R
rubiru2011


Tham khảo : The Role of Admiration in Affairs With the Rich and Famous
Mimi Alford's Admiration for President Kennedy
Published on June 11, 2012 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Nhiều người yêu nhau thể hiện sự ngưỡng mộ của họ đối với người yêu. Khi chúng ta ngưỡng mộ một ai đó thì chúng ta dễ dàng trở nên bị quyến rũ về mặt tình dục và yêu người đó, và điều này đặc biệt đúng khi đối tượng của sự ngưỡng mộ của chúng ta là người quyền lực, nổi tiếng hoặc giàu có. Trong trường hợp này, nguy cơ là chúng ta có thể cảm thấy thấp kém hơn người đó và người kia có thể sẽ cảm thấy mình tài giỏi hơn chúng ta; một mối quan hệ như vậy sẽ thiếu đi sự có qua có lại – điều rất quan trọng trong tình yêu. Do đó, sự ngưỡng mộ là 1 con dao hai lưỡi. Tôi sẽ mở đầu bài phân tích của tôi về sự ngưỡng mộ trong tình yêu lãng mạn bằng việc xem xét về sự ngưỡng mộ của Mimi Alford dành cho tổng thống Kenney, đó là kết quả từ 1 cuộc ngoại tình.
Những nhà chính trị quyền lực khiến cho rất nhiều phụ nữ ngưỡng mộ. Quả thật là nhiều nhà lãnh đạo chính trị có đời sống tình dục bên ngoài hôn nhân rất phong phú. Một vài ví dụ là Napoleon, Mussolini, Mao Zedong, François Mitterrand, Bill Clinton, và Silvio Berlusconi. Một cuộc khảo sát hàng trăm phụ nữ Italia chỉ ra rằng 2/3 số phụ nữ cảm thấy thỏa mãn về tình dục từ “ những người đàn ông quyền lực có địa vị trong xã hội “; những ông sếp được xem là giỏi giang hơn trong chuyện phòng the.
Sự ngưỡng mộ nói chung và sự ngưỡng mộ trong tình yêu lãng mạn nói riêng, nhìn chung được xem là tích cực, vì không giống như sự ghen tị, sự ngưỡng mộ bao gồm 1 thái độ tích cực trước số phận tốt đẹp của người khác. Tuy nhiên, cũng giống như tình yêu, sự ngưỡng mộ có thể là nguy hiểm. Trong địa hạt chính trị, sự ngưỡng mộ có thể cho phép các nhà độc tài cư xử như cách họ muốn mà không chịu các quy tắc đạo đức hoặc bị chỉ trích công khai.
Sự ngưỡng mộ cũng có thể gây nguy hại trong địa hạt tình yêu lãng mạn, khi nó có thể khiến con người ( chủ yếu là người trẻ tuổi ) hành động theo những cách mà họ không làm khi bình thường. Đây là điều đã xảy ra trong trường hợp của Mimi Alford- người rất ngưỡng mộ ông chủ của mình , tổng thống Kennedy, và đã ngoại tình với ông ta khi cô chỉ mới 19 và ông ấy là 45 tuổi. Kennedy đã lấy đi trinh tiết của Mimi chỉ sau 4 ngày cô bắt đầu làm việc tại Nhà Trắng. Liệu cô ấy có bị cưỡng hiếp. Alford phủ nhận lời buộc tội đó, khẳng định rằng :” Tôi không bao giờ cảm thấy bị cưỡng hiếp” ,”tôi đã tự nguyện”. Sự tự nguyện này là kết quả trực tiếp của cảm giác quyền lực từ sự ngưỡng mộ mà cô ấy cảm nhận đối với tổng thống; nếu không thì cô ấy đã không có được sự sẵn sàng như vậy. Alford nói rằng cô cảm thấy bất lực khi Kennedy lợi dụng cô.
( Đoạn này rubi không dịch nhé.)Under the influence of her admiration for Kennedy, Alford later agreed to his request to perform oral sex on his close aide Dave Powers, while Kennedy watched them. She says now that “I’m ashamed to say that I did [comply with his request].” However, some time later, when the president asked her “to take care” of his young brother Teddy in the same manner, she refused—which indicates her distaste for what she had agreed to do with Powers.
