Tuyển tập những bài văn mẫu hay nhất trung học phổ thông

L

lolem_theki_xxi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ghị luận xã hội: Hãy đặt niềm tin ở bản thân


Trong cuôc sống , đôi lúc chúng ta phải đối đầu với những khó khăn , thử thách . Biết tin tưởng vào bản thân , luôn dũng cảm là một trong những thứ cần phải có . Nguyễn Bá Học có câu :” Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông .” . Vậy câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

“Đừơng đi “ là khỏang cách giữa điểm xuất phát và đích mà ta cần nổ lực vượt qua để về đến nơi. Nó có thể là một con đường bằng phẳng , dễ dàng nhưng cũng có khi rất nguy hiểm với nhiều chướng ngại vật khó khăn . “Núi” là nơi có độ cao và có nhiều dốc khúc khủyu . Như chúng ta đã biết , leo đựoc lên đến đỉnh là đã khó nhưng khi xuống nuí lại càng khó hơn . Với những ngọn núi cao , dốc thăm thẳm , quanh co thì sẽ rất khó để chúng ta vượt qua . Còn “sông “ là nơi có đô sâu và có nhiều dòng nước chảy qua .Có những con sông rất đẹp và thơ mộng với hình dáng uốn luơn mềm mại , với dòng nước chảy từ tốn , nhẹ nhàng , bãi bờ vui tươi , màu nắng và màu nước rất quyến rũ lòng người. Mặc khác lại có những con sông rất dữ dội với nhiều đá , dòng nước thì chảy siết như muốn cuốn trôi mọi thứ đi. Con người thật bé nhỏ biết bao trước cảnh thiên nhiên bao la , rộng lớn! “ E , ngại “ là nhưng từ dùng để chỉ thái độ ngại ngùng , nhút nhát với những chứong ngại vật trước mắt . Câu nói của Nguyễn Bá Học có nghĩa là đường đi khó khăn với nhiều núi sông ngăn cách , nếu ta cứ e sợ , ngại ngùng thì nó vẫn sẽ rất khó đối với ta . Câu nói khuyên ta đừng nên nhục chí mà hãy cố gáng hết mình thì việc khó sẽ trở nên dễ dàng.

Thật vậy , đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Nếu ta tin tưởng vào chính mình , không e ngai khó khăn thì dù vật cản có khó đến mức nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua được . Trong cuộc sống , ai cũng mong có được sự thành công . Nhưng nó không bao giờ tự đến với ta mà chúng ta cần phải luôn tự tin , kiên trì , dũng cảm vượt qua ngững chông gai thì chắc hẳn cánh cửa đi đến thành công sẽ mở rộng chào đón ta . Còn nếu cứ e dè , tự ti . không dám đối mặt vớu nhưng thử thách thì ta sẽ không bao giờ tiến bộ được . Khi đã đánh mật niềm tin . sự quyết tâm thì ta sẽ trở thành người không có ý chí , không có nghị lực , không thể sống tự lập và có thể bỏ qua nhiều cơ hội tốt đẹp. Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ , được chở che từ nhỏ nên khi đối diện với khó khăn thì không thể sống bằng chính khẳ năng của mình.

Ai cũng muố mình có đựơc thành công nhưng lại có nhiều người không dám đối đầu với thử thách mà chỉ muốn trốn tránh , bỏ cuộc . Thức tế , trong xã hội hiện nay , có không ít người luôn tự ti , không dám thể hiện năng lực của mình . Vậy những người ấy sẽ đóng góp dược gì cho dất nươc khi cứ sống mãi trong vỏ ốc của chính mình . Nhưng ngược lại , có nhiều người không ngại chông gai , không quản gian khổ mà vượt lên chính mình . Chẳng hạn như những bạn ở cùng núi xa xôi, phương tiện đi lại không thuận lợi mà trường lại cách nhà rất xa , có khi cả bốn . năm cây số. Muốn đi học , các bạn ấy phải đi bộ nhiều giờ liền và có khi phải vượt qua sông , suối mới đến được lớp học. Nhưng với một lòng quyết tâm, các bạn vẫn băng sông , vượt suối để hằng ngày được cáp sách tới trường. Những ban học sinh ấy đúng là tấm gương để chúng tâm học tập.

