[Văn 11]-"Tiến sĩ giấy", xưa và nay

T

tranquang

có ai giúp mình với
mình có đề văn như này
em có suy nghĩ gì về "tiến sĩ giấy" xưa và nay

Tiện đây xin dẫn ra :
Vịnh tiến sĩ giấy
Tác giả: Nguyễn Khuyến

I

Rõ chú hoa man (1) khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.

II

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, (2)
Nét son điểm rõ mặt văn khôi. (3)
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời! (4)
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

Chú thích:
1. Hoa man: người thợ làm nghề hàng mã.
2. Giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ trở lên.
3. Văn khôi: đầu làng văn. ở đây chỉ người có đỗ đạt cao.
4. Hời: giá rẻ.
 
T

tranquang

có ai giúp mình với
mình có đề văn như này
em có suy nghĩ gì về "tiến sĩ giấy" xưa và nay



tungchingoc thân mến!

Với đề bài thì em cần làm như sau:

1. Giải thích thế nào là "tiến sĩ giấy" và nêu đặc điểm.

2. Tiến sĩ giấy ngày xưa: Là những người như thế nào => Phân tích bài của cụ Nguyễn Khuyến là cũng tạm ổn đấy.

3. Còn "tiến sĩ giấy" ngày nay thì sao? Có đặc điểm gì chung và riêng so với ngày xưa. Giống và khác nhau ấy... Em nói ra

4. Suy nghĩ của bản thân!

Mấy lời chia sẻ cùng em về một đề văn...
 
Top Bottom