Vật lí 8 vài thắc mắc về dạng bình thông nhau

manh huy

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng bảy 2021
213
266
76
Hà Nội
THCS Ngọc Lâm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

chuyện là, nãy e tắm :), đang ngâm mình cho dòng nước ấm và suy ngẫm về sự tồn tại của muôn loài thì bỗng dưng e nhớ lại một bài e đã làm sai khá lâu khoảng 3 tháng trước (do hồi đấy đờ đà đờ đẫn). e không nhớ chính xác đề bài nhưng hình như là dạng thả quả cân vào pít- tông bên này tìm chiều cao mực nước dâng lên bên kia, đương nhiên là không dễ đến mức thay số vào công thức máy ép nhưng giờ nhìn lại thì chỉ vài PT là ra. sau đó e được 1 giáo viên có dịp chữa cho 1 bài khá tương tự, nhưng lúc đó thầy cô ấy lại làm 1 công thức thôi mà đến giờ em vẫn chưa hiểu, ấy là chênh lệch áp suất khi đưa quả cân vào:
[tex]\Delta p = \frac{m_{1}+m_{2}+m}{S_{1}+S_{2}} = d_{n} \Delta h[/tex]
em thấy băn khoăn về cái này, có bác nào giải thích cho e phát.

Screenshot_22.png
đây là cái hình mà e nhớ nó là như vậy, h là chênh lệch ban đầu của mực nước 2 nhánh, pít tông [TEX]m_{1}, m_{2}[/TEX] } tương ứng và cân nặng quả cân là m, [TEX]\Delta h [/TEX] là chênh lệch sau khi thả, x và y là độ giảm, tăng mực nước khi thả cân vào. e ko rõ lúc ấy đề có cho h không. nhân tiện, dành cho các bạn nào cũng bí phần này thì coi như ta ôn lại hướng giải tổng quát:
thường dạng này đề cho h ban đầu ta đi tìm mối quan hệ [TEX]m_{1} [/TEX] với [TEX]m_{2}[/TEX] (hoặc giữa 2 S nếu không cho) bằng cách xét 2 điểm A và B ngay dưới pit-tông. đề có thể cho cả khi thả cân vào pít tông m2 rồi cân bằng (hoặc có thể không, tùy ta vẫn xét A và B như trên) để ta tìm thêm dữ kiện (ví dụ như cân nặng quả cân m)
có nhiều hướng giải, nhưng bản thân e thì lấy [TEX]xS1 = yS2[/TEX] (do thể tích chênh lệch bằng nhau) ta tìm được quan hệ x với y, rồi có thể xét 2 điểm (C D chẳng hạn) dưới pít tông 1 dóng ngang sang nhánh 2, ta tìm được [TEX]\Delta h[/TEX]. mà [TEX]\Delta h = x+y+h[/TEX] (nếu đề cho h, nếu không dùng định lý pascal tìm lực lên pít tông 2, rồi xét áp suất nước và áp suất của pít tông tác dụng), ta tìm được x với y là xog.

và xin các bác giải thích hộ em cái công thức chênh lệch áp suất ở trên, đấy mới là chính. :(
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,620
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
chuyện là, nãy e tắm :), đang ngâm mình cho dòng nước ấm và suy ngẫm về sự tồn tại của muôn loài thì bỗng dưng e nhớ lại một bài e đã làm sai khá lâu khoảng 3 tháng trước (do hồi đấy đờ đà đờ đẫn). e không nhớ chính xác đề bài nhưng hình như là dạng thả quả cân vào pít- tông bên này tìm chiều cao mực nước dâng lên bên kia, đương nhiên là không dễ đến mức thay số vào công thức máy ép nhưng giờ nhìn lại thì chỉ vài PT là ra. sau đó e được 1 giáo viên có dịp chữa cho 1 bài khá tương tự, nhưng lúc đó thầy cô ấy lại làm 1 công thức thôi mà đến giờ em vẫn chưa hiểu, ấy là chênh lệch áp suất khi đưa quả cân vào:
[tex]\Delta p = \frac{m_{1}+m_{2}+m}{S_{1}+S_{2}} = d_{n} \Delta h[/tex]
em thấy băn khoăn về cái này, có bác nào giải thích cho e phát.

View attachment 185331
đây là cái hình mà e nhớ nó là như vậy, h là chênh lệch ban đầu của mực nước 2 nhánh, pít tông [TEX]m_{1}, m_{2}[/TEX] } tương ứng và cân nặng quả cân là m, [TEX]\Delta h [/TEX] là chênh lệch sau khi thả, x và y là độ giảm, tăng mực nước khi thả cân vào. e ko rõ lúc ấy đề có cho h không. nhân tiện, dành cho các bạn nào cũng bí phần này thì coi như ta ôn lại hướng giải tổng quát:
thường dạng này đề cho h ban đầu ta đi tìm mối quan hệ [TEX]m_{1} [/TEX] với [TEX]m_{2}[/TEX] (hoặc giữa 2 S nếu không cho) bằng cách xét 2 điểm A và B ngay dưới pit-tông. đề có thể cho cả khi thả cân vào pít tông m2 rồi cân bằng (hoặc có thể không, tùy ta vẫn xét A và B như trên) để ta tìm thêm dữ kiện (ví dụ như cân nặng quả cân m)
có nhiều hướng giải, nhưng bản thân e thì lấy [TEX]xS1 = yS2[/TEX] (do thể tích chênh lệch bằng nhau) ta tìm được quan hệ x với y, rồi có thể xét 2 điểm (C D chẳng hạn) dưới pít tông 1 dóng ngang sang nhánh 2, ta tìm được [TEX]\Delta h[/TEX]. mà [TEX]\Delta h = x+y+h[/TEX] (nếu đề cho h, nếu không dùng định lý pascal tìm lực lên pít tông 2, rồi xét áp suất nước và áp suất của pít tông tác dụng), ta tìm được x với y là xog.

và xin các bác giải thích hộ em cái công thức chênh lệch áp suất ở trên, đấy mới là chính. :(
Mình không biết bạn kiếm đâu ra công thức đó nhỉ :D
Bạn có thể tìm lại vở trước khi hỏi để tránh nhớ nhầm nhé :p
Sau khi biến đổi mình được $\Delta p = \frac{P_1 + P}{S_1} - \frac{P_2}{S_2} = d_n.\Delta h$
Ngay từ đầu bạn đã sai thứ nguyên vì áp suất không thể bằng khối lượng chia diện tích. Có lẽ ý bạn là $\Delta p = \frac{P_1 + P_2 + P}{S_1+S_2}$

Công thức mình ghi ở trên nó cực kỳ dễ hiểu, dễ chứng minh, dễ dùng. Mình khuyên bạn dùng nó sau này.
Còn công thức trên của bạn là sai :D

Nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại hỏi để được chúng mình giải đáp nhé ;)

Bạn có thể xem thêm Thiên đường kiến thức
 
Top Bottom