Là một thế hệ tương lai của đất nước , chúng ta phải sống và làm việc hết mình , tự tin và không được gục ngả trước rào cản . Ngay từ trên ghế nhà trường , mỗi cá nhân cần phải không ngừng học tập , trau dồi . rèn luyện kiến thức , giao lưu học hỏi để chuẩn bị cho mình một hành trang tri thức vững chác khi bước vào con đường đòi đầy chông gai và thử thách . Xã hội cần xây dựng và phát huy lối học tập , giáo dục ý thức cá nhân , hình thành tính tự tin cho mọi người và biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.

Đường đi nào cũng có nhiều chông gai , thử thách . Hãy đặt niềm tin vào bản thân , luôn quyết tâm , kiên trì , dù núi có cao bao nhiêu , sông có sâu , hung bao như thế nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua. Bạn , tôi , chúng ta hãy cùng nhau đối đầu với khó khăn và đi đến một tương lai tương sáng .
 
L

lolem_theki_xxi

Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường
 
L

lolem_theki_xxi

Dàn ý: nghị luận về tính trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay

Mở bài :

Giới thiệu vấn đề cần bàn luận( Đức tính trung thực)


Thân bài cần làm rõ những nội dung :
Giải thích thế nào là tính trung thực ?
Nêu những biểu hiện của tính trung thực ?
Lợi ích của tính trung thực ?
Phê phán những biểu hiện sai trái , không trung thực .
Liên hệ bản thân .

Thái độ cần phải có.

A / Giải thích thế nào là tính trung thực
Trung : Hết lòng với người, hết lòng với nước.
Thực : Thật.
Trung thực có thể hiểu là : Ngay thẳng , thật thà ,nói đúng sự thật , không làm sai lệch sự thật .

B / Những biểu hiện của tính trung thực

Trong cuộc sống:
Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi ; không báo cáo sai sự thật ;không tham lam lấy của người khác làm của mình ; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng , đúng giá , không làm giả , làm hại đến người tiêu dùng.
Trong học hành , thi cử:
Không quay cóp chép bài của bạn ; không mở tài liệu khi làm bài thi , bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả .

C / Lợi ích của tính trung thực :

-Giúp hoàn thiện nhân cách , được mọi người yêu mến, tôn trọng.
-Có kiến thức thực , làm giàu có tri thức của bản thân , giúp ta thành đạt trong cuộc sống.
Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt.
Trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin của khách hàng , kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch , văn minh , ngày càng phát triển .

D / Phê phán những biểu hiện sai trái ,không trung thực:

Trong cuộc sống :
Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình
Trong sản xuất kinh doanh :
Số liệu báo các thiếu trung thực làm xã hội đi xuống , gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước . Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người.
Trong học tập , trong các kì thi :
Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội .
Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh , làm xuống cấp đạo đức xã hội .
Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong học hành , thi cử ?

Em đã bao giờ gian lận trong học hành , thi cử chưa ? Theo em việc làm đó để lại hậu quả như thế nào?

E / Thái độ cần phải có:

Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.
Lên án sự thiếu trung thực , đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên .
Biểu dương những việc làm trung thực .
Kết bài :

Kết luận , tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
Trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống . Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải xác
 
