CLB lịch sử Vài thông tin thú vị về lịch sử Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bản đồ TP HCM - Sài Gòn - Gia Định năm 1815 và bản đồ 2010. Do bản đồ cổ vẽ theo trục Tây Bắc - Đông Nam nên mình cũng xoay bản đồ mới một xíu cho hợp.
Có thể thấy nhiều điểm rất thú vị:
- Bến Thành là địa danh nằm ngoài thành Rùa. Chợ này có nghĩa là "trên bến dưới thành", một đặc điểm chợ đầu mối vùng sông nước. Đây là vị trí cũ, sau này chợ đã được dời vào vị trí hiện nay.
- Có thể thấy rất rõ hai "thành phố" Sài Gòn - Chợ Lớn khá tách biệt. Những vùng còn lại là làng xã.
- Đa Kao vẫn còn mang tên là Đất Hộ, sau này được phiên âm sang tiếng Pháp rồi phiên âm ngược thành Đa Kao.
- Rất nhiều địa danh đã có từ 200 năm trước như Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Đông, Hòa Hưng, Thanh Đa, Gò Vấp, Phú Mỹ...
- Chỉ có 3 con đường bộ "thiên lý" đi ra ngoại thành: đi Nam Vang (Cambodia), đi miền Tây và ra Bắc. Giờ chúng ta có thể thấy đường thiên lý miền Tây là đường Hồng Bàng - Kinh Dương Vương, đường thiên lý đi Huế - Thăng Long là xa lộ Hà Nội và thiên lý đi Nam Vang là Nguyễn Kiệm nối ra QL 22 cùng vô số con đường ra khỏi thành phố.
- Thủ Thiêm lúc đó có 1 xóm duy nhất.
- Khu vực hiện nay là cầu Phú Mỹ có hai đồn canh gác là Cá Trê và Vàm Cỏ để canh gác và thu thuế tàu thuyền qua lại. Giờ đi Mai Chí Thọ các bạn có thể thấy địa danh cầu Cá Trê.
- Đường Nguyễn Trãi lúc này là đường cái quan (đường chính) để nối Sài Gòn - Chợ Lớn. Đường Trần Hưng Đạo vẫn chưa làm.
- Xưởng thủy binh - đúc thuyền chính là vị trí sau này Pháp xây xưởng Ba Son và tồn tại đến ngày nay.
- Địa danh Văn Thánh ngày nay xưa chính là Văn Thánh Miếu - nơi thờ các bậc Nho gia.
Các bạn còn tìm thấy gì nữa?

12718104_978176625608041_3296152126136023136_n.jpg
 
Top Bottom