[Văn 11] - Phương châm "Học đi đôi với hành"?

D

danviplatoi

Giáo dục của ta thiếu liên hệ với thực tế với công việc sau này nên nó mông lung. Cần phải làm sao mà gắn kết với cuộc sống chứ không phải là một mớ lý thuyết suông hổn độn chẳng mang lại lợi ích gì chỉ thêm rối rắm chán nản.

Tóm lại, là làm sao việc giáo dục của chúng ta phải có ích cho cuộc sống sau này. Phải đáp ứng tất cả những kỹ năng cơ bản cần thiết, đồng thời cũng định hướng phân hóa học sinh.

Ở lứa tuổi càng nhỏ thì càng phải gắn chặt từng khái niệm với sự vật hiện tượng thực tế. Các kiến thức hiện nay hơi bác học nên học sinh rất khó tiếp thu nhất là kiến thức về sinh học, địa lý, lịch sử, văn học.

Tại sao chúng ta lại bắt con trẻ nhồi nhét những kiến thức mà kể cả người lớn cũng đang phải đau đầu đối mặt hàng ngày, trong khi lại không hổ trợ gì cho chúng”.



Ngay từ bé, học sinh các nước thường xuyên được tiếp xúc với thực tế.

Một thành viên là Q-NguyenT lại có những ý kiến và phân tích hết sức cụ thể, thấu đáo:

“Học là chỉ để “học cách tư duy” - bất cứ học sinh nào có tư tưởng như thế đều sẽ không thể trở thành người có tầm nhìn xa trông rộng. Học là phải giỏi, điểm phải cao - đó cũng không phải là một suy nghĩ tốt.

Học chỉ để lấy tư duy nên học cần phải có “sáng tạo”, phải có lời giải hay, phải có mẹo mực làm bài thi kiểm tra, để ra đáp số nhanh nhất, để đạt điểm cao nhất, nhưng những cái đó lại kém thiết thực đối với đời sống nhất.

Nếu bạn không tin vào điều đó, hãy nhìn vào hiện thực và tự vấn mình rằng: tại sao có những “thủ khoa giỏi nhưng chưa tài”? Học sinh thi đỗ đại học với số điểm cao nhưng vẫn phải “học đi rồi học lại” tới hàng chục học trình trong trường đại học? Sinh viên tốt nghiệp với bằng đại học khá giỏi vẫn tỏ ra ngỡ ngàng trước công tác thực tế?

Bởi vì những người ấy đi học mà không xác định được mình học để làm gì ngoài việc nghĩ rằng: cứ học là sẽ tốt; họ đã đi trên một con đường nhưng lại không biết nó dẫn tới đâu ngoài suy nghĩ rằng: cứ đi sẽ tới. Các học sinh sau khi thi đỗ vào đại học bắt đầu nghĩ rằng “thế là xong”, còn sinh viên đại học khi được tốt nghiệp ra trường rồi thì nghĩ rằng “thế là ổn”.

Trong các nhà trường phổ thông, các thầy cô giáo và học sinh đều không có thói quen liên hệ những điều mình giảng dạy, những điều được học với thực tiễn.

Trong khi chính những sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn trong các môn học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hình thành tư tưởng học tập có chủ đích, hình thành các định hướng tư duy, sự quan tâm đối với các lĩnh vực tri thức của học sinh cho nghề nghiệp tương lai sau này.

Ngược lại, thầy cô và học trò lại dành sự liên tưởng chủ yếu cho các câu hỏi thi, những sự đánh đố nhau, hoặc sao cho nắm được bài thật chắc, nhớ được lâu, để học thật tốt...

…Đó là môi trường và mảnh đất tốt cho mục đích học vì điểm, học vì thành tích như hiện nay. Đồng nghĩa với nó sẽ là sự thất bại lớn của khẩu hiệu “học đi đôi với hành”, “lý thuyết đi đôi với thực nghiệm” trong sự nghiệp giáo dục.