L

lolem_theki_xxi

Nghị luận xã hội: Văn học có tính nhân đạo hóa con người

Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ thể của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con người. Dù văn học viết về những sự cố lớn lao: bão táp cách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ tre, ruộng lúa… bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong. Với tư cách là cụ thể của hoàn cảnh, là động lực của sự phát triển xã hội, là nguồn gốc của mọi sáng kiến, phát minh. Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính. Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Còn Goethe thì nói: “Những điều đầu tiên mà thiên nhiên cần là tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống”. Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet thì diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: “Nhà văn là người cho máu”. Đó là một tình yêu bao gồm cả sự hi sinh to lớn. Tác phẩm chân chính đúng là sản phẩm của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả nước mắt nữa của người nghệ sĩ, là kết quả của quá trình nếm trải, nung nấu, cảm xúc dào dạt – cái mà người ta gọi là cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn, chai sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui sướng, tự hào hay tin tưởng, phấn khởi, nhưng với nghệ sĩ chân chính thì chẳng bao giờ có niềm vui hời hợt, giản đơn. Bởi vì cuộc sống con người, trong tính hiện thực của nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc thường đi liền với khổ đau, bất hạnh…Và những khổ đau của con người xưa nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút.
Chính nhà văn Xô viết V.Raxpuchin đã diễn đạt tình cảm ấy một cách giản dị chân thành: “Nếu tôi viết, ấy là vì tôi cảm thấy đau ở đâu đấy trong người” với Huygo thì bể khổ của nhân loại là hầm mỏ khai thác không vơi cạn của đời ông. Truyện kiều là tiếng khóc đứt ruột. Chí Phèo là tiếng thét phẫn uất đòi quyền làm người…Những tác phẩm chân chính, bất tử với thời gian thường là những tác phẩm diễn tả những xung đột có khi đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, ghê tởm … Tuy nhiên “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. Đó chính là khả năng nhân đạo mà văn học chân chính có thể mang lại cho con người.
Ở đây có mấy vấn đề cần lưu ý:
1/ Sở dĩ nói văn học chân chính chứ không phải văn học nói chung vì trong sự tồn tại của văn học nhân loại quả là những tác phẩm vì con người, nâng cao phẩm giá con người nhưng cũng có thứ văn chương làm hạ thấp phẩm giá con nguời. Có những tác phẩm là kết quả của thao thức khổ đau, hi sinh, trăn trở, nhưng cũng không thiếu thứ văn chương làm
thuê, làm công cụ, bồi bút tô son trát phấn cho giai cấp thống trị trong những xã hội đã suy tàn, mục ruỗng… Có thứ văn chương bất tử, sống mãi với muôn đời, có thứ văn chương rẻ tiền sẽ bị quên lãng với thời gian. Chủ nghĩa nhân đạo, lòng yêu thương tôn trọng con người là thước đo căn bản nhất để đánh giá mọi giá trị văn học chân chính . “Những người khốn khổ” của Hugo, “ Sống lại” của L.Tolstoi, Truyện Kiều của Nguyễn Du… là những tác phẩm trong đó tác giả còn bộc lộ nhiều quan điểm sai lầm về tư tưởng và những giải pháp cải tạo xã hội, nhiều nhân vật cũng đã trải qua bao nhiêu vấp ngã, giằng xé, lầm lẫn… nhưng đó lại là những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ sống mãi với thời gian; bởi sức mạnh cảm hóa sâu xa, bởi lòng yêu thương con người mênh mông, sâu thẳm; bởi thái độ căm ghét, phẫn uất trước những thế lực xấu xa, tàn ác đã giày xéo, chà đạp lên con người. Đó chính là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn tới cái cao cả, cao thượng, kể cả những con người đã trải qua và chịu đựng những điều ác khủng khiếp do xã hội và có khi do chính mình gây ra.
2/ Mặt khác, nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học không phải chỉ là khả năng gợi lòng trắc ẩn, động tâm, thương cảm đối với những cảnh ngộ bất hạnh đói nghèo diễn ra trong xã hội, dù điều đó cũng là một phương tiện đáng quí. Khả năng nhân đạo hóa còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân trước những điều xấu, tốt, thiện, ác… mà tác phẩm gợi lên. Người ta đã nói đến sự “thanh lọc” tâm hồn của văn học, hay hình thức “sám hối” của bản thân trước lương tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm là như thế. Đọc Nam Cao không phải chỉ là để cảm thông với Điền, với Thứ, với Hộ… với một cuộc sống bị “cơm áo ghì sát đất”, nó đang có nguy cơ giết chết những ước mơ và những tình cảm nhân ái, cao thượng. Những tác phẩm của Nam Cao còn như một tấm gương soi để độc giả hôm nay tự nhận diện chính mình, không ngừng vượt lên hoàn cảnh bản thân để sống một cách xứng đáng hơn, tốt đẹp hơn. Nếu trong tác phẩm “Đời thừa”, nhân vật Hộ là một trí thức hoàn toàn tốt thì tác phẩm có thể không làm ta xúc động đến thế. Sự giằng xé giữa nhân cách cao thượng, hành vi đẹp đẽ, hoài bão to lớn, tấm lòng vị tha của một “chàng trai trẻ vốn say mê lí tưởng” với những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí, với sự câu thúc của đời sống tầm thường hàng ngày, cả những cẩu thả, bất lương trong nghề cầm bút và những hành vi “tàn nhẫn của hắn” đối với Từ – người vợ rất đỗi đáng thương của y và những giằng xé nội tâm không nguôi trong lòng Hộ, lại làm người đọc xót xa thương cảm đến tận đáy lòng. Chính điều đó đã làm nên giá trị nhân văn rất lớn của tác phẩm. Chính bản thân tác phẩm “Đời thừa” đã tạo