The inferior-superior relationship that arises from the imbalance endemic in such admiration is also evident in the fact that they never kissed the lips, and she always called him ‘Mr. President,' even when they were in bed together.
Ngưỡng mộ và lý tưởng hóa.
Sự ngưỡng mộ là 1 cảm xúc bao gồm sự ủng hộ, yêu thích và sự kinh ngạc. Trong những mối quan hệ yêu đương, sự lý tưởng hóa là 1 hoạt động, bao gồm việc tập trung chủ yếu vào những khía cạnh tích cực của người yêu và tăng cường những khía cạnh đó , trong khi đó lại phớt lờ ( hoặc ít nhất là ít xem trọng ) những khía cạnh tiêu cực. Sự lý tưởng hóa là 1 phần của cảm xúc ngưỡng mộ nhưng không nhất thiết phải có sự ngược lại.
Sự ngưỡng mộ bao gồm việc nhìn nhận một ai đó là cao hơn bạn, trong khi đó sự lý tưởng hóa là xem 1 ai đó cao hơn con người thực của họ. Tôi có thể lý tưởng hóa 1 người và xem anh ấy cao hơn con người thực sự của anh ấy, nhưng không xem anh ấy cao hơn tôi. Nếu theo thang điểm từ 1 đến 10, vị trí của 1 ai đó nhìn chung được xem là ở mức 3, và tôi lý tưởng hóa anh ấy là mức 5, tôi có thể vẫn không ngưỡng mộ anh ấy.
Sự ngưỡng mộ có quan hệ với tình yêu lãng mạn, vì cả hai đều bao gồm sự lý tưởng hóa. Sự lý tưởng hóa được hiểu là “ nâng cao” những sự thực theo 1 cách khiến cho chúng trở nên tươi sáng hơn. Theo đó, sự lý tưởng hóa gắn liền với những ảo tưởng tích cực. Còn sự ngưỡng mộ khác ở chỗ đáng tin cậy hơn hoặc “khách quan” hơn , nó không phải là 1 sự bóp méo nhận thức về thực tế. Bạn có thể ngưỡng mộ 1 ai đó mà không cần phải có những ảo tưởng tích cực, nhưng đối với sự lý tưởng hóa thì những ảo tưởng tích cực là trung tâm.
Sự ngưỡng mộ và sự lý tưởng hóa không chỉ đơn thuần bao gồm 1 niềm tin nhận thức vào giá trị to lớn của người khác mà nó còn là sự ủng hộ của chúng ta ở hoàn cảnh này. Theo đó, sự ngưỡng mộ và lý tưởng hóa khác với sự ghen tỵ Sự ghen tỵ cũng bao gồm 1 niềm tin về sự vượt trội của người khác nhưng nó cũng gắn liền với 1 thái độ tiêu cực đối với sự vượt trội đó. Có 1 điều thú vị cần lưu ý là các tài liệu học thuật về sự ghen tỵ là rất nhiều thì lại có rất ít nghiên cứu về sự ngưỡng mộ. Điều này có lẽ thể hiện sự thịnh hành và tầm ảnh hưởng của sự ghen tỵ.
Ngưỡng mộ tổng thể và ngưỡng mộ riêng biệt.
Khi chúng ta ngưỡng mộ 1 ai đó, nó có thể đặt chúng ta vào 1 vị trí thấp kém hơn người đó và điều này có thể là đau đớn và gây nguy hiểm. Nếu quả thật tình yêu bao gồm 1 mối quan hệ gần gũi và bình đẳng, làm thế nào mà sự ngưỡng mộ ( bao gồm 1 khoảng cách tạo ra bởi mối quan hệ giữa 1 người thấp kém - 1 người vượt trội ) có thể là trung tâm trong tình yêu lãng mạn ? Để xử lý sự mâu thuẫn này, chúng ta cần phân biệt giữa sự ngưỡng mộ tổng thể và sự ngưỡng mộ riêng biệt.
