Văn [Văn 12] Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và CĐ, ĐH môn văn 2013 (mới nhất)

L

lolem_theki_xxi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2013
Nguồn: Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)
I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm)

Câu I. (2,0 điểm):
Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.


* Văn học Việt Nam

- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX
- Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt (trích) – Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài
- Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
* Văn học nước ngoài
- Thuốc – Lỗ Tấn
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.

Câu II. (3,0 điểm):
Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ).


- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

II. Phần riêng (5,0 điểm)


Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)


- Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.

Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).


- Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên
- Việt Bắc (trích) – Tố Hữu
- Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành
- Một người Hà Nội (trích) – Nguyễn Khải
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu


II.Cấu trúc đề thi Cao đẳng, Đại học khối C, D môn ngữ văn năm 2013
(Nguồn Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT)

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm)
Câu I (2,0 điểm):
Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
- Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Hai đứa trẻ – Thạch Lam.
- Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân.
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng.
- Chí Phèo (trích) và tác giả Nam Cao.
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng.
- Vội vàng - Xuân Diệu.
- Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử.
- Tràng Giang – Huy Cận.
- Chiều tối – Hồ Chí Minh.
- Từ ấy – Tố Hữu.
- Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân.
- Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
- Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng.
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm.
- Sóng – Xuân Quỳnh.
- Đàn ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo.
- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài.
- Vợ nhặt (trích) – Kim Lân.
- Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi.
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
Câu II (3,0 điểm):
Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Phần riêng (5 điểm)
Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Nội dung kiến thức liên quan đến các tác giả, tác phẩm như yêu cầu đối với phần câu 1 (đã nêu trên)
Câu III.b (theo chương trình nâng cao)
Ngoài nội dung kiến thức yêu cầu đối với thí sinh chương trình chuẩn, bổ sung thêm các tác phẩm, tác giả sau:
- Đời thừa (trích) – Nam Cao
- Nam Cao
- Xuân Diệu
- Tương tư – Nguyễn Bính
- Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh
- Lai Tân - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Tố Hữu
- Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên.
- Nguyễn Tuân
- Một người Hà Nội – Nguyễn Khải.
 
Last edited by a moderator:
D

daulacrang

:-B.phải dày công thôi,,,trên học mãi có chữa bài dăng lên không nhỉ
 
T

thanhcan2005

ồ, mình cũng đang đi tìm cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn văn. Thank bạn
 
H

hocmai.nguvan

sharpenknife95!
Em thi Đại học môn gì?
Em có cần tìm hiểu và tư vấn về vấn đề gì không? Hãy chia sẻ em nhé biết đâu chị và các bạn có thể giúp em đấy!
 
S

sharpenknife95

à em thi ĐH khối D :)
nhưng mà chị ơi, hồi trc em nghe mọi người nói là câu 2 điểm bắt đầu từ năm 2012 thì sẽ ko còn hỏi tác giả, hay phong cách nghệ thuật nữa mà chỉ cần học chắc câu 5 điểm thì chắc chắn sẽ làm đc
vậy mà sao trong giới hạn câu 2 điểm ở đây lại có mấy phần đó hả chị :)
 
B

besamvn

Câu 2 nghị luận xã hội mình phải ước lượng bài viết ko dài quá 600 từ hay mình cứ viết nhiều nhiều dài, ko cần gò bó về độ dài hả chị? Nếu mình viết quá dài thì có bị mất điểm ko?
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

à em thi ĐH khối D :)
nhưng mà chị ơi, hồi trc em nghe mọi người nói là câu 2 điểm bắt đầu từ năm 2012 thì sẽ ko còn hỏi tác giả, hay phong cách nghệ thuật nữa mà chỉ cần học chắc câu 5 điểm thì chắc chắn sẽ làm đc
vậy mà sao trong giới hạn câu 2 điểm ở đây lại có mấy phần đó hả chị :)

Mọi người nào nói vậy em? Với thi Đại học thì ko nên nghe nói mà cái gì cũng phải chắc chắn để ko phải hoang mang khi đi thi, nó quan trọng mà.

Đề câu 2 điểm là tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm,... nên ko phải là ko hỏi đâu em ạ.

Với nếu em có ý định là học câu 5 điểm để làm cho câu 2 điểm thì những gì em trình bày ở câu 2 điểm sẽ ko đủ ý và mất điểm vô duyên rất là tiếc. Vì thường thì khi học câu 5 điểm, các bạn thường nắm những ý chính và cốt yếu của tác giả, còn về giai đoạn văn học thì có trường hợp thậm chí còn ko nắm vững vì ko coi nó quan trọng nữa ấy. Câu 5 điểm chủ yếu học về tác phẩm, nên nó ko đủ cung cấp lượng kiến thức cần thiết để làm câu 2 điểm với phần tác giả + giai đoạn văn học.