được giá trị đích thực mà tác giả của nó hằng mong mỏi. “Nó chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho con người gần người hơn”. Những giá trị nhân văn to lớn như thế lại được hình thành từ những mẫu chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh nhưng đã được viết bằng một ngòi bút chân thực, tài hoa và nhất là bằng một cuộc sống cũng đầy mâu thuẫn, đau xót, trăn trở của chính nhà văn Nam Cao. Ở đây có vấn đề viết cái gì và viết như thế nào. Không nên đồng nhất nội dung phản ánh và sự phản ánh. Nói cho rõ hơn, ở đây tình cảm, lương tri, thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần của con người đã rọi sáng vào từng cảnh ngộ trong câu văn, làm dấy lên ở người đọc một mối liên tưởng đồng cảm, đau xót. Đó mới là những yếu tố tạo nên sức thuyết phục sâu xa đối với người đọc. Đọc “Đời thừa” ta có cảm giác như nhà văn đã rọi vào chỗ sâu kín nhất của tâm tư. Quá trình nhân đạo hóa sẽ hình thành từ sự đồng cảm ấy. Ở “Lão Hạc” cũng vậy. Tác phẩm gợi lên lòng thương cảm nơi người đọc từ cái chết thê thảm của lão vì lòng thương con và vì tình trạng khốn quẫn của lão. Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm chủ yếu lại không chỉ nằm ở đấy. Tác phẩm gợi lên những tình cảm vị tha, cao thượng đầy tự trọng của một lão già nông dân chất phác, hiền lành: biết đâu lão tự tử còn vì lòng tự trọng bị tổn thương, bị lương tâm cắn rứt vì nỡ lừa dối một con chó! (trong khi còn biết bao con người mang mặt người nhưng lòng lang dạ thú “người với người là chó sói”). Phát hiện ở chỗ sâu xa nhất
những nét đẹp lương tri con người, tác phẩm đóng vai trò tích cực trong việc làm cho con người trở nên tốt đẹp, nhân ái hơn. Đó là chưa kể đến những câu văn chan chứa một lòng vị tha độ lượng, một thái độ làm hòa với người khác và với chính mình, những tình cảm nhân văn, nhân đạo là bài học về cách sống, cách xử thế, cách nhìn nhận và đánh giá con người làm cho lòng ta trở nên thanh thản hơn, cao thượng hơn. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tâm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương… “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân, có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác hơn. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị nỗi lo lắng buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
Chao ôi, nếu ai cũng nghĩ được như thế thì quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu. Những câu văn xót xa mà đẹp đẽ như thế đã vượt ra khỏi muôn khổ của tác phẩm, nó nói về cái tình người muôn thuở cần có, nó có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người trở nên cao thượng và nhân ái hơn.
3/ Ở đây nói nhân đạo hóa để nhấn mạnh sức cảm hóa mạnh mẽ của nghệ thuật. Con người là sản phẩm của tạo hóa, nó vốn đẹp đẽ “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nhưng xã hội có thể làm tha hóa con người thì văn chương chân chính lại có khả năng tác động ngược lại. Tình thương, lòng nhân đạo sẽ cảm hóa, thức tỉnh lương tri vốn luôn ẩn chứa trong chiều sâu nội tâm con người, có khả năng “nhân đạo hóa” con người. Nói “khả năng” vì không nhất thiết bao giờ cũng có thể đạt được như vậy. Nó còn tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận riêng biệt của chủ thể cảm thụ. Nhưng một nhà văn chân chính bao giờ cũng nung nấu, khát vọng tác phẩm của mình sẽ đem lại một giá trị tinh thần nào đấy, nhằm cứu vãn con người. Ngay cả Truyện Kiều, dù Nguyễn Du có viết:
“Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
thì ta cũng hiểu đó chỉ là một cách nói khiêm nhường. Khi trút lên ngòi bút bao nỗi đớn đau về cuộc đời, đương nhiên nhà văn khao khát những tấm lòng tri âm, những giọt nước mắt đồng cảm:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Mấy thế kỉ trôi qua, Truyện Kiều và những tác phẩm đầy nhân đạo của Nguyễn Du mãi mãi là người bạn tâm tình, là nguồn sức mạnh của biết bao thế hệ độc giả, kể cả những độc giả trẻ tuổi hiện nay:
Dẫu súng đạn nặng lòng ra hỏa tuyến
Đi đường dài, em giữ “Truyện Kiều” theo.
(Chế Lan Viên – Gửi Kiều cho em Năm đi đánh Mỹ)
Không thể nào có thể nói hết khả năng nhân đạo hóa của văn học đối với con người. Nhưng quả thật, đọc một tác phẩm văn học chân chính, ta có cảm giác thật hạnh phúc và sung sướng như đang được đối diện, tâm tình trò truyện với một người bạn thông minh, nhân ái, từng trải, như đang được chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy thử thách của cuộc sống. Biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Nói như Gorki :“sách vở đã chỉ cho tôi chỗ đứng của mình trong đời sống, nói cho tôi
biết rằng con người thật là vĩ đại và đẹp đẽ, rằng con người luôn luôn hướng về cái tốt đẹp hơn, rằng con người đã làm nên nhiều thứ trên trái đất và vì thế mà họ đã chịu biết bao đau khổ”. Và cũng chính Gorki đã tuyên ngôn: “Con người – cái tên mới đẹp làm sao, mới vinh quang làm sao. Con người phải tôn trọng con người”.
Hiểu biết con người, hiểu chính mình, cảm thông chia sẻ với nỗi khổ đau của g của mình trong đời sống, nói cho tôi biết rằng con người thật là vĩ đại và đebuồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy tà truyện với môcon người, biết căm ghét cái giả dối, ti tiện, tàn ác, biết hướng tới cái chân, thiện, mĩ; biết sống một cách chân thật, nhân ái, cao thượng… đó là những dấu hiệu của quá trình ‘nhân đạo hóa” mà văn học chân chính đã và mãi mãi sẽ đem lại cho con người, vì hạnh phúc của con người.
 
L

lolem_theki_xxi

Nghị luận xã hội: tình bạn


Trong đời sống tinh thần của con người,có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như tình cha con,tình thầy trò,bè bạn...Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng,vì vậy mà trong ca dao dân ca có nhiều câu,nhiều bài rất cảm động về vấn đề này :

Bạn về có nhớ ta chăng,
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

hoặc :

Trăng lên khỏi núi mặc trăng
Tình ta với bạn khăng khăng một niềm

hoặc :

Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên

hay :

Chim lạc bầy,thương cây nhớ cội
Xa bạn xa bè,lặn lội tìm nhau.

Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dươn Lễ,Bá Nha với Chung Tử Kì,như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê...Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp.

Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi,trước hết đó phải là một tình cảm chân thành trong sáng,vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau.Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính.Trong số đông bạn bè chung trường,chung lớp,ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người.Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự,hiểu ta và có chung sở thích với ta,mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.

Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen,vụ lợi và sự đố kị hơn thua.Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau,đó mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ :

Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai

thì không xứng đáng được coi là bạn.

Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa,bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau.Đó là một sai lầm nên tránh.Nể nang,bao che...chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi.Đồng thời phải biết tha thứ cho lỗi lầm của bạn.Vontaire cũng đã từng nói :"Nếu quy luật đầu tiên của tình bạn là phải vun đắp nó thì quy luật thứ hai là phải rộng lượng khi quy luật thứ nhất bị xao nhãng".Không nể nang,bao che nhưng đôi khi cần biết rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của bạn vì trong những tình huống như thế,bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn,sáng suốt và đầy tình thân ái.Giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình,giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.

Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là sự tinh tưởng.Tin bạn cũng như tin mình,luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp nhất.Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời.

Tục ngữ có câu :"Học thầy không tày học bạn" với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học tập mà còn ở nhiều mặt khác.Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo,nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt,chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải.Đường đời vạn nẻo không ít gian nan,thử thách,trên con đường dằng dặt ấy,nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng,cùng quyết tâm,kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.

Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó.Tình bạn không phải tự nhiên mà có.Nó là kết quả của một quá trình gắn bó lâu dài giữa những người bạn trung thành,thân thiết.

Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè,sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu ! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời,như khu vườn hoang vắng sắc màu rực rỡ của những bông hoa,thiếu những tiếng chim vi vu ríu rít đâu đó trong các vòm lá...Đó là cuộc sống buồn bã và vô vị.