Sự ngưỡng mộ của tôi đối với 1 ai đó có thể là ngưỡng mộ tổng thể khi tôi xem người này nhìn chung là vượt trội hơn tôi. Sự ngưỡng mộ riêng biệt có thể ám chỉ đơn thuần 1 vài khía cạnh nào đó mà người yêu cao hơn tôi. Trong trường hợp này,những giá trị tổng thể là cân bằng giữa 2 người. Cô ấy có thể ngưỡng mộ sự thông minh hoặc óc hài hước của anh ấy, nhưng vẫn giả định rằng những giá trị tổng thể của anh ấy là ngang bằng hoặc thậm chí thấp kém hơn so với cô ấy. Do đó, chúng ta có thể nói về “ sự ngưỡng mộ xuống” ( downward admiration )- chúng ta ngưỡng mộ 1 khía cạnh cụ thể của 1 con người ( ví dụ : sức mạnh thể chất của anh ấy ), nhưng chúng ta vẫn xem anh ấy thua kém so với chúng ta về tổng thể ( khi tính đến những khía cạnh khác quan trọng hơn ).
Thỉnh thoảng sự ngưỡng mộ có thể là mơ hồ , không đi vào chi tiết. Do đó chúng ta có thể nhìn chung là ngưỡng mộ 1 người vì họ tuyệt vời, mà không cần phải tách riêng những tính cách cụ thể của người ấy khiến chúng ta nhìn nhận họ là người tuyệt vời. Ở đây, sự đánh giá dựa trên 1 ấn tượng chung ban đầu , không quan tâm đến việc liệu người đó là vượt trội hơn , ngang bằng hoặc thua kém so với chúng ta.
Ngưỡng mộ và khinh thường
Đối lập với ngưỡng mộ là khinh thường. Cũng như ngưỡng mộ, chúng ta có thể phân biệt giữa sự khinh thường tổng thể và khinh thường những nét riêng biệt. Sự khinh thường có thể ám chỉ về 1 khía cạnh cụ thể, ví dụ như khinh thường sự keo kiệt về tiền bạc của 1 người hoặc nhu cầu muốn là trung tâm chú ý, nhưng bạn vẫn không xem con người đó là hoàn toàn thấp kém.
Theo John Gottman, sự khinh thường là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất dự đoán về (khả năng) ly dị .
***
Mimi Alford's Admiration for President Kennedy
Published on June 11, 2012 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Nhiều người yêu nhau thể hiện sự ngưỡng mộ của họ đối với người yêu. Khi chúng ta ngưỡng mộ một ai đó thì chúng ta dễ dàng trở nên bị quyến rũ về mặt tình dục và yêu người đó, và điều này đặc biệt đúng khi đối tượng của sự ngưỡng mộ của chúng ta là người quyền lực, nổi tiếng hoặc giàu có. Trong trường hợp này, nguy cơ là chúng ta có thể cảm thấy thấp kém hơn người đó và người kia có thể sẽ cảm thấy mình tài giỏi hơn chúng ta; một mối quan hệ như vậy sẽ thiếu đi sự có qua có lại – điều rất quan trọng trong tình yêu. Do đó, sự ngưỡng mộ là 1 con dao hai lưỡi. Tôi sẽ mở đầu bài phân tích của tôi về sự ngưỡng mộ trong tình yêu lãng mạn bằng việc xem xét về sự ngưỡng mộ của Mimi Alford dành cho tổng thống Kenney, đó là kết quả từ 1 cuộc ngoại tình.
Những nhà chính trị quyền lực khiến cho rất nhiều phụ nữ ngưỡng mộ. Quả thật là nhiều nhà lãnh đạo chính trị có đời sống tình dục bên ngoài hôn nhân rất phong phú. Một vài ví dụ là Napoleon, Mussolini, Mao Zedong, François Mitterrand, Bill Clinton, và Silvio Berlusconi. Một cuộc khảo sát hàng trăm phụ nữ Italia chỉ ra rằng 2/3 số phụ nữ cảm thấy thỏa mãn về tình dục từ “ những người đàn ông quyền lực có địa vị trong xã hội “; những ông sếp được xem là giỏi giang hơn trong chuyện phòng the.
Sự ngưỡng mộ nói chung và sự ngưỡng mộ trong tình yêu lãng mạn nói riêng, nhìn chung được xem là tích cực, vì không giống như sự ghen tị, sự ngưỡng mộ bao gồm 1 thái độ tích cực trước số phận tốt đẹp của người khác. Tuy nhiên, cũng giống như tình yêu, sự ngưỡng mộ có thể là nguy hiểm. Trong địa hạt chính trị, sự ngưỡng mộ có thể cho phép các nhà độc tài cư xử như cách họ muốn mà không chịu các quy tắc đạo đức hoặc bị chỉ trích công khai.
Sự ngưỡng mộ cũng có thể gây nguy hại trong địa hạt tình yêu lãng mạn, khi nó có thể khiến con người ( chủ yếu là người trẻ tuổi ) hành động theo những cách mà họ không làm khi bình thường. Đây là điều đã xảy ra trong trường hợp của Mimi Alford- người rất ngưỡng mộ ông chủ của mình , tổng thống Kennedy, và đã ngoại tình với ông ta khi cô chỉ mới 19 và ông ấy là 45 tuổi. Kennedy đã lấy đi trinh tiết của Mimi chỉ sau 4 ngày cô bắt đầu làm việc tại Nhà Trắng. Liệu cô ấy có bị cưỡng hiếp. Alford phủ nhận lời buộc tội đó, khẳng định rằng :” Tôi không bao giờ cảm thấy bị cưỡng hiếp” ,”tôi đã tự nguyện”. Sự tự nguyện này là kết quả trực tiếp của cảm giác quyền lực từ sự ngưỡng mộ mà cô ấy cảm nhận đối với tổng thống; nếu không thì cô ấy đã không có được sự sẵn sàng như vậy. Alford nói rằng cô cảm thấy bất lực khi Kennedy lợi dụng cô.
( Đoạn này rubi không dịch nhé.)Under the influence of her admiration for Kennedy, Alford later agreed to his request to perform oral sex on his close aide Dave Powers, while Kennedy watched them. She says now that “I’m ashamed to say that I did [comply with his request].” However, some time later, when the president asked her “to take care” of his young brother Teddy in the same manner, she refused—which indicates her distaste for what she had agreed to do with Powers.
The inferior-superior relationship that arises from the imbalance endemic in such admiration is also evident in the fact that they never kissed the lips, and she always called him ‘Mr. President,' even when they were in bed together.
Ngưỡng mộ và lý tưởng hóa.
Sự ngưỡng mộ là 1 cảm xúc bao gồm sự ủng hộ, yêu thích và sự kinh ngạc. Trong những mối quan hệ yêu đương, sự lý tưởng hóa là 1 hoạt động, bao gồm việc tập trung chủ yếu vào những khía cạnh tích cực của người yêu và tăng cường những khía cạnh đó , trong khi đó lại phớt lờ ( hoặc ít nhất là ít xem trọng ) những khía cạnh tiêu cực. Sự lý tưởng hóa là 1 phần của cảm xúc ngưỡng mộ nhưng không nhất thiết phải có sự ngược lại.
Sự ngưỡng mộ bao gồm việc nhìn nhận một ai đó là cao hơn bạn, trong khi đó sự lý tưởng hóa là xem 1 ai đó cao hơn con người thực của họ. Tôi có thể lý tưởng hóa 1 người và xem anh ấy cao hơn con người thực sự của anh ấy, nhưng không xem anh ấy cao hơn tôi. Nếu theo thang điểm từ 1 đến 10, vị trí của 1 ai đó nhìn chung được xem là ở mức 3, và tôi lý tưởng hóa anh ấy là mức 5, tôi có thể vẫn không ngưỡng mộ anh ấy.
Sự ngưỡng mộ có quan hệ với tình yêu lãng mạn, vì cả hai đều bao gồm sự lý tưởng hóa. Sự lý tưởng hóa được hiểu là “ nâng cao” những sự thực theo 1 cách khiến cho chúng trở nên tươi sáng hơn. Theo đó, sự lý tưởng hóa gắn liền với những ảo tưởng tích cực. Còn sự ngưỡng mộ khác ở chỗ đáng tin cậy hơn hoặc “khách quan” hơn , nó không phải là 1 sự bóp méo nhận thức về thực tế. Bạn có thể ngưỡng mộ 1 ai đó mà không cần phải có những ảo tưởng tích cực, nhưng đối với sự lý tưởng hóa thì những ảo tưởng tích cực là trung tâm.
