[VĂN 11]_bài ca ngắn đi trên bãi cát_cần gấp

P

pttd

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
đề bài như sau: Nhân cách nhà nho chân chính trong " Bài ca ngắn đi trên bãi cát" của Cao Bá Quát (hoặc " Bài ca ngất ngưởng " của Nguyễn Công Trứ")
đến thứ 3 ngày 30 tháng 9 này mình phải nộp bài rùi
giúp mình với!!!!!!
 
S

study_and_play

Bài ca ngắn đi trên cát dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại :

Trường sa / phục trường sa,

Nhất bộ / nhất hồi khước.

(Cát dài / bãi cát dài,

Mỗi bước / lùi một bước)3


Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ thấy đích. Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh :


Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

(Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,

Bộ hành nước mắt lã chã rơi).


Bài thơ cho thấy, chỉ mới ở tuổi trong ngoài ba mươi, Cao Bá Quát đã cảm nhận được sự bế tắc cùng cực của một loại hình nhà nho không hợp khuôn với chế độ hiện hành. Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ đi được theo phép “thụy du” của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng :


Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng ?

(Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non lội suối giận sao nguôi ?)


Và nhà thơ lại thử làm một phép so sánh giữa loại “hành nhân” đáng gọi là tỉnh kia với vô số những người ngược xuôi vì danh lợi, thì hóa ra số người tỉnh rất ít, còn tất cả bọn họ đều là người say :


Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ trung;

Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng.

(Xưa nay phường danh lợi,

Bôn tẩu trên đường đời;

Gió thoảng hơi men trong quán rượu,

Say cả hỏi tỉnh được mấy người ?)


Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng. Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Bài thơ mở đầu bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc, đều là câu năm chữ, như muốn ném ra giữa cuộc đời một nhận xét chua chát về sự cố gắng tìm đường vô ích. Kế tiếp là hai cặp câu vần bằng dài - ngắn và hai cặp câu vần bằng xen trắc, cùng dài nhưng khác vần, biểu hiện những quặn khúc trong quá trình cọ xát với thực tiễn của chủ thể trữ tình / con người lặn lội tìm đường một cách hoài công :


Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng/

Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ trung/

Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng/

Trường sa trường sa nại cừ hà !

Thản lộ mang mang úy lộ đa/

Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột :


Thính ngã nhất xướng “cùng đồ” ca :

Bắc sơn chi Bắc / sơn vạn điệp,

Nam sơn chi Nam / ba vạn cấp;

Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?

(Nghe ta ca “cùng đường” một khúc :

Phía Bắc núi Bắc / núi muôn lớp,

Phía Nam núi Nam / sóng muôn đợt;

Sao mình anh trơ trên bãi cát ?)


Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.

Theo yahoo hỏi đáp.
 
S

study_and_play

nguyễn công trứ sợ làm quan mất tự do .Ông coi chốn quan trường như cái lồng giam hãm con người vậy .Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện để ông thể hiện và hoài bão của mình Cũng bởi ông quan niệm rằng mình đã cống hiến hết tài năng và nhiệt huyết cho xã hội cho triều đại ,do đo' "nghĩa vua tôi " ông đã thực hiện trọn vẹn nên ông có quyền được ngất ngưởng nhất so với các quan lại trong triều .tóm lại nhất ngưởng thực chất là 1 phong cách sống tôn trọng ,sự trung thực ,tôn trọng cá tính ,không chấp nhận sự:"khắc kỉ phục lễ ",uốn mình theo lễ nghi và danh giáo của nha của nho gia.

Theo yahoo hỏi đáp.
 
S

study_and_play

Một số gợi ý về Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ( trích trong phân tích và bình giảng tác phẩm văn 11. Bài của Nguyễn Quang Trung)

- Thể loại thể hát nói, thể loại phóng khoáng, tự do nhầm chuyển tải những quan điểm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, và coi việc bất chấp những ràng buộc của xã hội đầy những quy phạm là lối sống đẹp, đáng tự hào. Và Nguyễn Công Trứ là đại diện tiêu biểu.

- Bài thơ vừa mang tính chất hồi kí củ một cuộc đời nhiều sóng gió nhưng không ít vinh quang, vừa là bức chân dung tự hoạ về một cá tính mạnh mẽ, một con người xuất chúng dám lấy cách sống ngang tàng, ngông ngạo, trái khoáy như một phương diện khẳng định bản ngã, vừa như một tuyên ngôn cho lối sống phóng khoáng, tận hưởng những thú vui ở đời, đối lập giữa cá nhân với xã hội tầm thường cổ lỗ.