Tình bạn cần thiết và đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn,vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi.Đối với tuổi trẻ,tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Chúng ta cần biết dang rộng vòng tay,nối kết tình bè bạn và phải luôn nhớ rằng : Tình bạn-đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Vấn đề lý tưởng sống của thanh niên

MB: Ai đã từng biết đến " thép đã tôi thế đấy " của văn học Nga hẳn không thể quên câu nói chân thành của chàng trai Paven : " tôi muốn cống hiến cho cách mạng đến tế bào sống của đời mình". Đó là một quan niệm cao đẹp về cuộc sống: Sống là phải biết hi sinh và cống hiến. Với thanh niên Việt Nam lữ sống ấy càng trở lên đúng đắn.
TB: Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống của thanh niên mà mỗi người khát khao muốn đạt đc. Lí tưởng sống của thanh niên VN ttrong giai đoạn cách mạng vừa qua là sống để chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và CNXH . trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ trường kì, các thế hệ thanh niên Vn luôn vững bước, trở thành một lực lượng xung kích lưon mạnh trở thành tiên phong của giải cứu cách mạng. Họ ra đi với tinh thần " xẻ rọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dạy tương lai". Khi miên bắc xây dựng CNXH thì thanh niên VN phát huy tinh thần sáng tạo, tự chủ, lao động hăng say miệt mài, quên mình vì tổ quốc. Họ có một quán niệm đúng đắn, cao đẹp về công việc" Khi ta làm viẹc, ta với công việc là đôi sao có thể coi là một mình đc" Trích " lặng lẽ Sa Pa'
Vì sao con người cần sống có lí tưởng và phải có lí tưởng sống cao đẹp. Bởi vì con người luôn luôn muốn sống hạnh phúc cả đời mình. hạnh phúc có thể đến từ hia đình, xã hội, ban bè,.. chỉ thế thôi cũng đủ cho con người phải cố gắng đạt đc . Nhưng cũng có lí tưởng sống hết sức tầm thường của những kẻ mong đc nhiều tiến có sự giàu sang để trấn áp, khinh rẻ người #. Lí tưởng ấy dễ dàng làm bạn vơí tội ác, với cái cái xấu. Như vậy muống sống cao đẹp thì phải có lí tưởng sống cao đẹp. Những người có lí tưởng sống cao đẹp thường cảm thấy hạng phúc khi hi sinh cho người khác, khi đc cống hiến cho cuộc đời chung. Chẳng thế vậy mà Bác Hồ của chúng ta từ khi còn là một cậu thanh niên đã có lí tưởng sống cao đẹp, căm ghét quân giặc, và Bác đã bon ba khắp nơi trên thế giới để tìm ra con đường cứu nước
Lí tưởng sống chính là lẽ sống của cuộc đời, lí tưởng phải cao đẹp thì tâm hồn mới thanh cao và hoạt động của con người. Lí tưởng cao cả đẹp đẽ chính là điều kiện để con người sống có ý nghĩa. Trong cuộc đời của mỗi con người thì lí tưởng sống thể hiện rõ nhất ở tuổi thanh niên. Như tố Hữu nói: " thanh niên phải biết ước mơ và hành đọng". Phải chăng vì thế mà lí tự Trọng- người thanh niên Cộng Sản trẻ tuổi đã sớm nhận ra " con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không có con đường nào khác..
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những người sống ích kỉ, hẹp hòi, không biết quan tâm đến người khác . Sống vô trách nhiệm với bản thân, không có mục đích . Những ke đó đáng bị lên án và phải bị gạt ra khỏi lề xã hội. Nếu tất cả thanh niên có lí tưởng thì cuộc đời này sẽ đẹp biết bao nhiêu. Bước vào nền kinh tế tri thức kghi đất nứoc còn nhiều khó khăn, thế hệ trẻ VN cần hành trang trong những việc có lí tưởng cao đẹp.
KB: Thế hệ thanh niên VN cần luôn biết thắp sáng tình yêu quý báu của cha anh như lời Bác dạy" không có việc gj khó chỉ sợ...". Chúng ta hãy chung tay xây dựng đất nước bằng viếc rèn đức luyện tài.
 
L

lolem_theki_xxi

Nghị luận xã hội: Nhiều học sinh đoạt huy chương vàng ...

