T
tranquang
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
"Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lần 2 sẽ rất
“Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lần 2 sẽ rất đáng kể”
(Trả lời phỏng vấn Báo GD&TĐ của ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT)
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2006 - 2007 trên cả nước là 66,6%, giảm gần 35% so với năm học trước (năm 2006 là 92%), số thí sinh phải thi lại vào lần 2 tới gần 320.000 em. Có những tỉnh mà tỷ lệ đỗ thấp như Tuyên Quang 14,04%. Có lẽ đây là năm học đầu tiên tỷ lệ tốt nghiệp THPT thấp như vậy. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
Từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, phát động rộng rãi trong toàn ngành và trong xã hội cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là một trong các giải pháp tổ chức thực hiện chủ trương quan trọng đó, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên, sinh viên được chỉ đạo chặt chẽ hơn, bám sát mục tiêu, nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, kết quả xếp loại học lực của học sinh các học kỳ, cả năm học đã giảm tỉ lệ xếp loại giỏi, khá, tăng tỉ lệ xếp loại loại yếu, kém; một số nơi tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đã giảm ít nhiều và nhất là tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), bổ túc (BT) THPT chung toàn quốc giảm nhiều so với các năm học trước. Kết quả đó đã phản ánh sát hơn chất lượng học tập của học sinh, giúp nhìn nhận rõ hơn thực tế chất lượng giáo dục, có tác dụng thúc đẩy các thầy cô giáo nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học và thúc đẩy học sinh cố gắng học tập. Đây là một trong những tác động có ý nghĩa tích cực nhất của chủ trương mở cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đích thực.
Nói như vậy, cái được của kỳ thi này chính là đã nhìn lại được chất lượng thật của tình hình GD phổ thông. Nhưng còn học sinh, các bậc phụ huynh, xưa nay họ vẫn quan niệm cứ học hết 12 năm phổ thông là chắc chắn sẽ cầm được bằng tốt nghiệp, kỳ thi này đã làm đảo lộn suy nghĩ đó, thưa ông?
Vụ trưởng Lê Quán Tần: Kỳ thi tốt nghiệp THPT và BTTHPT năm nay tuy còn một số thiếu sót ở một vài nơi, nhưng nhìn chung đã tạo được bước chuyển biến tích cực, đánh dấu sự khởi phát quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử, tạo động lực thúc đẩy cả khâu dạy và khâu học. Tính chung cả nước, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chỉ đạt 66,6% và BTTHPT chỉ đạt 26,6%. ở không ít địa phương, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các năm học trước. Những con số đó đã giúp cho các cơ quan quản lý đánh giá sát hơn chất lượng học tập của học sinh. Kết quả đó đã tự nó đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý và các thầy cô giáo phải tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan để có phương hướng giải quyết đúng đắn, đồng thời có tác dụng tích cực củng cố niềm tin đối với chủ trương tăng cường quản lý, bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập của người học.
Sớm dự báo được tình hình này, ngay trong năm học, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản hướng dẫn các địa phương chủ động rà soát, kịp thời đề ra các biện pháp giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém ngay trong quá trình dạy học và đã đề ra chủ trương tổ chức ôn tập trong dịp hè để kiểm tra xét công nhận tốt nghiệp THCS lần 2 và tổ chức thi tốt nghiệp THPT lần 2. Đến thời điểm này, hầu khắp các địa phương đều đang tích cực triển khai các lớp bồi dưỡng hè cho học sinh. Để công tác ôn tập chuẩn bị thi lần 2 mang lại hiệu quả thực sự cho học sinh, tạo điều kiện cho đạt kết quả tốt nhất, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đã cử nhiều đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ dẫn đầu đến làm việc với Uỷ ban nhân dân một số địa phương để phối hợp chỉ đạo tổ chức ôn tập trong dịp hè cho học sinh. Đặc biệt là đối với những học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2 tới đây, các Sở GD&ĐT đã lập kế hoạch ôn tập cho học viên BTTHPT, học sinh THPT (cả công lập và ngoài công lập) trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt và khẩn trương tổ chức thực hiện. Qua kiểm tra cho thấy, ở nhiều địa phương, việc ôn tập được tổ chức đúng yêu cầu, bố trí riêng từng trường hoặc cụm liên trường. Lãnh đạo các Sở GD&ĐT đã và đang trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức ôn tập của các trường THPT công lập và ngoài công lập, các cơ sở giáo dục thường xuyên, lựa chọn những giáo viên có tinh thần trách nhiệm và có năng lực chuyên môn trực tiếp ôn tập.
Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng lần 1 kết quả đã như vậy, kỳ thi lần 2 sẽ được tổ chức thế nào và với thời gian ngắn thì khó có hy vọng gì ở kết quả lần 2 này, thưa ông?
Sắp tới, kỳ thi tốt nghiệp THPT, BTTHPT lần 2 được tổ chức vào các ngày 18-19-20/8/2007 cho những người học đủ điều kiện dự thi nhưng vì lý do nào đó chưa dự thi lần 1 và những người đã thi lần 1 nhưng chưa tốt nghiệp, trừ những trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức từ đình chỉ thi trở lên khi dự thi lần 1. Nội dung ôn tập, hình thức, nội dung thi lần 2 thực hiện như lần 1. Tổng cộng còn lại trên 302.000 học sinh THPT và trên 115.000 học viên BTTHPT chưa đỗ tốt nghiệp lần 1, phần lớn trong số đó đã đăng ký dự thi lần 2 và đang tham gia ôn tập, trừ những người học xét thấy không đủ năng lực vượt qua kỳ thi hoặc có hoàn cảnh khó khăn riêng. Thực tế từ kỳ thi lần 1 cho thấy có nhiều học sinh điểm tốt nghiệp chỉ thiếu từ 0,5 - 1 điểm, các em không bị điểm liệt môn nào, chỉ cần chọn 1 môn để thi và thêm được từ 0,5 - 1 điểm thiếu là sẽ đủ điểm tốt nghiệp. Chính vì thế các giáo viên, nhà trường cần tư vấn giúp học sinh lựa chọn môn thi phù hợp, như vậy để thêm từ 1 -2 điểm đối với nhiều học sinh chắc chắn không phải là quá khó. Như vậy, những người học đạt trình độ trung bình trở lên, thậm chí thấp hơn ít nhiều, nhưng vì lý do nào đó (trong thi cử vẫn không ít trường hợp như vậy) chưa đỗ tốt nghiệp lần 1, nếu thực sự cố gắng ôn tập theo thời gian quy định, thì vẫn hoàn toàn có thể đỗ tốt nghiệp lần 2. Thực tế sẽ cho thấy, số lượng người đỗ tốt nghiệp lần 2 sẽ là rất đáng kể, không hoàn toàn như những người kém tin tưởng từng tiên đoán.
Từ thực tế đó, cùng với sự chỉ đạo tích cực của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sự phối hợp của các ngành hữu quan, chúng ta có cơ sở để tin rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT, BTTHPT lần 2 sẽ đạt mục tiêu đề ra, cả về việc bảo đảm thực hiện nghiêm túc Quy chế thi và sẽ công nhận tốt nghiệp tiếp cho một bộ phận học sinh đã có sự nỗ lực thực sự để ôn tập bù đắp phần còn thiếu trong kết quả học tập. Đây cũng là một thử thách bước đầu trong quá trình đổi mới quản lý chất lượng dạy học và là sự thúc đẩy người dạy, người học nỗ lực cao hơn trong những năm học tới góp phần thực sự nâng cao chất lượng giáo dục.
Hiện nay nhiều địa phương có ý kiến phản ánh là chưa thấy Trung ương hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên tham gia ôn tập hè cho HS, có địa phương phải tự bỏ kinh phí và mức chi bồi dưỡng cho GV, cũng chưa thấy có hướng dẫn theo chế độ nào: thực hiện theo Luật Lao động hay chi thanh toán tiền bồi dưỡng theo số tiết giảng dạy? Vấn đề đặt ra là nếu thực hiện theo luật Lao động thì số tiền phụ cấp cho GV sẽ rất lớn. Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn để các địa phương thực hiện chưa, thưa ông?
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính bố trí hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho các địa phương có khó khăn về kinh phí (hàng năm phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương) tổ chức ôn tập cho học sinh thuộc diện nói trên. Để giúp các địa phương triển khai thực hiện, Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn giải quyết. Các địa phương có thể áp dụng theo công văn số 6332/BGDĐT-KHTC Bộ GD&ĐT ngày 20/6/2007 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Xin cám ơn ông!