Mình chỉ trích thêm một số ý, cần tham khảo thêm thì bạn tìm sách đọc để biết rõ hơn. Khi phân tích tác phẩm cần tập trung để làm rõ tính ngất ngưởng để thấy được nhân cách của tác giả và phải rút ra được tuyên ngôn khẳng định cá tính của nhà thơ.

--------------------------------------------------------

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ biểu hiện tập trung qua từ "ngất ngưởng". Qua bài thơ ta thấy rõ một nhân cách sống rất đặc biệt của ông, một người dám vượt lên trên thế tục, sống khác đời, vượt qua các mối ràng buộc của những luân lí hẹp hòi, ko quan tâm danh lợi.

và có lẽ điều đáng khâm phục ở Nguyễn Công trứ đó là thái độ dửng dưng với sự được mất ở đời, với lời khen chê của mọi người. Sở dĩ nhà thơ dám sống như vậy bởi ông đã giải thoát khỏi các mối ràng buộc thông thường, những thê lực tinh thân vẫn ngự trị trong mỗi người xưa nay: được mất trong cuộc sống và sự đánh giá của dư luận

Nguyễn Công Trứ sống tự do, khoáng đạt thật đấy, nhưng ông vẫn một lòng thuỷ chung với đạo lý vua-tôi,

-> Nguyễn Công Trứ là một người yêu nước, tái năng, bản lĩnh, dám vượt lên trên tất cả để khẳng định minh cho thấy ông là một người khá tự tin

Tài liệu "onthi.com"
 
Last edited by a moderator:
S

study_and_play

Phân ra như vậy cho cậu dễ tham khảo. Dù sao tớ vẫn thik cậu lập dàn ý rồi posst lên để mọi người cùng sửa hơn. Anyway, giúp cậu 2 câu trên!
Cuối cùng, cậu nên chú trọng ý này "NCT đã được bảo kê bằng tài năng của chính mình". Bài này nếu viết được thì sẽ hay lắm đấy, tớ cực kết 2 bài này ^^!
Thân!
 
P

pttd

Cảm ơn bạn study_and_play đã nhiệt tình giúp đỡ mình , đề bài này là bài viết thứ 2 của mình trong học kì 1 lớp 11 này , nói thật mình ko thích , mà đúng ra là ko hiểu được những thể loại văn của những nhà thơ , nhà văn ngày xưa, viết văn về1 tác phẩm mà ko hiểu ko có sự cảm thụ thì lấy đâu mà hay được phải ko nào? với đề bài này mình bí quá chẳng nghĩ ra được ý tưởng gì về dàn bài nên bất đắc dĩ mới đưa lên đây để mọi người giúp đỡ mình!!
Thật sự rất cảm ơn bạn về sự giúp đỡ rất nhiệt tình của bạn!!!!
 
S

study_and_play

Cảm ơn bạn study_and_play đã nhiệt tình giúp đỡ mình , đề bài này là bài viết thứ 2 của mình trong học kì 1 lớp 11 này , nói thật mình ko thích , mà đúng ra là ko hiểu được những thể loại văn của những nhà thơ , nhà văn ngày xưa, viết văn về1 tác phẩm mà ko hiểu ko có sự cảm thụ thì lấy đâu mà hay được phải ko nào? với đề bài này mình bí quá chẳng nghĩ ra được ý tưởng gì về dàn bài nên bất đắc dĩ mới đưa lên đây để mọi người giúp đỡ mình!!
Thật sự rất cảm ơn bạn về sự giúp đỡ rất nhiệt tình của bạn!!!!

:p Đề này trong SGK, cô giáo tớ bảo là đề mới của sách 11, vì thế cô cũng cho bọn tớ làm đề này luôn. Nhưng chỉ được làm "Bài ca ngất ngưởng" thôi. :)
 
M

mr_l0n3ly

vậy tiện thể đàn anh làm cho bài TỰ TÌNH để đàn em so sánh vs bài viết hum wa mới vít đê
 
H

huynhhonghieuhoa

>__________________<

hic tìm wa' choy` mà hok dc cai' j` hit' !!!! noi' thiệt là hơi dốt văn nên mi' cái gợi y' nay chi? bit' chép lại thoy chớ đâu bít khai triển từ máy ý nay` T_T !!
 
H

hongngoc1111

ai giúp tớ với đề văn khó quá đề là
suy nghĩ của em về hình tượng người đi trên bãi cát qua bài thơ bài ca ngắn đi trên bãi cát của cao bá quát.
ai biết thì giúp tớ luôn nhé thứ sáu1/10 to p nộp rồi
 
Top Bottom