Sử Vai Trò Của Nhà Nguyễn

HCMUT K21

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
278
195
119
Bà Rịa - Vũng Tàu
THPT Nguyễn Huệ
Cách đây vừa tròn 450 năm, mùa đông năm 1558, Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam mở cõi. Trải qua gần bốn thế kỷ, (từ 1558 đến 1945), các Chúa Nguyễn không chỉ có công lớn trong sự nghiệp khai phá, phát triển vùng đất mới, mà còn để lại nhiều di sản văn hóa
lịch sử ghi nhận công lao của nhà Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, từ Thuận Hóa, Quảng Nam vào đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long “Do những biến động lịch sử, cách đánh giá của hậu thế đối với Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn thay đổi qua mỗi thời kỳ. “Có khi thì khen ngợi một chiều, khi thì phê phán, thậm chí mạt sát..”. Nhưng những đóng góp của Chúa Nguyễn và vương triều này là không thể phủ nhận”.



Các Chúa Nguyễn đã biến vùng Thuận Quảng còn hoang sơ vào giữa thế kỷ XVI trở thành một vùng kinh tế phát triển, làm bàn đạp cho công cuộc mở mang bờ cõi vào phía Nam. Các nghề thủ công, quan hệ mậu dịch với nước ngoài đều phát triển nhanh chóng. Một loạt đô thị, thương cảng ra đời thu hút nhiều thuyền buôn, thương gia nước ngoài, kể cả các thương gia tư bản phương Tây, như Hà Lan, Anh, Pháp… Thời kỳ này, các cảng thị Phú Xuân - Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Vũng Lấm (Phú Yên)… nổi lên như những cảng trung chuyển hàng hóa có sức thu hút mạnh mẽ. Đặc biệt, trong quan hệ đối ngoại, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) là vị chúa đầu tiên tự xưng là An Nam Quốc vương, quan hệ với các nước trong tư thế của một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Nhà nghiên cứu Huế Võ Đắc Xuân cũng chỉ ra đóng góp to lớn của vương triều Nguyễn khi để lại cho đời sau những di sản văn hóa như: đô thị cổ Hội An, kinh thành Huế, nhã nhạc cung đình, hệ thống giáo dục, thi cử, thư tịch cổ đồ sộ…







Đánh giá lại Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn: Một hội thảo lịch sử


Đó là đánh giá của một số đại biểu tham dự hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 vừa diễn ra trong hai ngày 18 và 19/10 tại Thanh Hóa.



Như TT&VH đã phản ánh, hội thảo được sự chuẩn bị nội dung trong khoảng 20 năm nhằm nhìn nhận lại khách quan, khoa học, công bằng những đóng góp cũng như mặt còn hạn chế của vương triều Nguyễn. Trong ngày hôm qua 19/10, các đại biểu thảo luận về các nhóm đề tài: Mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền trên đất Nam Bộ; chính sách đối nội và đối ngoại của triều Nguyễn, nhân vật lịch sử thời chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn; quan hệ Nguyễn - Tây Sơn và vấn đề thống nhất đất nước; tình hình kinh tế xã hội; kinh tế hàng hóa và đô thị; vấn đề canh tân đất nước và thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp; di sản văn hóa. Một số quan điểm thú vị đưa ra trong cuộc hội thảo nhưng do thời gian không cho phép đã không được triển khai, như làm rõ hơn về nhân vật Bá Đa Lộc là người thế nào, một cố vấn quân sự - chính trị hay chỉ là một “chuyên gia nước ngoài” - từ dùng của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.




cần có nhận thức mới về nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc trên tinh thần “công minh lịch sử”. Vương triều Nguyễn vừa là tác nhân lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội, vì vậy nhận thức về nhà Nguyễn cũng phải được đặt trong bối cảnh lịch sử của dân tộc và nhân loại, xem xét cả trục “tung” (lịch sử) và trục “hoành” (đương đại) của lịch sử. Kể từ Gia Long - Nguyễn Ánh, “người dựng nên đế nghiệp cho Nguyễn triều” từ năm 1802 đến Bảo Đại, người tự nguyện thoái vị, nhận là công dân một nước Việt Nam độc lập tự do năm 1945, vương triều Nguyễn đã tồn tại 143 năm.

Không nên coi sự nghiệp thống nhất đất nước là hoàn toàn thuộc về Nguyễn Huệ, cũng như không nên dựa vào sự hoàn tất và củng cố nền thống nhất của nhà Nguyễn mà coi sự nghiệp thống nhất Việt Nam TK 18 - 19 chỉ là của nhà Nguyễn để phủ nhận công lao của Tây Sơn. Cái thống nhất của vua Gia Long nhờ cắt đất cho thực dân mà có được đã gây mầm chia cắt đất nước, không phải chia cắt nội bộ như Trịnh - Nguyễn mà là chia cắt do ngoại xâm tồn tại lâu dài. Sau này, từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, tất cả đều ân hận, lo toan giải tỏa lỗi lầm này, khắc phục hậu quả của nó bằng việc sát đạo, đuổi giáo sĩ, hạn chế giao thương với phương Tây... nhưng vẫn không sao khắc phục nổi.


những nhận thức trước đây về vai trò của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc theo hướng phê phán và phủ định đã không còn thỏa đáng nữa
nguồn yahoo
 
Top Bottom