Sử VÀI NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Duy trì & phát triển sự sống" là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người từ khi ra đời đến nay.
Đối với văn hoá nông nghiệp, ở đây là các nước phương Đông thì hai việc trên lại càng quan trọng.
Vì để duy trì cuộc sống thì mùa màng phải tươi tốt, để phát triển cuộc sống thì con người phải sinh sôi. Việc sản xuất lúa gạo và sinh sôi của con người là sự kết hợp của hai yếu tố: Âm & Dương (ở đây là Đất - Trời và Mẹ - Cha).
Xuất phát từ thực tiễn trên, tư duy của cư dân nông nghiệp đã phát triển theo hai hướng và nhận được kết quả như sau:
+ Một là, đối với những người có trí tuệ thì đi tìm quy luật khách quan để lý giải hiện thực và kết quả là họ tìm được triết lý âm dương;
+ Hai là, còn những người có trình độ hạn chế thì thấy ở hiện thực một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái như thần thánh, do đó xuất hiện tín ngưỡng phồn thực.
Tín ngưỡng phồn thực ("phồn" = nhiều, "thực" = nảy nở) từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử với hai dạng biểu hiện: Sùng bái cơ quan sinh dục nam nữ & Hành vi giao phối.
+ Về sùng bái cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí ("sinh" = đẻ, "thực" = nảy nở và "khí" = công cụ) hoặc linh phù tức là công cụ sinh đẻ nảy nở đơn giản của tín ngưỡng phồn thực và phổ biến ở các nước có nền văn hoá nông nghiệp.
Ví dụ: Tục thờ "linga" của người Chăm, tục thờ cúng "nõ – nường" ở Phú Thọ,…
+ Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc khác, cư dân trồng lúa nước với lối tư duy coi trọng quan hệ còn sùng bái hành vi giao phối (còn gọi là thờ hành vi giao phối), tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.
Ví dụ: tượng gỗ nam nữ giao phối với bộ phận sinh dục phóng to ở nhà mồ Tây Nguyên, tượng 4 đôi nam nữ đang giao phối trên nắp thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái),…
Tóm lại, tín ngưỡng phồn thực thực chất là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy các biểu trưng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. Và đây được xem là tín ngưỡng phổ biến của nhân loại nhưng ở Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung nó có ý nghĩa đặc biệt vì gắn với sản xuất nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên việc mong cầu cho mùa màng bội thu rất lớn...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Chưởng (2005), "Cơ sở Văn hoá Việt Nam", NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.192 – 193.
2. Trần Quốc Vượng (Chủ biên – 2009), "Cơ sở Văn hoá Việt Nam", NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 92 – 93.
3. Trần Ngọc Thêm (2000), "Cơ sở Văn hoá Việt Nam", NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.127, 128 và 129.

inbound2317604286955924027.jpg

Nguồn: Đỗ Xuân Giang
 
Top Bottom