Trên bản đồ thế giới Việt Nam chỉ có một vị trí rất khiêm tốn, nhưng trong các kỳ thi quốc tế ,Việt Nam được biết đến như là quê hương của những người con ưu tú, biết vượt qua khó khăn để làm nên những điều kỳ diệu .
Trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm bắc thuộc ,điều kiện kinh tế của Việt Nam hạn chế , cơ sở vật chất chưa phát triển vậy mà đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế .Không mấy ai không nhớ lần đầu tiên tham dự thi toán quốc tế năm 1974 ,Việt Nam đã đoạt liền 4 huy chương vàng . Lần thi Olimpic Toán quốc tế tại Anh , Lê Bá Khánh Trình với số điểm tuyệt đối 40/40 đã được nữ hoàng Anh trao giải đặc biệt.Ngay cả trong lĩnh vực mới mẻ là chế tạo Rôbôcon, những chú rôbô của nhóm FXR-sinh viên Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã xuất sắc vượt trên cả những đất nước tên tuổi như Nhật Bản , Hàn Quốc ,Trung Quốc để mang về chiếc cúp vàng cho quê hương Việt Nam …Những thành tích ấy không chỉ làm rạng danh đất Việt mà còn là sự khẳng định cho sức mạnh của trí tuệ Việt Nam .
Tại sao một đất nước nhỏ bé nghèo nàn , lạc hậu như Việt Nam lại có thể sản sinh ra những con người ưu tú đến thế ?Câu hỏi ấy không chỉ người Việt Nam mới biết rõ câu trả lời . Suốt chiều dài thăng trầm của lịch sử , lòng ham hiểu biết ,ý chí học tập, tìm tòi, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức luôn được nung nấu trong trái tim mỗi người Việt Nam .Tự thủơ xưa ,bằng ánh sáng của những con đom đóm, Mạc Đĩnh Chi đã miệt mài học tập để trở thành lưỡng quốc trạng nguyên, Nguyễn Hiền nhờ tự học mà đoạt giải khôi nguyên khi mới 12 tuổi , Lê Quý Đôn , Lương Thế Vinh và biết bao người nữa đã làm nên truyền thống hiếu học của nước nhà …Họ đã trở thành tấm gương , thành nội lực tinh thần để học sinh- sinh viên Việt Nam cố gắng hết mình , cần cù say mê học tập. Đất nước nghèo nàn,lạc hậu nên nếu các bạn nước khác cố gắng một thì học sinh- sinh viên Việt Nam phải cố gấp hai ba lần để bù đắp những thiếu hụt ,thiệt thòi vể điều kiện học tập. Dường như chính sự nghèo nàn lạc hậu của đất nước đã hun đúc ý chí tìm tòi, sáng tạo của học sinh Việt Nam.Lòng yêu nước,nỗi khát khao quê hương xứ sở đẹp giàu, là sức mạnh to lớn giúp học sinh -sinh viên Việt Nam đạt tới những chân trời khoa học.
Những tấm huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế mà chúng ta có được không chỉ bởi sự nỗ lực của cá nhân mà còn nhờ sự quan tâm chăm sóc của gia đình , của thầy cô và nhất là sự chăm lo của Đảng ,nhà nước đối với tài năng trẻ . Bởi lẽ tự ngàn xưa, người Việt Nam ta đã quan niệm “hiền tài là nguyên khí của quốc gia ”.
Sự thành công của học sinh -sinh viên Việt Nam đã đem đến cho người Việt Nam và bản thân em lòng tin và niềm tự hào sâu sắc về trí tuệ Việt Nam ,thôi thúc trong em khát vọng được chinh phục những chân trời tri thức
 