Sự ngưỡng mộ và sự lý tưởng hóa không chỉ đơn thuần bao gồm 1 niềm tin nhận thức vào giá trị to lớn của người khác mà nó còn là sự ủng hộ của chúng ta ở hoàn cảnh này. Theo đó, sự ngưỡng mộ và lý tưởng hóa khác với sự ghen tỵ Sự ghen tỵ cũng bao gồm 1 niềm tin về sự vượt trội của người khác nhưng nó cũng gắn liền với 1 thái độ tiêu cực đối với sự vượt trội đó. Có 1 điều thú vị cần lưu ý là các tài liệu học thuật về sự ghen tỵ là rất nhiều thì lại có rất ít nghiên cứu về sự ngưỡng mộ. Điều này có lẽ thể hiện sự thịnh hành và tầm ảnh hưởng của sự ghen tỵ.
Ngưỡng mộ tổng thể và ngưỡng mộ riêng biệt.
Khi chúng ta ngưỡng mộ 1 ai đó, nó có thể đặt chúng ta vào 1 vị trí thấp kém hơn người đó và điều này có thể là đau đớn và gây nguy hiểm. Nếu quả thật tình yêu bao gồm 1 mối quan hệ gần gũi và bình đẳng, làm thế nào mà sự ngưỡng mộ ( bao gồm 1 khoảng cách tạo ra bởi mối quan hệ giữa 1 người thấp kém - 1 người vượt trội ) có thể là trung tâm trong tình yêu lãng mạn ? Để xử lý sự mâu thuẫn này, chúng ta cần phân biệt giữa sự ngưỡng mộ tổng thể và sự ngưỡng mộ riêng biệt.
Sự ngưỡng mộ của tôi đối với 1 ai đó có thể là ngưỡng mộ tổng thể khi tôi xem người này nhìn chung là vượt trội hơn tôi. Sự ngưỡng mộ riêng biệt có thể ám chỉ đơn thuần 1 vài khía cạnh nào đó mà người yêu cao hơn tôi. Trong trường hợp này,những giá trị tổng thể là cân bằng giữa 2 người. Cô ấy có thể ngưỡng mộ sự thông minh hoặc óc hài hước của anh ấy, nhưng vẫn giả định rằng những giá trị tổng thể của anh ấy là ngang bằng hoặc thậm chí thấp kém hơn so với cô ấy. Do đó, chúng ta có thể nói về “ sự ngưỡng mộ xuống” ( downward admiration )- chúng ta ngưỡng mộ 1 khía cạnh cụ thể của 1 con người ( ví dụ : sức mạnh thể chất của anh ấy ), nhưng chúng ta vẫn xem anh ấy thua kém so với chúng ta về tổng thể ( khi tính đến những khía cạnh khác quan trọng hơn ).
Thỉnh thoảng sự ngưỡng mộ có thể là mơ hồ , không đi vào chi tiết. Do đó chúng ta có thể nhìn chung là ngưỡng mộ 1 người vì họ tuyệt vời, mà không cần phải tách riêng những tính cách cụ thể của người ấy khiến chúng ta nhìn nhận họ là người tuyệt vời. Ở đây, sự đánh giá dựa trên 1 ấn tượng chung ban đầu , không quan tâm đến việc liệu người đó là vượt trội hơn , ngang bằng hoặc thua kém so với chúng ta.
Ngưỡng mộ và khinh thường
Đối lập với ngưỡng mộ là khinh thường. Cũng như ngưỡng mộ, chúng ta có thể phân biệt giữa sự khinh thường tổng thể và khinh thường những nét riêng biệt. Sự khinh thường có thể ám chỉ về 1 khía cạnh cụ thể, ví dụ như khinh thường sự keo kiệt về tiền bạc của 1 người hoặc nhu cầu muốn là trung tâm chú ý, nhưng bạn vẫn không xem con người đó là hoàn toàn thấp kém.
Theo John Gottman, sự khinh thường là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất dự đoán về (khả năng) ly dị .
***