Văn [VĂN 11] Suy nghĩ về quan niệm nhân sinh mới của Xuân Diệu

Hà minh phương

Học sinh
Thành viên
17 Tháng ba 2017
22
8
21
23

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
I/ Mở bài :

Tác giả →Sự nghiệp →Vội vàng (hoàn cảnh ra đời → chủ đề →Quan niêm nhân sinh)

Xuân Diệu là nhà thơ lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông để lại hàng chục tập thơ với trên dưới 1000 bài thấm thía tình yêu cuộc sống nồng nàn. Một trong số những bài thơ tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu là bài Vội vàng in trong tập Thơ thơ. Tập thơ được sáng tác trong những năm mười tám đôi mươi của của nhà thơ. Vội vàng là bài thơ thể hiện tình yêu nồng nàn của Xuân Diệu đối với cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ tự thấy phải gấp gáp nhận lấy.

II/ Thân bài :

1/

*/ Bài thơ được mở đầu bằng bốn dòng thơ ngũ ngôn ngắn gọn, mạnh mẽ như lời tuyên bố về khát vọng của mình, về ước muốn của mình : Tôi muốn tắt nắng đi …đừng bay đi.

→Muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại là nhà thơ muốn đoạt quyền của tạo hóa, muốn trái đất ngừng quay để lưu giữ mãi vẻ đẹp của đất trời.

→Một loạt các điệp ngữ « Tôi muốn », « đi », « cho » ; kết hợp với kết cấu lặp, Xuân Diệu không chỉ khiến cho cái tôi trữ tình của mình hiện lên đầy kiêu hãnh tự hào mà còn thể hiện dõng dạc tuyên ngôn sống táo bạo mãnh liệt của mình

*/ Sở dĩ có ước muốn táo bạo đó là bởi cái nhìn mới mẻ của nhà thơ với cuộc đời

– Nếu cha ông ta cho rằng cuộc sống trần gian là bể khổ thì với cái nhìn trẻ trung tươi mới Xuân Diệu lại nhận thấy cuộc sống xung quanh mình là một thế giới tràn đầy hương sắc, một thiên đường trên mặt đất :

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật…gõ cửa”

→ Ở đây có ong bướm trong tuần tháng mật, khoảng thời gian ngọt ngào nhất, đẹp đẽ nhất;có hoa cỏ đồng nội với sắc màu tươi thắm nhất; có lá đang ở độ non tơ nhất và chim muông đang ca những khúc ca hạnh phúc nhất. Tất cả đang thấm đẫm một tình yêu say đắm ngọt ngào.. Thực ra thế giới tươi đẹp này, vườn xuân tươi đẹp này đâu phải bây giờ mới có.Nhà thơ không tạo ra thế giới mới nhưng có con mắt mới nhìn cuộc sống . Thoát khỏi hệ thống ước lệ phi ngã của văn chương cổ, cặp mắt non xanh của Xuân Diệu đã ngơ ngác và sung sướng trước một thiên đường phong phú và giàu có trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi người

→ Những câu thơ tám tiếng trải dài ra kết hợp nghệ thuật điệp cú pháp, đặc biệt một loạt điệp từ “này đây” đặt song song với nhau khiến lời thơ không chỉ là liệt kê, gợi mở mà nó còn là sự mời chào những món ăn tinh thần sẵn có trong cái thiên đường phong phú và hấp dẫn ấy . Để rồi qua đó, nhà thơ muốn nói với chúng ta : Sao người ta cứ phái đi tìm bồng lai ở tận đâu đâu, cứ phải kiếm cõi niết bàn cực lạc ở mãi chốn mung lung hão huyền nào ? Nó ở ngay cuộc sống quanh ta đây, ngay trong giây phút hiện tại đây. Nó là cái hiện hữu, nhỡn tiền. Vậy còn chờ gì nữa, hãy yêu mến nó, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thực tại này.Đây cũng là quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa từng có trong văn học trung đại.

