vài câu vật lí cần giải đáp gấp

Y

yacame

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 19:
Một đoạn mạch xoay chiều RLC không phân nhánh biết rằng điện trở thuần, cảm kháng, dung kháng là khác không. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua các phần tử R, L, C luôn bằng nhau nhưng cường tức thời thì chưa chắc
bằng nhau.
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn bằng tổng điện áp hiệu dụng trên từng phần tử.
C. Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch luôn bằng tổng điện áp tức thời giữa hai đầu từng phần tử.
D. Cường độ dòng điện và điện áp tức thời luôn khác pha nhau

Câu 24:
Một cuộn dây có điện trở thuần [tex] R= 100\sqrt{3}, L= \frac{3}{\pi} [/tex] mắc nối tiếp với một đoạn mạch X có tổng trở ZX rồi mắc vào điện áp có xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V, tần số 50 Hz thì thấy dòng điện qua mạch điện có cường độ hiệu dụng bằng 0,3 A và chậm pha 300 so với điện áp giữa hai đầu mạch. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X bằng
[tex]A. 9\sqrt{3}W[/COLOR]. B. 18\sqrt{3}W. [/tex]
C. 30 W. D. 40 W.

câu này đáp án A. mình chả bít bôi nó thành màu khác nên viết đáp án ra đây vậy

Câu 27:
Một máy phát điện một chiều một pha có điện trở trong không đáng kể. Nối hai cực của máy với một cuộn
dây thuần cảm. Khi roto của máy quay với tốc độ n vòng/s thì dòng điện qua cuộn dây có cường độ hiệu dụng là I.
Nếu roto quay với tốc độ 3n vòng/s thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn dây là
A. 3I. B. I3. C. 2I. D. I.

Câu 46:
Hạt sơ cấp có khối lượng nhỏ hơn 200 lần khối lượng electron có tên gọi là
A. Lepton. B. Mêzon. C. Photon. D. Barion.

đáp án là dòng màu hồng ý nhá :)
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

Câu 19:
Một đoạn mạch xoay chiều RLC không phân nhánh biết rằng điện trở thuần, cảm kháng, dung kháng là khác không. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua các phần tử R, L, C luôn bằng nhau nhưng cường tức thời thì chưa chắc
bằng nhau.
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn bằng tổng điện áp hiệu dụng trên từng phần tử.
C. Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch luôn bằng tổng điện áp tức thời giữa hai đầu từng phần tử.
D. Cường độ dòng điện và điện áp tức thời luôn khác pha nhau
bạn có nhớ cái giản đồ vecto không? đều dựa trên quy tắc tổng hợp vecto như kiểu tổng hợp dao động ấy?
với điện xoay chiều thì cũng vầy thôi.Nếu như ở dao động điều hòa thì dao động tổng hợp bằng tổng các dao động thành phần thì ở điện xoay chiều "Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch luôn bằng tổng điện áp tức thời giữa hai đầu từng phần tử."
 
N

nhoc_maruko9x

Câu 24:
Một cuộn dây có điện trở thuần [tex] R= 100\sqrt{3}, L= \frac{3}{\pi} [/tex] mắc nối tiếp với một đoạn mạch X có tổng trở ZX rồi mắc vào điện áp có xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V, tần số 50 Hz thì thấy dòng điện qua mạch điện có cường độ hiệu dụng bằng 0,3 A và chậm pha 300 so với điện áp giữa hai đầu mạch. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X bằng
[tex]A. 9\sqrt{3}W[/tex][tex]. B. 18\sqrt{3}W. [/tex]
C. 30 W. D. 40 W.

câu này đáp án A. mình chả bít bôi nó thành màu khác nên viết đáp án ra đây vậy
Nếu không có X thì I chậm pha hơn U [tex]60^o[/tex], khi có X thì chậm pha hơn [tex]30^o[/tex], chứng tỏ X có r hoặc C hoặc rC. Nhưng trong đáp án không có P = 0 nên X có r hoặc rC.

[tex]Z_{RL} = 200\sqr{3}[/tex]. Vậy nếu X có r thì Z không thể là [tex]\fr{U}{I} = 400[/tex] mà phải là [tex]\sqr{3}Z_{RL} = 600[/tex] \Rightarrow X có rC.

Biết góc giữa [tex]Z_{RL}[/tex] và Z là [tex]30^o[/tex] tính được [tex]Z_{rC} = 200[/tex] \Rightarrow Góc giữa [tex]Z_{rC}[/tex] và Z là [tex]60^o \Rightarrow[/tex] Góc giữa [tex]Z_{rC}[/tex] và I là [tex]30^o \Rightarrow cos\varphi[/tex] của X là [tex]cos30^o = \fr{\sqr{3}}{2}[/tex]

[tex]\Rightarrow P = I^2Z_{rC}cos\varphi = 9\sqr{3}[/tex]

Câu 27:
Một máy phát điện một chiều một pha có điện trở trong không đáng kể. Nối hai cực của máy với một cuộn
dây thuần cảm. Khi roto của máy quay với tốc độ n vòng/s thì dòng điện qua cuộn dây có cường độ hiệu dụng là I.
Nếu roto quay với tốc độ 3n vòng/s thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn dây là
A. 3I. B. I3. C. 2I. D. I.
Đáp án là I à? :| Mình nghĩ f = p.n nên nếu n tăng 3 lần [tex]\rightarrow[/tex] f tăng 3 lần [tex]\rightarrow \omega[/tex] tăng 3 lần [tex]\rightarrow[/tex] [tex]Z_L[/tex] tăng 3 lần [tex]\rightarrow[/tex] I giảm 3 lần là [tex]\fr{I}{3}[/tex] chứ nhỷ? :|

Câu 46:
Hạt sơ cấp có khối lượng nhỏ hơn 200 lần khối lượng electron có tên gọi là
A. Lepton. B. Mêzon. C. Photon. D. Barion.
Trong SGK không thấy nói đến nhưng photon thì khối lượng nghỉ bằng 0, mezon thì khoảng từ 200 - 900 lần [tex]m_e[/tex], barion thì bằng hoặc lớn hơn proton, nên đáp án là A. Lepton (trong SGK ghi là gồm các hạt nhẹ như electron, muyon, tau,..)
 
M

m4_vu0ng_001

câu 46 thì mình lại nghĩ là photon bởi electron là hạt lepton,nên hạt sơ cấp có khối lượng nhỏ hơn nó phải là photon,photon có khối lượng nghỉ bằng không nhưng vẫn có khối lượng,bởi nó chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động thôi mà,
@maruko
Đáp án là I à? Mình nghĩ f = p.n nên nếu n tăng 3 lần \rightarrow f tăng 3 lần \rightarrow \omega tăng 3 lần \rightarrow Z_L tăng 3 lần \rightarrow I giảm 3 lần là \fr{I}{3} chứ nhỷ?
nhưng E cũng tăng 3 lần mà bạn....
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

câu 46 thì mình lại nghĩ là photon bởi electron là hạt lepton,nên hạt sơ cấp có khối lượng nhỏ hơn nó phải là photon,photon có khối lượng nghỉ bằng không nhưng vẫn có khối lượng,bởi nó chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động thôi mà,
Kể cả khi ở trạng thái chuyển động thì cũng đâu có tính được khối lượng của nó là nhỏ hơn 200 lần so với e? Bạn thử thay v = c vào xem nào. Ngoài photon thì còn có neutrino là có m = 0.
Trong wiki có đoạn Hạt lepton, trong đó có hạt electron neutrino và phản electron neutrino là có khối lượng nhỏ hơn e khoảng gần 200 lần.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hạt_sơ_cấp#C.C3.A1c_lepton
 
M

m4_vu0ng_001

Kể cả khi ở trạng thái chuyển động thì cũng đâu có tính được khối lượng của nó là nhỏ hơn 200 lần so với e? Bạn thử thay v = c vào xem nào. Ngoài photon thì còn có neutrino là có m = 0.
Trong wiki có đoạn Hạt lepton, trong đó có hạt electron neutrino và phản electron neutrino là có khối lượng nhỏ hơn e khoảng gần 200 lần.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hạt_sơ_cấp#C.C3.A1c_lepton
mình thấy 1 bên GeV,một bên MeV,chắc người ta ghi nhầm?????
còn nếu ko nhầm thì đúng là thế rồi,heheh
 
Y

yacame

Câu 24:
Một cuộn dây có điện trở thuần [tex] R= 100\sqrt{3}, L= \frac{3}{\pi} [/tex] mắc nối tiếp với một đoạn mạch X có tổng trở ZX rồi mắc vào điện áp có xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V, tần số 50 Hz thì thấy dòng điện qua mạch điện có cường độ hiệu dụng bằng 0,3 A và chậm pha [tex]30^0[tex] so với điện áp giữa hai đầu mạch. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X bằng [COLOR=Magenta][tex]A. 9\sqrt{3}W[/COLOR]. B. 18\sqrt{3}W. [/tex]
C. 30 W. D. 40 W.

câu này đáp án A. mình chả bít bôi nó thành màu khác nên viết đáp án ra đây vậy
Sặc sữa. Mình cứ nghĩ mãi con này hoá ra I chậm hơn u [tex]30^o[/tex] lại nhầm thành [tex] 60^o [/tex]. Thanks mọi người đã giúp đỡ
1 cách nữa để tính nhanh bài này là dùng máy tính :))
Câu 19:
Một đoạn mạch xoay chiều RLC không phân nhánh biết rằng điện trở thuần, cảm kháng, dung kháng là khác không. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua các phần tử R, L, C luôn bằng nhau nhưng cường tức thời thì chưa chắc
bằng nhau.
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn bằng tổng điện áp hiệu dụng trên từng phần tử.
C. Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch luôn bằng tổng điện áp tức thời giữa hai đầu từng phần tử.
D. Cường độ dòng điện và điện áp tức thời luôn khác pha nhau
câu này ý a sao lại sai???? bạn nào giải thích hộ mình cái
Câu 27:
Một máy phát điện một chiều một pha có điện trở trong không đáng kể. Nối hai cực của máy với một cuộn
dây thuần cảm. Khi roto của máy quay với tốc độ n vòng/s thì dòng điện qua cuộn dây có cường độ hiệu dụng là I.
Nếu roto quay với tốc độ 3n vòng/s thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn dây là
A. 3I. B. I3. C. 2I. D. I.
câu này đáp án là I. Mình cũng tính ra 3I chả bít sai ở đâu ????
Câu 46:
Hạt sơ cấp có khối lượng nhỏ hơn 200 lần khối lượng electron có tên gọi là
A. Lepton. B. Mêzon. C. Photon. D. Barion.
câu này nếu là hạt lepton tức là mình đang nói đến hạt Muyôn ý thì nó phải lớn hơn e 200 lần chứ nhỉ. Mà đề hỏi nhỏ hơn m_e 200 lần mà
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

Sặc sữa. Mình cứ nghĩ mãi con này hoá ra I chậm hơn u [tex]30^o[/tex] lại nhầm thành [tex] 60^o [/tex]. Thanks mọi người đã giúp đỡ
1 cách nữa để tính nhanh bài này là dùng máy tính :))

câu này ý a sao lại sai???? bạn nào giải thích hộ mình cái

câu này đáp án là I. Mình cũng tính ra 3I chả bít sai ở đâu ????

I qua 3 phần tử có cùng biểu thức nên cường tức thời, cường hiệu dụng đều bằng nhau
 
H

huubinh17

Cái bài điện đó chỉ làm theo kiểu này thôi, xác định nó gồm cái gì làm gì nhỉ :))
Tính công suất của toàn mạch bằng UIcos =?
Tính công suất mà R tiêu thụ RI^2
Sau đó trừ ra thì ra của thằng X thôi
 
K

khanhlinh3008

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện
trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị
10-4
F

hoặc
10-4
F

thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đều có giá trị bằng nhau. Giá trị của L bằng:
 
S

somebody1

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện
trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị
10-4
F

hoặc
10-4
F

thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đều có giá trị bằng nhau. Giá trị của L bằng:

P1=P2 =>>Zl= (Zc1 + Zc2)/2=....... đến đây bạn thế số vào rồi ra kết quả thôi :D:D:d
 
S

somebody1

3) Mạch RLC mắc nối tiếp có R=100, L=2căn3/pi. Điện áp xoay chiều đặt vào đoạn mạch có biểu thức u=Ucăn2coswt., trong đó U=const còn f thay đổi được. Khi f=f1=50hz, dòng điện trong mạch nhanh pha pi/3 so với u. Để dòng điện trong mạch cùng pha với u thì tần số f phải nhận giá trị f2 bằng? đáp án: 25can6 hz
 
Y

yacame

3) Mạch RLC mắc nối tiếp có R=100, L=2căn3/pi. Điện áp xoay chiều đặt vào đoạn mạch có biểu thức u=Ucăn2coswt., trong đó U=const còn f thay đổi được. Khi f=f1=50hz, dòng điện trong mạch nhanh pha pi/3 so với u. Để dòng điện trong mạch cùng pha với u thì tần số f phải nhận giá trị f2 bằng? đáp án: 25can6 hz
u cùng pha với i nên cộng hưởng => [tex]w=\frac{1}{\sqrt{LC}[/tex]
rùi từ trường hợp đầu tính ra C là ok :D
 
S

somebody1

3) Đặt 1 điện áp xoay chiều 120v-60Hz vào 2 đầu cuộn dây không thuần cảm có điện trở thuần r=10 thì dòng điện chay qua cuộn dây lệch pha pi/3 so với điện áp đó. Độ tự cảm và công suất tiêu thụ điện của dây lần lượt là ?
 
Top Bottom