chiến đấu, Tnú có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
Vợ con anh vẫn chết một cách thảm khốc. Anh không cứu được Mai và đứa con thơ, bản thân anh bị giặc bắt, bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Lửa đốt bàn tay Tnú lại là lửa chảy từ nhựa xà nu. Cái thứ nhựa xà nu hiền lành, cái khói thơm ngạt ngào như đọng lắng quê hương ấy lại trở thành ngọn lửa hủy diệt chính đôi bàn tay đã vun trồng nên rừng xà nu, đôi bàn tay ấy đã từng chăm sóc cho cây xà nu. Đây là bài học xót xa, đau đớn khi người dân không cầm được vũ khí trước kẻ thù tàn bạo.

Tnú được cứu khi người dân Xô Man cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù. Sau bao ngày vào rừng mài dao, mài rựa rèn giáo, rèn mác, sau bao ngày chuẩn bị vũ khí người dân Strá đã nhất tế nổi dậy, đi đầu là cụ Mất. Với sức mạnh của lòng yêu quê hương đất nước, họ đã chém gục thằng Dục, giết cả tiểu đội lính ác ôn. dập lửa cứu đôi bàn tay Tnú và giải cứu cho anh. Người dân làng Xô Man đã nổi dậy với cả sức mạnh tinh thần và sức mạnh võ trang để giải phóng buôn làng.

Con đường đấu tranh của Tnú từ sự bột phát đến tham gia lực lượng vũ trang đánh Mĩ là con đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác của người dân làng Xô Man. Con đường ấy chính là phải vũ trang đứng lên chiến đấu tiêu diệt kẻ thù dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nếu truyện ngắn Rừng xà nu đậm chất dân tộc và chất sử thi thì hình tượng nhân vật Tnú là sự minh chứng cho đặc điểm nghệ thuật này.

Tnú mang tính cách Tây Nguyên. Điển hình cho tính cách Tây Nguyên đó chính là tính cách của những người trung thực, gan góc, dũng cảm. Những con

người giàu lòng yêu thương mà cũng cháy bỏng căm hờn. Những con người có lòng tin tuyệt đối vào cách mạng. Để khắc hoạ tính cách nhân vật Tnú, nhà văn chú ý miêu tả ngôn ngữ đối thoại thẳng thắn, ngắn gọn, chú ý miêu tả mạnh mẽ quyết liệt. Nếu cụ Mết có khí thế ào ạt như thác lũ Tây Nguyên thì Tnú có tinh thần kiên cường, bất khuất, tư thế vững chãi như núi rừng Tây Nguyên.

Cuộc nổi dậy của người dân Xô Man và cuộc đời bi tráng của Tnú được kể lại trong đêm anh về thăm làng. Duới mái nhà ưng (nhà rông), những người dân làng Xô Man quây quần bên bếp lửa trong không khí một đêm thiêng liêng, bên bếp lửa bập bùng lời người già bản cất lên: “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tao chết rồi, phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Lời kể của cụ Mết trầm hùng vang lên như lời phán truyền của lịch sử. Nó gợi lại không khí của những lời kê “khan” rất quen thuộc ở người dân Tây Nguyên, những bài kê khan như hát suốt đêm nói về bộ tộc, bộ lạc, nói về chiến công của những người anh hùng. Cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man là câu chuyện của hiện tại nhưng qua lời kể khan của cụ Mết thì câu chuyện của hiện tại đã mang không khí màu sắc lịch sử. Chính điều này đã tạo nên một khoảng cách sử thi, đã tạo nên sự chiêm ngưỡng mang tính chất sử thi. Nhân vật Tnú qua lời kê khan của cụ Mết làm người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp của những người anh hùng, dũng sĩ của bản trường ca, các bản sử thi Tây Nguyên.

Tiếp theo hình tượng nhân vật anh hùng Núp trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Nguyễn Trung Thành (một bút danh khác của Nguyên Ngọc) đã xây dựng thành công nhân vật Tnú - một nhân vật mang tính cách điển hình cho Tây Nguyên bất khuất. Với Đất nước đúng lên viết trước đó và Rừng xà nụ viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Nguyên Ngọc thuộc số nhà văn đầu tiên đã mở cánh cửa văn học vào Tây Nguyên. Và trên mảnh đất này ông đã xây dựng được những lâu đài nghệ thuật trong kí ức của người đọc và cho đến hôm nay Nguyên Ngọc vẫn là nhà văn viết đúng nhất, hay nhất về Tây Nguyên.
 
Top Bottom