_ Đối với ông, trong cõi trần gian, đẹp nhất là con người, đặc biệt là con người ở tuổi trẻ và tình yêu. Vì vậy, Xuân Diệu đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, làm thước đo của cái đẹp:

“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

→Ánh sáng buổi sớm mai như được phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của nàng công chúa có tên là Bình minh. Nàng vừa tỉnh giắc nồng suốt đêm qua. Nàng chớp chớp hàng mi rồi mở ra muôn ngàn tia sáng hào quang. Rõ ràng đây là hình ảnh so sánh mới mẻ độc đáo, lãng mạn giàu cảm xúc khác hẳn chuẩn mực thẩm mĩ của văn chương cổ

Đặc biệt là hình ảnh thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

→Tháng giêng là tháng mở đầu của mùa xuân, mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới nên tháng giêng gợi vẻ thanh tân, mơn mởn, tràn trề sức sống. Tháng giêng là khái niệm chỉ thời gian trừu tượng nhưng đã được cụ thể hóa bằng tính từ chỉ vị giác ngon và phép so sánh “như một cặp môi gần”, cặp môi chín mọng, đợi chờ của người thiếu nữ. Từ “gần” gợi lên sự ấm áp, cái đẹp như kề bên, mời mọc, quyến rũ. Từ “ngon” gợi sự tận hưởng cái đẹp đến tuyệt đối. Phép so sánh “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” không chỉ diễn tả một tháng giêng tươi đẹp mà còn cho ta thấy cái nhìn đê mê, đắm say của Xuân Diệu trước cuộc đời. Ai đó thấy cuộc đời là buồn đau, vô nghĩa, ai đó cầu xin được chết… với Xuân Diệu cuộc đời là niềm vui. Mỗi ngày mới là thần vui đến gõ cửa. Mỗi mùa xuân đến lại bắt đầu bằng tháng giêng với nụ hôn mời mọc. Chưa ai có cái nhìn về cuộc đời đắm say và hân hoan như Xuân Diệu : Thiên đường ngay trên mặt đất, trong tầm tay của mỗi người. Và trong thiên đường ấy Con người hồng hào mơn mởn giữa tuổi yêu đương là đẹp nhất là thước đo thẩm mĩ của vũ trụ. Vẻ đẹp của con người trần thế là tác phẩm diệu kì nhất của tạo hóa toàn năng.Đó là ý nghĩa nhân bản mĩ học Xuân Diệu.

2/

*/ Đang ngây ngất tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời trong niềm vui hân hoan, phấn khởi thì cảm xúc của tác giả bất ngờ chuyển hướng

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

→ Dấu chấm giữa dòng ngắt câu thơ thành hai phần, mạch cảm xúc bị đứt đoạn diễn tả cảm giác ngỡ ngàng, sững sờ khi bất chợt nhà thơ nhận ra bước đi nghiệt ngã của thời gian: Tạo hóa sinh ra con người, nhưng nó ngắn ngủi, mong manh. Con người không phải còn mãi để hưởng lạc thú ở chốn địa đàng trần gian này

*/ Nhưng với một con người khao khát sống như Xuân Diệu, ông không chịu khuất phục trước bước đi của thời gian: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Nhà thơ không hoài xuân khi tuổi xuân đã tàn, đã hết mà ông hoài xuân khi tuổi xuân đang mơn mởn, tràn đầy.

*/ Và trong sự hoài xuân ấy,

_ Nhà thơ suy tư về mối quan hệ giữa cái hữu hạn (cuộc sống của cá nhân ) với cái vô hạn( thời gian, đất trời )

Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua…lần thắm lại

→ Mùa xuân là danh từ chỉ thời gian trừu tượng nhưng đã được cụ thể hóa, vật chất hóa bằng các cụm từ: đương tới – đương qua, còn non – sẽ già. Sự trôi chảy của thời gian được diễn tả qua điệp từ “xuân” và các từ ngữ đối lập. Xuân đi qua sẽ mang theo thời gian và tuổi trẻ, không có gì bền vững trước thời gian:

→ lời thơ là lời tự bộc bạch của tác giả về mối quan hệ giữa mùa xuân và thời gian trôi chảy, giữa tuổi trẻ và thời gian trôi qua, giữa tôi và đất trời.

_Và trong sự trôi chảy của thời gian, nhà thơ phát hiện ra mâu thuẫn giữa tôi và đất trời “Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại – Còn đất trời nhưng chẳn còn tôi mãi”

→Vũ trụ có thể còn vĩnh viễn, mùa xuân của đất trời có thể tuần hoàn, nhưng tuổi trẻ một đi không bao giờ trở lại, đời người không thể còn mãi với thời gian.

