[Văn 11] Phân tích 15 câu đầu bài "Văn tế nghĩa sĩ cần guộc" và phân tích bài "Bài ca ngất ngưỡng"

N

nhanlk123

Last edited by a moderator:
T

tiendung2992

15 câu đầu bài : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Giới thiệu chung về người nông dân Việt Nam : hiền lành , thật thà , chất phác , chịu thương chịu khó trong lao động ....
Trước khi đánh Tây : Cui cút làm ăn , toan lo nghèo khó !
Khi nghe tin có giặc : Mến nghĩa làm dân chiêu mộ : vũ khí rất nông dân : dao pay , ngọn tầm vông . Đốt nhà bằng rơm con cúi . Nhưng hùng hổ , quên mình vì nước ...
Bạn cứ khai triển theo các luận điểm đó nhé !
 
C

conu

giúp mình phân tích 15 câu đầu bài "văn tế nghĩa sĩ cần guộc" và phân tích bài"bài ca ngất ngưỡng" zới
..thú nhận yếu văn quá xin anh chị giúp đỡ
........cám ơn và hậu tạ.............:D;):p

Mai anh sẽ post cho em phần gợi ý khái quát cho đề "bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ. ;)
 
C

coluuly

lần đầu tiên hình ảnh người nônh dân được khắc hoạ một cách sinh động ,hùng tráng.lần đàu tiên ngườui nông dân được văn học đưa vào
chụi mình ko thể viết tếp dc
 
C

conu

Bài ca ngất ngưởng được viết theo thể hát nói gồm có 3 khổ: khổ đầu, khổ giữa, khổ xếp. Cả 3 khổ đều khẳng định, tô đậm cái tôi cá nhân ngất ngưởng (đặt trong thời kì đó, đây là 1 hành động có tính khẳng định bản ngã, dám thách thức trước những luồng gió 1 chiều của các tư tưởng, luật lệ hà khắc trong xã hội quân chủ vẫn thổi theo quy luật bất biến suốt hàng nghìn năm thống trị của nó, mà sức ảnh hưởng đã ăn sâu và quy định lên tư tưởng con người Việt Nam thời kì này => Nguyễn Công Trứ đã đi trước thời đai của mình, đã dám phá bỏ mọi lề lối hủ lậu).
=> Ngay từ tên thi phẩm đã cho thấy rõ đây là 1 bản tuyên ngôn nhân quyền bằng thơ của Nguyễn Công Trứ. Nó cũng cho ta thấy bản tính "ngông" của ông (từng có ở Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát và sau là Nguyễn Tuân). Cái ngông đó cũng được biểu hiện ngay cả ở sự phá cách niêm luật của thể ca trù, việc đam mê ca trù cũng thể hiện 1 lối sống tự do, phóng túng (ca trù ra đời giai đoạn này đã thay thế cho thể thơ Đường luật với niêm luật khắt khe, gò bó việc biểu hiện tình cảm).
Tại sao ông lại có đủ bản lĩnh để thể hiện cái "ngông" của mình? Bởi ông có 1 bản ngã rõ nét, 1 chí hướng vì lý tưởng cao đẹp,vượt lên thế tục tầm thường, và ông ý thức rõ về tài năng và nhân cách của bản thân.

Phần trên là ý kiến chung.

Dưới đây là dàn ý của anh:
*Đoạn 1:
- Câu 1:
"Vũ trụ nội mạc phi phận sự"
-> Dịch: trời đất ko có việc nào ko phải là việc của mình.
=> Lý tưởng, ý chí cao đẹp
(dẫn chứng:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"
hay:
Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể)
=> Đây là chí làm trai: đã là trang nam nhi ở đời thì phải có danh phận, cống hiến cho xã tắc, cho cuộc đời (tư tưởng của nhiều nhà nho yêu nước đời Trần đến thời điểm đó đã bị mai một) => đáng quý.
- Câu 2:
"Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng"
=> Sự mở đầu hết sức trang trọng về chí làm trai.
+Ông Hi Văn: cách xưng hô thể hiện sự tự trân trọng bản thân.
+ Tài bộ: thể hiện tài năng của ông.
+ "đã vào lồng: coi việc làm quan chốn quan trường như sự trói buộc, mất tự do nhưng đó lại là do ông tự nguyện vì ý thức trách nhiệm của bản thân.
=> Rất dí dỏm.
* Đặc biệt: cách nói "ông Hi Văn" --> Đây là điều hiếm thấy ở thơ ca trung đại (chỉ gặp ở 1 số nhà thơ như Nguyễn Du: "người đời ai khốc Tố Như chăng?"/ Hồ Xuân Hương: "Này của Xuân Hương mới quệt rồi") => Sự thể hiện cái tôi mạnh mẽ.
- 4 câu tiếp:
"Khi thủ khoa, khi tham tán...
...doãn phủ thừa thiên"
--> Liệt kê 1 loạt chức vụ của mình đã từng trải qua, những danh từ chỉ danh vị, chức vụ đi liền với điệp từ "khi" đặt trong câu có cách ngắt nhịp liên tiếp -> thể hiện niềm tự hào về sự nghiệp, về tài thao lược cho dù sự nghiệp ấy cũng có lúc thăng lúc giáng (có lẽ do tính cách "ngông" của ông trong xhpk)
- "Gồm thao lược mới nên tay ngất ngưởng"
--> Trở thành người cao lớn hơn kẻ khác, vượt lên thói tục tầm thường...=> kq của quá trình sống và thực hiện lý tưởng.