(Theo Bạch Ngọc Dư_Báo Giáo dục và Thời đại)
“Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lần 2 sẽ rất đáng kể”
(Trả lời phỏng vấn Báo GD&TĐ của ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT)
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2006 - 2007 trên cả nước là 66,6%, giảm gần 35% so với năm học trước (năm 2006 là 92%), số thí sinh phải thi lại vào lần 2 tới gần 320.000 em. Có những tỉnh mà tỷ lệ đỗ thấp như Tuyên Quang 14,04%. Có lẽ đây là năm học đầu tiên tỷ lệ tốt nghiệp THPT thấp như vậy. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
Từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, phát động rộng rãi trong toàn ngành và trong xã hội cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là một trong các giải pháp tổ chức thực hiện chủ trương quan trọng đó, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên, sinh viên được chỉ đạo chặt chẽ hơn, bám sát mục tiêu, nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, kết quả xếp loại học lực của học sinh các học kỳ, cả năm học đã giảm tỉ lệ xếp loại giỏi, khá, tăng tỉ lệ xếp loại loại yếu, kém; một số nơi tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đã giảm ít nhiều và nhất là tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), bổ túc (BT) THPT chung toàn quốc giảm nhiều so với các năm học trước. Kết quả đó đã phản ánh sát hơn chất lượng học tập của học sinh, giúp nhìn nhận rõ hơn thực tế chất lượng giáo dục, có tác dụng thúc đẩy các thầy cô giáo nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học và thúc đẩy học sinh cố gắng học tập. Đây là một trong những tác động có ý nghĩa tích cực nhất của chủ trương mở cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đích thực.
Nói như vậy, cái được của kỳ thi này chính là đã nhìn lại được chất lượng thật của tình hình GD phổ thông. Nhưng còn học sinh, các bậc phụ huynh, xưa nay họ vẫn quan niệm cứ học hết 12 năm phổ thông là chắc chắn sẽ cầm được bằng tốt nghiệp, kỳ thi này đã làm đảo lộn suy nghĩ đó, thưa ông?
Vụ trưởng Lê Quán Tần: Kỳ thi tốt nghiệp THPT và BTTHPT năm nay tuy còn một số thiếu sót ở một vài nơi, nhưng nhìn chung đã tạo được bước chuyển biến tích cực, đánh dấu sự khởi phát quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử, tạo động lực thúc đẩy cả khâu dạy và khâu học. Tính chung cả nước, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chỉ đạt 66,6% và BTTHPT chỉ đạt 26,6%. ở không ít địa phương, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các năm học trước. Những con số đó đã giúp cho các cơ quan quản lý đánh giá sát hơn chất lượng học tập của học sinh. Kết quả đó đã tự nó đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý và các thầy cô giáo phải tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan để có phương hướng giải quyết đúng đắn, đồng thời có tác dụng tích cực củng cố niềm tin đối với chủ trương tăng cường quản lý, bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập của người học.
Sớm dự báo được tình hình này, ngay trong năm học, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản hướng dẫn các địa phương chủ động rà soát, kịp thời đề ra các biện pháp giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém ngay trong quá trình dạy học và đã đề ra chủ trương tổ chức ôn tập trong dịp hè để kiểm tra xét công nhận tốt nghiệp THCS lần 2 và tổ chức thi tốt nghiệp THPT lần 2. Đến thời điểm này, hầu khắp các địa phương đều đang tích cực triển khai các lớp bồi dưỡng hè cho học sinh. Để công tác ôn tập chuẩn bị thi lần 2 mang lại hiệu quả thực sự cho học sinh, tạo điều kiện cho đạt kết quả tốt nhất, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đã cử nhiều đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ dẫn đầu đến làm việc với Uỷ ban nhân dân một số địa phương để phối hợp chỉ đạo tổ chức ôn tập trong dịp hè cho học sinh. Đặc biệt là đối với những học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2 tới đây, các Sở GD&ĐT đã lập kế hoạch ôn tập cho học viên BTTHPT, học sinh THPT (cả công lập và ngoài công lập) trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt và khẩn trương tổ chức thực hiện. Qua kiểm tra cho thấy, ở nhiều địa phương, việc ôn tập được tổ chức đúng yêu cầu, bố trí riêng từng trường hoặc cụm liên trường. Lãnh đạo các Sở GD&ĐT đã và đang trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức ôn tập của các trường THPT công lập và ngoài công lập, các cơ sở giáo dục thường xuyên, lựa chọn những giáo viên có tinh thần trách nhiệm và có năng lực chuyên môn trực tiếp ôn tập.
Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng lần 1 kết quả đã như vậy, kỳ thi lần 2 sẽ được tổ chức thế nào và với thời gian ngắn thì khó có hy vọng gì ở kết quả lần 2 này, thưa ông?
Sắp tới, kỳ thi tốt nghiệp THPT, BTTHPT lần 2 được tổ chức vào các ngày 18-19-20/8/2007 cho những người học đủ điều kiện dự thi nhưng vì lý do nào đó chưa dự thi lần 1 và những người đã thi lần 1 nhưng chưa tốt nghiệp, trừ những trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức từ đình chỉ thi trở lên khi dự thi lần 1. Nội dung ôn tập, hình thức, nội dung thi lần 2 thực hiện như lần 1. Tổng cộng còn lại trên 302.000 học sinh THPT và trên 115.000 học viên BTTHPT chưa đỗ tốt nghiệp lần 1, phần lớn trong số đó đã đăng ký dự thi lần 2 và đang tham gia ôn tập, trừ những người học xét thấy không đủ năng lực vượt qua kỳ thi hoặc có hoàn cảnh khó khăn riêng. Thực tế từ kỳ thi lần 1 cho thấy có nhiều học sinh điểm tốt nghiệp chỉ thiếu từ 0,5 - 1 điểm, các em không bị điểm liệt môn nào, chỉ cần chọn 1 môn để thi và thêm được từ 0,5 - 1 điểm thiếu là sẽ đủ điểm tốt nghiệp. Chính vì thế các giáo viên, nhà trường cần tư vấn giúp học sinh lựa chọn môn thi phù hợp, như vậy để thêm từ 1 -2 điểm đối với nhiều học sinh chắc chắn không phải là quá khó. Như vậy, những người học đạt trình độ trung bình trở lên, thậm chí thấp hơn ít nhiều, nhưng vì lý do nào đó (trong thi cử vẫn không ít trường hợp như vậy) chưa đỗ tốt nghiệp lần 1, nếu thực sự cố gắng ôn tập theo thời gian quy định, thì vẫn hoàn toàn có thể đỗ tốt nghiệp lần 2. Thực tế sẽ cho thấy, số lượng người đỗ tốt nghiệp lần 2 sẽ là rất đáng kể, không hoàn toàn như những người kém tin tưởng từng tiên đoán.
Từ thực tế đó, cùng với sự chỉ đạo tích cực của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sự phối hợp của các ngành hữu quan, chúng ta có cơ sở để tin rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT, BTTHPT lần 2 sẽ đạt mục tiêu đề ra, cả về việc bảo đảm thực hiện nghiêm túc Quy chế thi và sẽ công nhận tốt nghiệp tiếp cho một bộ phận học sinh đã có sự nỗ lực thực sự để ôn tập bù đắp phần còn thiếu trong kết quả học tập. Đây cũng là một thử thách bước đầu trong quá trình đổi mới quản lý chất lượng dạy học và là sự thúc đẩy người dạy, người học nỗ lực cao hơn trong những năm học tới góp phần thực sự nâng cao chất lượng giáo dục.
Hiện nay nhiều địa phương có ý kiến phản ánh là chưa thấy Trung ương hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên tham gia ôn tập hè cho HS, có địa phương phải tự bỏ kinh phí và mức chi bồi dưỡng cho GV, cũng chưa thấy có hướng dẫn theo chế độ nào: thực hiện theo Luật Lao động hay chi thanh toán tiền bồi dưỡng theo số tiết giảng dạy? Vấn đề đặt ra là nếu thực hiện theo luật Lao động thì số tiền phụ cấp cho GV sẽ rất lớn. Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn để các địa phương thực hiện chưa, thưa ông?
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính bố trí hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho các địa phương có khó khăn về kinh phí (hàng năm phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương) tổ chức ôn tập cho học sinh thuộc diện nói trên. Để giúp các địa phương triển khai thực hiện, Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn giải quyết. Các địa phương có thể áp dụng theo công văn số 6332/BGDĐT-KHTC Bộ GD&ĐT ngày 20/6/2007 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Xin cám ơn ông!
(Theo Bạch Ngọc Dư_Báo Giáo dục và Thời đại)