→Thực ra từ xa xưa, văn chương cổ đã từng than thở về sự ngắn ngủi của kiếp người. Người ta gọi là áng phù vân hoặc là bóng câu qua cửa sổ. Nhưng hồi ấy người ta vẫn ung dung bình tĩnh, vì cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng. Con người gắn làm một với vũ trụ, cho nên con người chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể cùng cộng đồng và trời đất tuần hoàn. Nhưng niềm tin ấy đâu còn ở các thế hệ nhà thơ mới. Họ đã ý thức được cái tôi cá nhân, ý thức được sự thật đáng buồn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn đất trời nhưng chẳn còn tôi mãi

→ do sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân nên ông đã có những quan niệm mới mẻ về thời gian và kiếp người. Với ông, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mất thời gian là mất tuyệt đối:

*/ Trong cái bao la của vũ trụ, cái vô hạn của thời gian, sự có mặt của con người quá ư là ngắn ngủi nên nhà thơ ngậm ngùi, xót xa:

“Còn trời đất nhưng … Nên bâng … độ phai tàn sắp sửa”

→Ý thức được sự hữu hạn của con người trong cái bất tận của thời gian nên mỗi ngày qua, nhà thơ lại bị giằng xé giữa niềm vui và nỗi đau: Vừa mới buổi sớm thần vui đến gõ cửa mà buổi chiều đã rớm vị chia phôi, khắp sông núi đã than thầm tiễn biệt. Nhà thơ như nghe trong mỗi cơn gió, tiếng chim là khúc biệt li. Mỗi ngày qua là quĩ đời ngắn lại. Yêu đời và tiếc đời là hai mạch cảm xúc của Xuân Diệu với cuộc đời.

3/

Nếu như lòng ham sống đã khiến thi sĩ lo âu trước bước đi của thời gian thì cũng chính lòng ham sống ấy đã khiến Xuân Diệu tìm ra một lối thoát. Lối thoát ấy nằm gọn trong hai chữ “vội vàng”.

Đoạn thơ cuối là khao khát sống vội vàng. Ám ảnh sống vội vàng đã thúc giục nhà thơ sống cao độ, mạnh mẽ ngay trong những giây phút của tuổi thanh xuân. Câu thơ cuối đoạn hai như một hiệu lệnh: Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm

Giữa những câu thơ dài, câu thơ đầu đoạn ba lại là một câu thơ ngắn chỉ gồm ba chữ: “Ta muốn ôm” thắp ngay giữa bài thơ làm ta liên tưởng đến một vòng tay lớn như muốn quấn quýt, níu giữ cả đất trời. Cách xưng hô của Xuân Diệu cũng thay đổi từ “tôi” sang “ta”. Nhà thơ như muốn bứt ra khỏi giới hạn của cái tôi chật chội để trở thành cái ta rộng lớn sánh ngang cùng trời đất đầy kiêu hãnh, tự hào. Tiếp theo là những câu thơ dài với nhịp gấp gáp như giục giã những khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn nhà thơ. Vẫn là ước muốn sống hòa nhập với cuộc đời, tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời nhưng ở đây đó không chỉ là ước muốn của cá nhân mà là của cả cộng đồng. Nếu như ở đoạn đầu bài thơ, điệp từ “này đây” như sự chào mời, vẫy gọi, khẳng định vẻ đẹp nơi trần gian là có thật thì ở đoạn cuối bài thơ, điệp từ “ta muốn” như sự hưởng ứng đầy hăm hở, nhiệt tình. Từ “ta muốn” lại kết hợp với những động từ chỉ trạng thái yêu đương trong quan hệ tăng tiến: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả sự thụ hưởng ngày càng đê mê, say đắm. Trái tim nhà thơ như muốn mở căng ra để thu hết vào đó cả thiên nhiên, đất trời và như thế, ông trở thành một tình nhân cương tráng của cuộc đời. Với nhà thơ Xuân Diệu, cuộc đời không chỉ được định nghĩa bằng tốc độ mà còn định nghĩa bằng cường độ, một cường độ hừng hực chất Xuân Diệu. Trong cái nhìn xanh non, biếc rờn của nhà thơ, cuộc đời như một thiếu nữ trẻ trung với đôi môi, đôi má hồng xinh xắn mà nhà thơ không nén nổi lòng yêu:

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi

Từ cắn được dùng hết sức táo bạo, mới mẻ diễn tả sự thụ hưởng đến tuyệt đối. Nhà thơ đã chiếm lĩnh được cái đẹp trong ngây ngất, đắm say.

III/ Kết luận

Ghi nhớ : SGK
Nguồn : Sưu tầm
 
  • Like
Reactions: naive_ichi
Top Bottom