Năm trước thì chị học, cô giáo phát một tài liệu riêng đã được biên soạn trong đó gồm có những nội dung ôn riêng cho phần câu 2 điểm, biên soạn ra riêng về từng tác giả này: phong cách nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu, cuộc đời, sự nghiệp văn học,...; nó giúp mình dễ học hơn, hệ thống được kiến thức làm mình đỡ bị rối. Nếu có thể thì em có thể làm một cái như vậy ^^, hơi mất thời gian tí :).

Câu 2 nghị luận xã hội mình phải ước lượng bài viết ko dài quá 600 từ hay mình cứ viết nhiều nhiều dài, ko cần gò bó về độ dài hả chị? Nếu mình viết quá dài thì có bị mất điểm ko?

Về câu 3 điểm thì họ có giới hạn số từ là 600 từ, tức khoảng hơn 3 mặt giấy thi. Họ thường ước lượng với số trang chứ ai mà ngồi đếm đâu.

Mà chị nghĩ là hơn 3 trang là đủ, vì viết dài quá ko bị trừ điểm mà sẽ mất thời gian làm câu 5 điểm ấy. Thật sự là sẽ ko có thời gian để làm câu 5 điểm đâu nếu cứ chăm chút quá cho câu 3 điểm. Năm trước chị đã phải viết vội vàng cái kết luận cho câu 5 điểm trong khi cái phần thân bài còn phân tích chưa sâu nữa vì tội cái đề 3 điểm sướng quá, chém kinh quá nên ko đủ thời gian.

Chú ý thời gian, dù sao thì câu 5 điểm vẫn cần đc chú trọng hơn. :)
 
L

lyquangninh

Mọi người nào nói vậy em? Với thi Đại học thì ko nên nghe nói mà cái gì cũng phải chắc chắn để ko phải hoang mang khi đi thi, nó quan trọng mà.

Đề câu 2 điểm là tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm,... nên ko phải là ko hỏi đâu em ạ.

Với nếu em có ý định là học câu 5 điểm để làm cho câu 2 điểm thì những gì em trình bày ở câu 2 điểm sẽ ko đủ ý và mất điểm vô duyên rất là tiếc. Vì thường thì khi học câu 5 điểm, các bạn thường nắm những ý chính và cốt yếu của tác giả, còn về giai đoạn văn học thì có trường hợp thậm chí còn ko nắm vững vì ko coi nó quan trọng nữa ấy. Câu 5 điểm chủ yếu học về tác phẩm, nên nó ko đủ cung cấp lượng kiến thức cần thiết để làm câu 2 điểm với phần tác giả + giai đoạn văn học.

Năm trước thì chị học, cô giáo phát một tài liệu riêng đã được biên soạn trong đó gồm có những nội dung ôn riêng cho phần câu 2 điểm, biên soạn ra riêng về từng tác giả này: phong cách nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu, cuộc đời, sự nghiệp văn học,...; nó giúp mình dễ học hơn, hệ thống được kiến thức làm mình đỡ bị rối. Nếu có thể thì em có thể làm một cái như vậy ^^, hơi mất thời gian tí :).



Về câu 3 điểm thì họ có giới hạn số từ là 600 từ, tức khoảng hơn 3 mặt giấy thi. Họ thường ước lượng với số trang chứ ai mà ngồi đếm đâu.

Mà chị nghĩ là hơn 3 trang là đủ, vì viết dài quá ko bị trừ điểm mà sẽ mất thời gian làm câu 5 điểm ấy. Thật sự là sẽ ko có thời gian để làm câu 5 điểm đâu nếu cứ chăm chút quá cho câu 3 điểm. Năm trước chị đã phải viết vội vàng cái kết luận cho câu 5 điểm trong khi cái phần thân bài còn phân tích chưa sâu nữa vì tội cái đề 3 điểm sướng quá, chém kinh quá nên ko đủ thời gian.

Chú ý thời gian, dù sao thì câu 5 điểm vẫn cần đc chú trọng hơn. :)

Em muốn hỏi 1 câu là, với câu 5 điểm em làm đủ ý nhưng chữ em nhỏ và phân tích không quá sâu, có dẫn chứng nhưng không quá chi tiết thì có thể được tối đa bao điểm cho phần này. ko tính điểm chữ viết vì chữ em chỉ đủ để đọc được.:)
 
K

kieulinh2304

Cấu trúc đề thi thì năm nào cũng như nhau thôi, bạn cố gắng ôn tập thật kỹ nha, chúc bạn thi tốt
 
Top Bottom