[Văn 10] Bài viết số 1

K

keodang_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:Hãy xác định nhân vật ,hoàn cảnh.nhân vật và mục đích của cuộc giao tiếp sau:
Bây giờ mận mới hỏi đào?
Vườn hồng đã có ia vào hay chưa ?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lỗi nhưng chưa ai vào

Câu 2: Cảm nghĩ về khổ thơ sau:
"Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.
Trích Vũ Quần Phương

Mọi người giúp mình nhanh nha.Cảm ơn nhiều <3
 
S

scientists

1. Mục đích của những cuộc giao tiếp trong ca dao tình yêu là nhằm bộc lộ những tình cảm, thái độ của con người, xác lập và củng cố những mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp. Những mục đích này có thể được thể hiện một cách trực tiếp nhưng cũng có thể được thể hiện một cách gián tiếp thông qua mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp khác như: không gian giao tiếp, nội dung giao tiếp và nhân vật giao tiếp. Xét trong câu trên ta có thể nhận ra cả ba nhân tố giao tiếp đã được sử dụng. Không gian giao tiếp: Khu vườn quê quen thuộc thông qua 2 hình ảnh khu vườn nông thôn. Nội dung giao tiếp: lời tỏ tình và trả lời gián tiếp, 2 người đã quen từ lâu nhưng còn e thẹn chưa dám bộc lộ trực tiếp chỉ thông qua ý nghĩa ẩn dụ, thể hiện được đây là 1 mối tình chân quê. Nhân vật giao tiếp: Ẩn dụ qua 2 nhân vật mận đào tượng trưng cho anh và em.Khi xưng bằng các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ, người xưng đã không dùng cái danh chính thức của mình mà dùng một cái danh khác, người xưng ẩn sau các phương tiện xưng hô này một cách kín đáo, tế nhị đầy tính thẩm mỹ. Lối xưng hô bằng ẩn dụ “mận”, “đào” vừa kín đáo lại vừa tế nhị, duyên dáng. “Mận” ở lời thứ nhất là lời tự xưng của người nói, nhưng ở lời thứ hai là lời hô gọi của người nói. Tương tự như thế, “đào” ở lời một là chỉ người nghe còn ở lời hai lại là người nói. Các chàng trai, cô gái ở đây xưng cũng bằng “mận”, “đào” hô cũng bằng “mận” “đào”. Để xác định vai nhân xưng của hai phương tiện xưng hô này phải dựa vào ngữ cảnh “hỏi”, “thưa” của toàn bài viết. “Hỏi” là hoạt động của người nói hướng tới người nghe. “Thưa” là hoạt động trả lời của người được hỏi hướng tới người hỏi. Hỏi và đáp đều là hoạt động ngôn từ của hai nhân xưng thứ nhất. Đặc trưng của ca dao cho ta thấy “bây giờ mận mới hỏi đào” và “mận hỏi thì đào xin thưa không phải là lời dẫn mà chính là một phần phát ngôn của hai nhân vật đang tham gia giao tiếp. Trong ca dao không có người dẫn, kể mà chỉ có hai người đối đáp với nhau

Mặc dù mỗi bài viết ca dao là một câu chuyện tâm tình nhưng phải công khai tập thể, giữa đám đông tất nhiên bao giờ cung bắt buộc phải kín đáo, tế nhị, duyên dáng không thể lộ liễu, vụng về, sỗ sàng trâng tráo được. Vì vậy cách xưng hô này còn được các chàng trai, cô gái dùng để thố lộ tình cảm của mình và cũng để thăm dò đối phương khi họ muốn tìm hiểu về nhau. Khi vừa gặp nhau, mới quen nhau các chàng trai, cô gái chưa biết tên nhau cũng chưa tiện gọi em xưng anh nên đây là phương tiện xưng hô vừa kín đáo tế nhị lại vừa duyên dáng.

2. “Nói với em” là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ Quần Phương.

Khổ thơ thứ hai, tác giả khuyên em thơ hãy “nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà :

“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”.

“Có nhắm mắt nghe” thì “sẽ được nhìn thấy”, sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Nếu biết “nhắm mắt nghe” thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi thơ bước vào đời.

Sưu tầm từ nhiều nguồn​
 
Top Bottom