Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
* “Chiếu dời đô” thể hiện sự quan tâm của Lí Công Uẩn tới hạnh phúc lâu bền của nhân dân
- Ông viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa ở Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô để tạo “vận nước lâu bền, phong tục phồn thịnh”.
=> Thể hiện mong ước, khát vọng của ông: xây dựng đất nước ổn định, đời sống nhân dân yên ổn, phát triển hưng thịnh.
- Mục đích của việc dời đô: “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”.
=> Thể hiện sự quan tâm đến hạnh phúc lâu bền không chỉ một đời mà cho các thế hệ mai sau.
- Tác giả đưa ra những suy nghĩ của mình về việc hai nhà Đinh, Lê: đóng yên kinh đô ở Hoa Lư khiến “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn”.
=> Thể hiện tâm trạng của ông: “rất đau xót về việc đó”. Đó là tấm lòng của ông vua hết lòng lo lắng cho dân, cho nước.
- Ông lao tâm khổ tứ tìm vùng đất thay thế cho kinh đô Hoa Lư, chọn thành Đại La.
=> Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, suy nghĩ cho muôn đời sau vì vị thế địa lí của Đại La thuận lợi cho cuộc sống, phát triển kinh tế của người dân: “dân cư khỏi phải chịu cảnh ngập lụt”, thuận lợi để làm ăn, buôn bán, an cư lạc nghiệp.
- Phân tích cách lập luận chặt chẽ, logic thể hiện ý chí quyết tâm của ông trong việc dời đô để đạt được mục đích, ước nguyện của mình: Ông không bắt buộc các quan và nhân dân phải dời đô theo ý mình mà còn hỏi han, nghe ngóng tình hình, tiếp thu ý kiến của quan, dân. Điều đó cho thấy vị vua anh minh quan tâm đến cả tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
- Có thể nói Lí Công Uẩn là vị vua anh minh, có tầm nhìn xa trông rộng, đặt hạnh phúc lâu bền của nhân dân làm mục đích cho hành động, việc làm của mình nhằm xây dựng được triều đại hưng thịnh, có vai trò quan trọng trong lịch sử.