Từ khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thực hiện biện pháp đổi mới trong thi cử, chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, lúc ấy cả những người trong ngành và bên ngoài ngành giáo dục mới vỡ lẽ ra một tồn tại mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu nhưng chưa có dịp kiểm chứng “các học sinh phổ thông học vì điểm”, phương châm của giáo dục phổ thông là “thi đại học thế nào thì dạy và học như thế”. Hoá ra khẩu hiệu mà chúng ta vẫn hô hào thực hiện “học đi đôi với hành”, “nhà trường phải gắn liền với xã hội” vẫn chỉ là mục tiêu xa vời.

…Ước mơ của học sinh Việt Nam khi lớn lên là được học đại học, nhưng đó là đại học gì thì hầu như không một học sinh nào xác định. Điều đó thể hiện cái mục đích của việc học của các học trò cho sự nghiệp tương lai thật mơ hồ, cảm tính.

Nhìn ra các nước giàu có, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng học trò ở các nước tiên tiến không có những ước mơ kiểu chung chung đại khái như trên. Chúng sẽ ước mơ một cái gì đó hoàn toàn cụ thể dù mới chỉ là những cô cậu học sinh: “Tôi ước mơ mình sẽ trở thành kỹ sư hàng không”; “Tôi ước mơ trở thành một nhà kinh tế”…. Liệu các nhà hoạch định tương lai cho giáo dục có bao giờ tỏ ra băn khoăn về những hiện tượng kiểu như vậy?

Học sinh không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để thi đỗ đại học, trong khi đáng lẽ chúng sẽ có thể vận dụng, kế thừa những kiến thức ấy trong các cấp học cao hơn, ở những lĩnh vực mà mình chủ tâm theo đuổi.

Như vậy, nhìn vào ước mơ của các học sinh sẽ có thể tưởng tượng được các giáo viên của chúng ta đã giáo dục cho học sinh như thế nào, và cái quan niệm về việc học của toàn xã hội ta ra sao…

Khi chúng ta làm hay học một cái gì đó mà không có mục đích, nó dễ làm ta nản lòng và đi chệch hướng. Điều này tiếp tục giải thích vì sao lại xảy ra hiện tượng có những học trò giỏi thời phổ thông, nhưng sẵn sàng trở thành một sinh viên học kém khi học đại học; những thủ khoa đại học lại không phải là những người tài trong xã hội...

Chúng ta phải xác định xem học để làm gì và mỗi người nên tư duy về cái gì để phù hợp với sở trường và công việc cá nhân? Xã hội học tập nhưng là học cái gì để thiết thực cho công tác sản xuất của mỗi người học? Nền giáo dục sẽ chọn lựa một tư duy như thế nào để thay đổi mình?”.
Mình thấy bài này trên diẽn đàn giáo dục
Rất hay bạn có thể tham khảo
__________________
 
D

danviplatoi

Nguoc dong thoi gian quay ve the ki 18 chung ta se duoc nghe lai bai tau thu cua la phu son tu nguyen thiep ban luan ve phep hoc.
Ong la nguoi tai ba duc do ,ong viet bai tau thu vao thang 8/1791 va ong da gui len vua de xin y kien de nghi nha vua chinh don ve phep hoc cho hop li
Hoc khong phai de cau danh loi tien bac ma hoc de mo rong kien thuc xay dung dat nuoc.Con nguoi sang suot phai hoc rong hieu sau''Ban luan ve phep hoc''da the hien tam quan trong cua su ket hop giua hoc va hanh.
chung ta hoc de co kien thuc kinh nghiem song cho chinh ban than minh,tang su hieu biet mo rong kien thuc.Con hanh la chung ta khong the hoc kien thuc ma phai thuc hanh ap dung li thuyet trong hoc tap vao thuc te va doi song.
Trong thời đại công nghiẹp hóa hiện đâị hóa như hiện nay,hoc luôn là mọt trong những nhu cầu bức thiết của con người. Nhưng học làm sao cho đúng? đó luôn là câu hỏi nan giải của nganh giáo dục Viẹt Nam. Người xưa cũng vậy, họ đã nhận ra nó từ rất sớm, nên trong xã hội đã lưu truyền câu nói:' học đi dôi với hành'.
Học là những lý thuyết chúng ta học được trong sách vở. Còn hành là thực hành những gì chung ta đã được học. 'Đi đôi' là sánh đôi không thể nào tách rời. Thật vậy, khi thực hành những gì đẫ học ta sẽ nhớ nó rất lâu, lam vững chắc các kiến thức ta đẫ dược học. T rong một số môn học, thực hành là một phần buộc của môn học đó. Nhưng hầu như tất cả các môn học điều có phần thực hành. Mon toán theo bạn có phần thực hành không? nếu câu trả lời của bạn là không thì câu trả lời đó là sai hoàn toàn đó! Vì sau mỗi bài học thì các bạn sẻ áp dụng vào làm bài tập- đó chính là thực hành.
Trong bài "bàn luận về phép học' của
 
D

danviplatoi

“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thức hành được hiểu khác hơn. học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau. điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

“Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”

Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.

vậy học và hành có quan hệ như thế nào ? trước hết ta cân hiểu :học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủytong sách vở, la nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước . học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ , từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. học là tìm hiểu , khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. học thuộc khía cạnh của lí thuyết , lí luận . còn hành nghĩa là làm, là thực hành , là ứng dụng kiến thức , lí thuyết cho thực tiễn đời sống . cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phỉa luôn găn schặt với nhau làm một . hiểu được mối quan hệ đó là do Bác đã rút ra kinh nghiệm trong việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng .

ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được , bị mọi người khinh chê . ngược lại nếu hành mà không có lí luận chie đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngiạ , thậm chí có khi sai lầm nữa . “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” . đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chie vì người đó “ hành “ mà không “học”.

xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ , ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường , không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống ma fta cần phải học , sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nao cũng phải học - học ở nhảtường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc , không học qua loa chiếu lệ, vừ học vừa chưoi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhf phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới , làm bài tập đầy đủ, không học theo kiều học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. phải biết vận dụng sáng atọ những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành . có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngỳa càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế . học đi đoi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình . em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.
 
D

danviplatoi

Trước tiên ta cần hiểu rõ thế nào là "học đi đôi với hành" ? "Học" ở đây là học lý thuyết - những kiến thức ta tiếp thu từ thầy cô mỗi ngày. "Hành" là thực hành, ứng dụng ~ lý thuyết trên vào cuộc sống hằng ngày. Ta dễ dàng nhận ra mối wan hệ mật thiết jữa "học" & "hành" : "học" mà ko "hành" thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết - ~ lý thuyết suông ko hữu dụng. Ngược lại, "hành" mà ko "học" thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu wả - ko khéo còn trở thành ~ kẻ fá họai ngu ***. Giữa "học" & "hành" là mũi tên 2 chiều mà khi mất đi 1 chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên khó khăn, fức tạp hơn rất nhiều.

Hiện nay nước ta có tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đấy là do thói wen học vẹt, wa loa như "cưỡi ngựa xem hoa", học chỉ để có = cấp về khoe xóm làng. Học fải đúng cách thì mới có thể kết hợp với "hành" để đạt hiệu wả cao nhất. Học tập trong trường cũng thế. Điểm số là fương tiện giúp ta đánh giá thực lực bản thân, chứ ko fải là thước đo chỉ số IQ, wuyết định sự thông minh của mỗi người. "Thành công là nhờ 9 fần chăm chỉ, 1 fần thông minh" 1 người dù thông minh cách mấy mà ko chịu trau dồi kiến thức thì cũng như ~ kẻ vô học ko có ích. Ko có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, "muốn biết fải hỏi, muốn giỏi fải học". Thật nực cười cho ~ kẻ giấu ***, ôm cái ngu về nhà mà cứ tỏ vẻ ta đây thấu hiểu hết. Việc học là mênh mông trời biển, ko fân biệt giai cấp, giàu nghèo, tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể học, từ bất cứ nơi nào : học từ thiên nhiên cách đàn ong xây tổ, học từ thầy cô kiến thức fổ thông...Xấu hổ thay cho ~ kẻ "thùng rỗng kêu to", vỗ ngực tự hào rằng ta đã học hết mọi thứ !

Giỏi lý thuyết ko vẫn chưa đủ. Nếu ko ứng dụng ~ gì đã học vào cuộc sống thì chẳng fải ta đã học 1 cách vô ích ? Ko fải tự nhiên mà 1 chiếc máy bay có thể bay dc. Đó là kết wả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ, thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ ko nhục chí, "thất bại là mẹ thành công". Sau khi thất bại, ko nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi "tại sao mình thất bại ?" để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười ! Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả 1 đọan đường dài, ko fải cứ giỏi lý thuyết là làm dc tất cả. Cuộc sống là con đường trải đầy hoa hồng, nhìn thì rất êm nhưng muốn đi dc trên đó, ta fải trả = máu. Đôi khi wa thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hỏng của những giả thiết tưởng chừng là đúng. Đối với HS chúng ta, bài tập về nhà là 1 cách kiểm tra lại kiến thức đã học trên lớp. Vì thế, hãy vui vẻ hòan tất bài tập. Đó là cơ sở để xây dựng 1 tương lai tươi sáng cho riêng mình
 
D

danviplatoi

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nền giáo dục của đất nước, việc học hành của người dân. Tiếp nối truyền thống của dân tộc, Người luôn coi việc “dạy người là kế sách trọn đời”, coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc *** là một dân tộc yếu”, và Người coi nhiệm vụ diệt “giặc ***” cũng quan trọng như nhiệm vụ diệt “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”. Tuy nhiên, điểm khác biệt với đa số trong tư tưởng dạy, học của Hồ Chí Minh là, trong tư tưởng của nhiều người, việc học càng lên cao là cơ hội tìm việc nhàn hạ, cơ hội “làm quan” càng lớn thì theo Hồ Chí Minh, việc học là để nâng cao tri thức, sự hiểu biết để làm việc, để làm người và để phục vụ nhân dân. Vì vậy, học phải đi đôi với hành.
Với Hồ Chí Minh, giáo dục phải luôn thể hiện bản chất ưu việt của một chính sách vì dân. Trong thư gửi cho giáo sư và sinh viên Trường dự bị đại học ở Thanh Hóa, Người căn dặn: “Các thầy cô giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vì giáo dục nhằm mục đích thiết thực là phục vụ nhân dân”. Người cho rằng: “Học cốt để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”; “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Vì vậy, học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng phải học thêm, học không chỉ để biết mà vận dụng tri thức vào thực tiễn. Người chỉ rõ: “Học để hành, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì không trôi chảy”.
Năm 1968, Bác làm việc với cán bộ tuyên huấn, cán bộ báo chí và xuất bản để tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Phương pháp làm việc của Bác rất khoa học, gắn lý luận và thực tiễn, nói đi đôi với làm. Bác hỏi: Lâu nay các chú tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? Kết quả ra sao?
Nghe báo cáo kết quả, Bác biểu dương:
- Các chú làm khá nhiều việc đấy. Nhưng có mấy điều Bác muốn biết rõ hơn. các chú dạy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chủ nghĩa Mác - Lênin, chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho mọi người hiểu rõ Chủ nghĩa Mác - Lênin là thế nào không? Theo Bác hiểu, Chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác; cán bộ có chức, có quyền mắc bệnh quan liêu, chủ nghĩa cá nhân, xa dân. Đó là điều thứ nhất cần rõ.
- Các chú có biết nhân dân ta sống với nhau như thế nào không?
Một cán bộ trả lời: thưa Bác, nhân dân ta có câu “Tối lửa tắt đèn có nhau”.
- Đúng là như vậy! Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được! Đó là điều thứ hai cần phải rõ. Mấy chục năm nay, nhân dân ta thực hành Chủ nghĩa Mác - Lênin bằng nhiều cách ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình, có nghĩa. Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất.
Bác đi nhiều, học nhiều, tiếp thu tinh hoa văn hóa và những tri thức của nền giáo dục phương Đông, tiếp xúc với văn minh và nền giáo dục phương Tây và không ngừng bồi đắp thêm tri thức cho mình, nên Người thấy rõ mối quan hệ giữa học đi đôi với hành, lý luận kết hợp với thực tiễn. Tư tưởng quan trọng nhất trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đó là học chữ phải gắn liền với học làm người. Người lưu ý các nhà trường không tách rời mục đích dạy và học chữ với việc dạy và học làm người có ích cho đất nước.
Trong thư gửi hội nghị giáo dục toàn quốc (3-1955), Người viết: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy dạy học là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”. Người còn nói: “Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật thà phụng sự nhân dân. Các cháu thì học tập cần gắn với thực hành để mai sau thực hiện mục đích cao quý: thực thà phụng sự nhân dân”. Người khẳng định: Phải dạy cho học sinh biết đem kiến thức học được trong nhà trường phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, lợi ích của cách mạng, chứ không chỉ dùng kiến thức ấy, bằng cấp ấy thu lợi riêng cho bản thân mình. Học phải đi đôi với hành. Không tách rời việc học chữ với lao động chân tay, không tách rời trí thức với quần chúng lao động. Có kiến thức là quý, nhưng chỉ thực sự quý khi kiến thức ấy phục vụ cho dân, cho nước.
Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy để phát triển giáo dục và đào tạo lên một tầm cao mới, cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục một cách toàn diện để xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và ưu việt.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tám gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để Cuộc vận động này đi vào cuộc sống, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về “Học đi đôi với hành”. Chúng ta đã quán triệt, học tập đầy đủ tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác. Điều quan trọng là xây dựng, phát động phong trào chuyển từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác, đặc biệt cần sự gương mẫu từ đảng viên, cán bộ lãnh đạo quản lý, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để mọi người noi theo. Làm được điều đó, Cuộc vận động sẽ thành công, góp phần vào sự phát triển đất nước bền vững theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
 
D

danviplatoi

"Một năm mới lại về rồi,mẹ à!"Tôi ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm và nghĩ về người mẹ kính yêu.Đã 3 năm kể từ ngày mẹ đi sang nước ngoài rồi.Nhớ lại hồi mẹ còn ở đây,mẹ đều đưa tôi đi chợ hoa và mua sắm vào những ngày năm mới gần kề thế này.Tôi cứ ngồi suy nghĩ mông lung rồi chìm vào giấc ngủ .
"Hồng ơi!",tôi nghe thấy có tiếng gọi từ đằng xa.Tôi quay lại thì thấy mình đang đứng giữa khu công viên mà ngày tôi còn bé mẹ thường dắt tôi đến đây chơi.Từ xa bước lại phía tôi là một bóng người mà tôi cảm thấy vừa thân quen,vừa lạ lẫm."Phải chăng là mẹ?"-Tôi thầm nghĩ bụng.Tôi chạy lại gần để nhìn cho rõ.Ồ!Đúng là mẹ rồi.Lòng tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc .Không kìm nổi xúc động,tôi gọi thật to:"Mẹ,mẹ ơi!" rồi tôi chạy đến ôm chầm lấy mẹ.Mẹ cũng dang rộng đôi vòng tay bé nhỏ của mình để ôm tôi.Mẹ nghẹn ngào nói:"Hồng!Con của mẹ!"Tôi òa khóc trong giây phút được gặp lại người mẹ kính yêu đã xa cách bao ngày.Đến bây giờ tôi mới có dịp nhìn kĩ mẹ hơn.Mái tóc của mẹ đã điểm vài sợi bạc.Những nếp nhăn của tháng ngày vất vả khó khăn bên xứ người hằn lên bên khóe mắt của mẹ.Chỉ có một điều ở mẹ mà tôi thấy không hề thay đổi,đó chính là nụ cười.Nụ cười của mẹ vẫn thật hiền dịu và đem lại cho tôi cảm giác yên bình ,hạnh phúc.Đang mải ngắm nhìn người mẹ hiền dịu đã xa cách bao ngày thì giọng mẹ vang lên khiến tôi hơi giật mình:
-Mẹ con mình ra ghế đá kia tâm sự đi.Lâu lắm rồi mẹ con mình không được nói chuyện với nhau.
Tôi gật đầu:
-Vâng ạ!
Tôi và mẹ ra hàng ghế đá thân thuộc ngày nào.Mẹ vuốt nhẹ lên mái tóc tôi và hỏi:
-Dạo này gia đình mình thế nào hả con?
Tôi liền trả lời:
-Mọi người vẫn khỏe mẹ à!Ông ngoại thì thỉnh thoảng bị thấp khớp.Còn các bác thì vẫn đi làm đều.Mọi người vẫn nhắc tới mẹ luôn đấy ạ.Ai cũng nhớ mẹ nhiều lắm.
Mẹ mỉm cười hiền dịu:
-Ừ!Vậy việc học của con bây giờ sao rồi?Con vẫn giữ ước mơ về sau trở thành phóng viên chứ?