=> Tóm lại: Đoạn 1 có cách nói dí dỏm, thể hiện sự tự hào của tác giả... Ông giải thích cho cái ngất ngưởng của mình là: đã dùng tài năng để hoàn thành nghĩa vụ kẻ sĩ với đời => dù cách nói ngông nhưng vẫn rất đáng trân trọng, khâm phục.


(Còn nữa, mai anh post tiếp, bây giờ anh có việc rồi :p)
 
D

daokhanhngoc

Trùi ui , khuyên thiệt tình, bạn cứ vào google mà gõ, kiểu gì chẳng ra!Không thì vào ********** ấy ,nhiều cái hay lém, không thì vào cái bài giảng bạch kim ý,cũng có nhìu cái hay ! Cái bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" tớ vào google có nhiều cái thú vị lắm!
 
C

conu

Hôm nay, anh sẽ posst tiếp phần dàn ý hôm trước:

...(tiếp)
*Đoạn 2:
Nếu đoạn 1, Nguyễn Công Trứ tự hào về tài năng, giá trị bản thân và khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình thì đến đoạn 2, ông đã mô tả về lối sống đó sau khi đã "đô môn giải tổ chi niên".
- "Đạc ngựa bò vàng đeo...đủng đỉnh 1 dôi dì"
-> Sau khi đã cáo quan, ông sống 1 cuộc sống nhà tản.
+ Điều đó được thể hiện qua 1 loạt hình ảnh tức cười: "đạc ngựa...ngất ngưởng", "tay kiếm...từ bi" (giải nghĩa) (thêm: người đời còn cho rằng ông đeo mo cau sau đuôi con ngựa và nói đó là để che miệng thế gian).
+Lên núi Đại Nại lễ chùa mà tay kiếm cung, lên chơi ở chôn thoát tục mà mang theo cô hầu, 1 đôi dì ả đào...
=> Sự khác đời ấy thể hiện cái ngông của Nguyễn Công Trứ, đến hiền như bụt cũng phải "cười khì" (nhưng ko phải cười chê bai mà là đồng tình).
- Những câu thơ tiếp rất cân xứng, nói về thái độ sống của Uy Viễn tướng công:
"Được mất dương dương...
...ngọn Đông Phong"
+ Sử dụng những từ láy "dương dương", "phơi phới" và hình ảnh ẩn dụ "người tái thượng", "ngọn Đông Phong"--> Niềm lạc quan trước những thăng trầm cuộc đời (như ông giả mất ngựa trong điển tích xưa)--> lòng nhẹ nhàng như ngọn gió Đông.
+ Nhịp thơ ngắt đều với lối liệt kê cùng diệp từ "khi", "không"--> không còn vướng bụi trần ai, cũng ko thoát tục lên tiên mà chỉ say sưa trong men rượu, các câu hát ả đào, nhịp trống nhịp phách làm niềm vui sống.
=> Vần thơ thoải mái, tự nhiên --> ông bộc lộ lối sống ngất ngưởng ngay cả khi về hưu.
*Đoạn 3:
- Đây là đoạn tự khẳng định 1 lần nữa phong cách sống "ngất ngưởng" nhưng vẫn giũ bổn phận trách nhiệm của đấng trung quân:
"Chẳng trái nhạc cũng vào phường...
...ngất ngưởng như ông"
+Ông dùng những danh tướng đời Hán làm chuẩn mực về sự tài giỏi và đức độ (Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn kì, Phú Bật). Các tướng xưa thường so mình với người đi trước để thấy mình thua kém.
(dẫn chứng:
Công danh còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
-Phạm Ngũ Lão-)
Nhưng Nguyễn Công Trứ ở đây đã tự xếp mình ngang hàng với người xưa --> khác lạ trong thơ ca--> barn lĩnh của ông.
+ Nhưng cuối cùng nghĩa vua tôi, lương tâm, trách nhiệm --> ông vẫn 1 lòng hướng về đất nước => cảm phục ông.
=> Rõ ràng ông luôn vượt lên thói tục tầm thường. Thái độ ngất ngưởng của ông cũng thật đáng trân trọng.
=> Bài ca mang đậm phong cách Nguyễn Công Trứ.

(Hệ thống ý này trước đã từng giúp anh đạt điểm 8 bài làm văn "bài ca ngất ngưởng" đấy, cứ yên tâm, cái còn lại là do em triển khai, liên kết các ý, hoàn thiện bài văn và diễn đạt có hay ko, điểm cao bài làm văn sẽ ko xa vời đâu, nếu em làm sâu hơn và tốt hơn có thể sẽ 9 điểm đấy ;)) ). Chúc em làm bài như ý!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom