Y
yacame
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
Câu 2: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC. Bỏ qua điện trở dây nối, coi từ thông cực đại gửi qua các cuộn dây của máy phát không đổi. Khi máy phát quay với tốc độ n (vòng/phút) thì công suất tiêu thụ điện là P, hệ số công suất là [tex] \frac{1}{\sqrt{2}} [/tex] Khi máy phát quay với tốc độ 2n (vòng/phút) thì công suất tiêu thụ điện là 4P. Khi máy phát quay với tốc độ [tex]\sqrt{2}n[/tex] (vòng/phút) thì công suất tiêu thụ điện của máy phát là
A. 8P/3. B. 1,414 P. C. 4P. D. 2P.
Câu 3: Khi thực hiện giao thoa với 2 nguồn kết hợp O1O2 cách nhau 12 cm với
[tex] u_1=3cos(40\pi t + \frac{\pi}{6}[/tex]; [tex] u_2=3cos(40\pi t - \frac{50\pi}{6}[/tex]Vận tốc truyền sóng là 60 cm/s. Số điểm dao động với biên độ 1,5 cm trong đoạn O1O2 là bao nhiêu?
A. 8. B. 16. C. 9. D. 18.
Câu 17: Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong một giây là 18 cm.
Hỏi ở thời điểm kết thúc quãng đường đó thì tốc độ của vật là bao nhiêu?
[tex]A: 5 \pi \sqrt{3} cm/s[/tex]
[tex] B: 3 \pi \sqrt{3} cm/s[/tex]
[tex] C: 9 \pi \sqrt{3} cm/s [/tex]
[tex] D: \frac{6 \pi \sqrt{3}}{5}[/tex]
Câu 18: Nhận định nào sau đây về phản ứng phân hạch dây chuyền của [tex]U^{235}[/tex] là sai?
A. Trạng thái của phản ứng dây chuyền có hệ số nhân nơ trôn k = 1 được ứng dụng trong các lò phản ứng hạt nhân ở
các nhà máy điện nguyên tử.
B. Khi hệ số nhân nơtron k < 1 phản ứng dây chuyền xảy ra yếu thường không được sử dụng.
C. Hệ số nhân nơtron k >1 thì phản ứng dây chuyền không thể kiểm soát toả ra năng lượng có sức tàn phá lớn.
D. Hệ số nhân nơtron trong phản ứng dây chuyền là số nơtrôn trung bình còn lại sau mỗi phân hạch có khả năng gây ra các phân hạch tiếp theo.
Câu 21: Chọn câu sai trong các phát biểu sau đây?
A. Một chất phóng xạ không thể đồng thời phát ra tia anpha và tia bêta.
B. Có thể làm thay đổi độ phóng xạ của một chất phóng xạ bằng nhiều biện pháp khác nhau.
C. Năng lượng của phản ứng nhiệt hạch tỏa ra trực tiếp dưới dạng nhiệt.
D. Sự phân hạch và sự phóng xạ là các phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Câu 30: Chọn tính chất không đúng khi nói về mạch dao động LC?
A. Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện C.
B. Năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm L.
C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung.
D. Dao động trong mạch LC là dao động tự do vì năng lượng điện trường và từ trường biến thiên qua lại với nhau.
Câu 38: Một con lắc đơn có chiều dài ℓ có chu kì T. Nếu tăng chiều dài con lắc thêm một đoạn nhỏ ∆ℓ . Sự thay đổi ∆T của chu kì con lắc theo các đại lượng đã cho có biểu thức là
[tex]A: \Delta T=T \sqrt{\frac{\Delta l}{2l}}[/tex]
[tex]B: \Delta T = \frac{T}{l}\Delta l[/tex]
[tex]C: \Delta T = \sqrt{\frac{T}{2l}}\Delta l[/tex]
[tex]D: \Delta T = \frac{T}{2l}\Delta l[/tex]
Câu 40: Cho mạch điện xoay chiều RLC, (cuộn dây thuần cảm). Tại thời điểm t, điện áp hai đầu mạch và điện áp hai đầu cuộn cảm thuần có giá trị lần lượt là [tex] \frac{U_o}{2}; \frac{U_{ol}}{2}[/tex]. So với điện áp hai đầu mạch thì cường độ dòng điện
A. sớm pha hơn góc π/3. B. trễ pha hơn góc π/3.
C. sớm pha hơn góc π/6. D. trễ pha hơn góc π/6.
Câu 42: Ba tấm kẽm giống nhau đặt cô lập về điện, tấm 1 mang điện âm, tấm 2 mang điện dương có điện thế V < hc/eλ, (e là độ lớn của điện tích nguyên tố), tấm 3 trung hòa về điện. Bước sóng giới hạn quang điện đối với kẽm là λo, chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng [tex] \lambda < \lambda_o[/tex] vào 3 tấm kẽm đó. Khi đã ổn định thì
A. tấm 2 có điện thế lớn nhất. B. 3 tấm kẽm có điện thế bằng nhau.
C. tấm 1 có điện thế lớn nhất. D. tấm 3 có điện thế lớn nhất.
Câu 44: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp với cảm kháng lớn hơn dung kháng. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng và tần số luôn không đổi. Nếu cho C giảm thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch sẽ
A. luôn giảm.
B. luôn tăng.
C. không thay đổi.
D. tăng đến một giá trị cực đại rồi lại giảm.
A. 8P/3. B. 1,414 P. C. 4P. D. 2P.
Câu 3: Khi thực hiện giao thoa với 2 nguồn kết hợp O1O2 cách nhau 12 cm với
[tex] u_1=3cos(40\pi t + \frac{\pi}{6}[/tex]; [tex] u_2=3cos(40\pi t - \frac{50\pi}{6}[/tex]Vận tốc truyền sóng là 60 cm/s. Số điểm dao động với biên độ 1,5 cm trong đoạn O1O2 là bao nhiêu?
A. 8. B. 16. C. 9. D. 18.
Câu 17: Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong một giây là 18 cm.
Hỏi ở thời điểm kết thúc quãng đường đó thì tốc độ của vật là bao nhiêu?
[tex]A: 5 \pi \sqrt{3} cm/s[/tex]
[tex] B: 3 \pi \sqrt{3} cm/s[/tex]
[tex] C: 9 \pi \sqrt{3} cm/s [/tex]
[tex] D: \frac{6 \pi \sqrt{3}}{5}[/tex]
Câu 18: Nhận định nào sau đây về phản ứng phân hạch dây chuyền của [tex]U^{235}[/tex] là sai?
A. Trạng thái của phản ứng dây chuyền có hệ số nhân nơ trôn k = 1 được ứng dụng trong các lò phản ứng hạt nhân ở
các nhà máy điện nguyên tử.
B. Khi hệ số nhân nơtron k < 1 phản ứng dây chuyền xảy ra yếu thường không được sử dụng.
C. Hệ số nhân nơtron k >1 thì phản ứng dây chuyền không thể kiểm soát toả ra năng lượng có sức tàn phá lớn.
D. Hệ số nhân nơtron trong phản ứng dây chuyền là số nơtrôn trung bình còn lại sau mỗi phân hạch có khả năng gây ra các phân hạch tiếp theo.
Câu 21: Chọn câu sai trong các phát biểu sau đây?
A. Một chất phóng xạ không thể đồng thời phát ra tia anpha và tia bêta.
B. Có thể làm thay đổi độ phóng xạ của một chất phóng xạ bằng nhiều biện pháp khác nhau.
C. Năng lượng của phản ứng nhiệt hạch tỏa ra trực tiếp dưới dạng nhiệt.
D. Sự phân hạch và sự phóng xạ là các phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Câu 30: Chọn tính chất không đúng khi nói về mạch dao động LC?
A. Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện C.
B. Năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm L.
C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung.
D. Dao động trong mạch LC là dao động tự do vì năng lượng điện trường và từ trường biến thiên qua lại với nhau.
Câu 38: Một con lắc đơn có chiều dài ℓ có chu kì T. Nếu tăng chiều dài con lắc thêm một đoạn nhỏ ∆ℓ . Sự thay đổi ∆T của chu kì con lắc theo các đại lượng đã cho có biểu thức là
[tex]A: \Delta T=T \sqrt{\frac{\Delta l}{2l}}[/tex]
[tex]B: \Delta T = \frac{T}{l}\Delta l[/tex]
[tex]C: \Delta T = \sqrt{\frac{T}{2l}}\Delta l[/tex]
[tex]D: \Delta T = \frac{T}{2l}\Delta l[/tex]
Câu 40: Cho mạch điện xoay chiều RLC, (cuộn dây thuần cảm). Tại thời điểm t, điện áp hai đầu mạch và điện áp hai đầu cuộn cảm thuần có giá trị lần lượt là [tex] \frac{U_o}{2}; \frac{U_{ol}}{2}[/tex]. So với điện áp hai đầu mạch thì cường độ dòng điện
A. sớm pha hơn góc π/3. B. trễ pha hơn góc π/3.
C. sớm pha hơn góc π/6. D. trễ pha hơn góc π/6.
Câu 42: Ba tấm kẽm giống nhau đặt cô lập về điện, tấm 1 mang điện âm, tấm 2 mang điện dương có điện thế V < hc/eλ, (e là độ lớn của điện tích nguyên tố), tấm 3 trung hòa về điện. Bước sóng giới hạn quang điện đối với kẽm là λo, chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng [tex] \lambda < \lambda_o[/tex] vào 3 tấm kẽm đó. Khi đã ổn định thì
A. tấm 2 có điện thế lớn nhất. B. 3 tấm kẽm có điện thế bằng nhau.
C. tấm 1 có điện thế lớn nhất. D. tấm 3 có điện thế lớn nhất.
Câu 44: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp với cảm kháng lớn hơn dung kháng. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng và tần số luôn không đổi. Nếu cho C giảm thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch sẽ
A. luôn giảm.
B. luôn tăng.
C. không thay đổi.
D. tăng đến một giá trị cực đại rồi lại giảm.
Last edited by a moderator: