Văn [Văn 11] Bài số 6

trieulong34@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng tư 2015
10
0
16
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài:
1, Viết 1 đoạn văn về vấn đề chống nói tục trong nhà trường.
2, cảm nhận của em về phong cảnh xứ huế và tâm trạng của nhà thơ Hàn Mạc Tử qua bài thơ đây thôn vĩ dạ
Mọi người giúp với
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
1)

Nói tục chửi bậy là việc học sinh sử dụng những ngôn ngữ thiếu văn hóa trong giao tiếp thường ngày. Đó thường là những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm người khác nhưng đôi khi cũng chỉ là lời nói quen mồm nhưng lại mang lại cảm giác phản cảm.



Nói tục chửi bậy có nhiều ảnh hưởng xấu tới học sinh. Thứ nhất, việc nói tục chửi bậy làm ảnh hưởng tới đạo đức của học sinh, làm các em trở thành người bị coi là vô văn hóa, thiếu giáo dục. Người nghe, người giao tiếp cùng nhiều lúc cảm giác khó chịu và dần xa lánh. Họ cho rằng đó là biểu hiện của việc thiếu lịch sự. Thứ hai, việc nói tục chửi bậy với mục đích lăng mạ người khác, nhiều khi gây ra những cuộc ẩu đả không đáng có. Hơn thế nữa, khi nói tục chửi bậy trở thành thói quen của một người, nó có thể là thói quen của nhiều người khác. Lúc đó, ta không chỉ có một học sinh, mà là một nhóm, một lớp … nói tục chửi bậy, tạo một nếp văn hóa rất xấu trong nhà trường.

Nguyên nhân hình thành những câu nói tục chửi bậy nhiều khi do chính gia đình, đặc biệt là bố mẹ các em. Lời nói, khẩu ngữ của bố mẹ tác động trực tiếp và liên tục đến các em, ảnh hưởng lớn đến tư duy ngôn ngữ của con trẻ. Hoặc cũng có thể, thông qua các bộ phim truyền hình, các chương trình trên ti vi hay chính những người các em giao tiếp thường ngày như bạn bè, hàng xóm , … cũng tác động đến lời ăn tiếng nói của các em.

Để bài trừ thói hư này, mỗi học sinh, gia đình và nhà trường cần có những hành động tích cực. Trường học cần xây dựng những nội quy về chuẩn mực, phép tắc trong giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên.

Xã hội đang ngày một văn minh, con người cần đẩy lùi những hiện tượng xấu ra khỏi trường học, Không nói tục chửi bậy không chỉ tạo nên một nét đẹp văn hóa, mà còn giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, lành mạnh.

2)
Huế luôn là mảnh đất gợi nhớ, gợi thương đối với những ai đã từng đặt chân qua đây. Bởi nó có một nét đẹp vừa tươi mới, vừa cổ kính, vừa gần gũi. Thiên nhiên trong bài thơ chính là chất liệu để làm tôn thêm hình ảnh con người nơi xứ Huế.



Câu thơ đầu có thể nói là câu thơ phác họa một cách rõ nét nhất bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và đầy lôi cuốn của mảnh đất kinh đô này:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Khổ thơ được cất lên bằng tiếng trách hờ của cô gái đối với nhân vật trữ tình. Một câu trách nhẹ nhàng, nhưng tình cảm và đầy sự tinh tế. Dù có trách thì người khác cũng không nỡ lòng nào để giận để hờn. Và đằng sau câu trách ấy là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng được vẽ ra. Có thể nói tác giả đã không còn đơn thuần dùng chất liệu ngôn ngữ để vẽ tranh nữa mà đã dùng cả sự rung động trong trái tim để vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp đó.

Thiên nhiên cứ thế sang rực lên, tươi tắn và khỏe khắn. Cách dùng từ “nắng mới lên” gợi cho người đọc liên tưởng đến nắng đầu ngày, nắng bình minh khoan thai, dễ chịu và nhẹ nhàng. Nắng mới lên đậu trên hàng cau xanh vút khiến người đọc mường tượng đến một khung cảnh tSahanh mát và trong lành.

Ở câu thơ thứ ba, tác giả dùng đại từ phiếm chỉ “vườn ai” như để hỏi người nhưng cũng là tự hỏi mình. “Vườn ai” vừa bộc lộ sự kín đáo, e dè, vừa thê hiện sự tinh tế và sâu sắc của nhà thơ. “Vườn ai” thì chính trong trái tin của nhân vật trữ tình đã hiểu quá rõ, quá sâu sắc rồi. Màu xanh của khu vườn là một màu xanh rất đặc biệt và lạ kì. “Xanh như ngọc” chính là màu xanh vừa trong lành vừa tinh khôi. Từ “mướt” như làm sang bừng lên cả câu thơ, tạo sự mềm mại và uyển chuyển cho khu vườn buổi sang mai.

Một bức tranh thiên nhiên giàu chất thơ và tươi đẹp biết bao nhiêu.

Sang đến câu thơ thứ hai thì thiên nhiên từ tươi tắn chuyển sang buồn bã và vương sự chia li.

Gió theo lối gió mây đường mây

DÒng nước buồn thiu hoa bắp lay

Gió mây xưa nay vốn đi chung đường nhưng trong thơ của Hàn Mạc Tử lại là chia đôi thành hai đường xa lạ. Từ “buồn thiu” như diễn tả được tâm trạng của thiên nhiên, một sự não nề và thê lương.

Đoạn cuối có thể xem là đoạn thiên nhiên thôn Vi trở nên huyền ảo và mơ hồ hơn. Có thể nói đó chính là sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của Hàn Mạc Tử.

Với những nét vẽ đơn giản, nhẹ nhàng nhưng tinh tế và sâu sắc, Hàn Mạc Tử đã vẽ lên trước mắt người xem một bức tranh thiên nhiên xứ huế vừa tươi mới, vừa thơ mộng, vừa u sầu. Có lẽ đó chính là nét đặc trưng của Huế.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: trunghieu1905
Top Bottom