Tôi nhanh nhảu trả lời:
-Việc học năm nay của con mệt và vất vả hơn những năm trước nhiều.Vì là năm cuối cấp nên ngoài học chính ở trên lớp ,con còn phải học thêm nhiều để củng cố kiến thức.Và để biến ước mơ được làm phóng viên thành hiện thực ,con vẫn đều đặn gửi bài cho báo đấy,mẹ à.Con sẽ không để mẹ và mọi người thất vọng đâu.
Lời nói của mẹ như truyền thêm niềm tin cho tôi:
-Ừ!Mẹ tin ở con.Phải cố gắng học cho giỏi con nhé.Dù có chuyện vui,buồn gì thì cũng phải tâm sự cho mẹ nghe.
Nghe giọng nói ấm áp của mẹ càng làm tôi thêm gần gũi mẹ hơn.Tôi biết rẳng ở phương xa-nơi đất khách quê người kia,mẹ vẫn luôn nhớ về tôi,dõi theo từng bước đi và quan tâm đến từng chuyện buồn vui của tôi.Tất cả những gì tôi làm được hôm nay đều nhờ đến lời động viên của mẹ.Tình yêu thương mà mẹ truyền cho tôi đã giúp tôi có nghị lực vượt qua những chông gai thử thách của đường đời.Tình mẫu tử thật thiêng liêng biết chừng nào!Đã bao lâu nay tôi vắng bóng hình ảnh người mẹ thân yêu mà giờ đây lại được ở bên cạnh mẹ,thật hạnh phúc làm sao!Tôi thầm nghĩ:"Mẹ à! Bây giờ mẹ con mình lại ở bên nhau rồi.Đừng rời xa con nữa,mẹ nhé..."Thế rồi tôi lại chìm vào những suy nghĩ,vào niềm sung sướng,hân hoan đang tràn ngập trong lòng.Rồi mọi vật bỗng trở nên nhạt dần,nhạt dần...
"Hồng ơi!Dậy đi em sao lại ngủ gật thế kia?Sắp sang năm mới rồi kìa.Em có dậy xem pháo hoa cùng gia đình không?"Tôi dụi mắt ,thấy chiếc đồng hồ đã sắp chỉ sang số 12.Tôi ngơ ngác nhìn quanh thì mới biết đó là một giấc mơ.Ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm,pháo hoa sáng rực trời,một năm mới nữa lại đến rồi.Tôi thầm nhủ với trời đêm,với nàng tiên mùa xuân để mong nàng tiên mùa xuân gửi lời đến mẹ :"Mẹ ơi!Con nhớ mẹ nhiều lắm.Mẹ hãy sớm trở về với con,mẹ nhé!"
 
N

nguyenthocongminh

viết trùng hơi nhiều.......................................................................................................................
 
Top Bottom