L

lolem_theki_xxi

suy nghĩ về một tấm gương vươn lên trong cuộc sống

Có những con người không may mắn khi chào đời . Tạo hóa đã thật bất công với họ . Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng . Nhưng , vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng , họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý !
Một Nguễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết dc , đến viết đẹp là cả một quá trình . Không dừng lại ở đó , anh còn quyết tâm thực hiện giấc mơ đại học . Và , giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh . Để hôm nay , anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm . Đó còn là một Nguyễn Minh Phú , nạn nhân cảu chật độc màu da cam , mất cả hai tay tử khi cất tiếng khóc chào đời , không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi , giúp đỡ gia đình . Họ là những tấm gương vượt lên số phận , học tập thành công đáng để cho ta ngưỡng mộ , tự hào
Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực , ý chí vươn lên ko ngừng . Sự thua thiệt vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc càm tự ti . Từ đó , không còn ham muốn , ước mơ , hoài bão . Con người sống lay lắt , trông chờ vào lòng thương hại của người khác . không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại . Những tấm gương ấy đã không nằm trong số đó . Tạo hóa đã không công bằng với họ nưung ko có nghĩa lả lấy tất cả của họ . Họ vẫn còn một trái tim , một khối óc . Họ vẫn có thể sống đàng hoàng , tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên , chiến thắng số phận . Vâng , chính tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiế[ thêm ý chí và nghị lực . Để rồi chính sức mạnh ấy đã không phụ lòng những ngưởi thua thiệt . Hạnh phúc đã mỉm cười với họ . Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn , chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.
Những tấm gương vượt lên số phận , thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống có ý nghĩa . Có lẽ hơn ai hết , họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có ích , sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an bải trưước số phận . Họ đã chứng tỏ được rằng , cuộc đời cuộc đời vẫn rất cấn đến sựa có mặt của họ trên thế gian này . Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm vẫn đang từng ngày , từng phút . từng giây góp mặt cho đời . Sự đóng góp của họ thật đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình .
Thật buồn khi trong chúng ta , những học sinh , sinh viên đuợc tạo hóa ban tặng , ưu ái nhiều điều , vậy mà , một số họ lại chỉ biết ăn chơi , hưởng thụ . Xem nhẹ việc học tập , trau dồi đạo đức , nhân cách làm người , họ lao vào các chôu tò ra rất tự hào khi thấy mình sành điệu . Được khuyên nhủ , nhắc nhở , họ lại cuời nhạo vào những tấm gương cao đẹp ấy và buông ra những lời bất nhẫn . Thật đáng tiếc!
Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta , nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao , sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người . Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân . Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ . Vậy nên , càng phải thấm rằng : “ Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng “ . Trên vạn dặm , hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến . Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại . ta hiểu rằng , cuộc đời này đã có gương mặt của ta .
Tươn lai đang đợi chờ ta phía trước . Để có một tương lai rạng rỡ , mỗi chúng ta hãy sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai . Dẫu những ngày ta đang sống còn gian khổ , , khó khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống . Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình , chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!
 
L

lolem_theki_xxi


Nghị luận xã hội: Không thầy đố mày làm nên

Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu:


Không thày đố mày làm nên

Nhưng cũng lại có truyền thống hiếu học. Không chỉ học thầy, chúng ta còn học bạn:


Học thầy không tầy học bạn


Hai câu tục ngữ đều nói lên tinh thần hiếu học, nhưng thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn. Vậy chúng ta nên hiểu việc học thầy học bạn như thế nào cho đúng? Và bản thân chúng có mâu thuẫn hay không?


Xét cho cùng thì hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn vì cả hai câu đều nói về vai trò và tác dụng của người dạy đối với người học. Nhưng hai câu tục ngữ lại có chỗ khác nhau do sự tách biệt người dạy là thầy giáo và người dạy là bạn bè ở hai câu. Do sự tách biệt trong so sánh ở hai câu mà hai câu tục ngữ bị đẩy về hai thái cực. "Không thầy đố mày làm nên" thì tuyệt đối hoá vai trò của người thầy. "Học thầy không tầy học bạn" lại tuyệt đối hoá vai trò của người bạn.


Đề cao việc dạy, nhấn mạnh việc học, cả hai tục ngữ đều đúng, nhưng cả hai câu đều có điểm chưa thoả đáng. Câu "Không thầy đố mày làm nên" chưa thoả đáng vì quá đề cao vai trò của người thầy, tuyệt đối hoá tác dụng của người thầy đối với cuộc đời, sự nghiệp của người học. Không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của thầy giáo đối với sự thành đạt, "làm nên" của học trò, nhưng không thể vì thế mà người thầy hoàn toàn quyết định. Người học trò trưởng thành, "làm nên" một phần lớn nhờ công ơn chỉ đạo, hướng dẫn, dạy bảo của người thầy giáo, nhưng phần quyết định vẫn là sự nỗ lực chủ quan tự thân vận động của chính họ để học hỏi và tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo... trong kho tàng tri thức chung của nhân loại. Trong quá trình tự vận động đó, có nhiều điều họ tiếp nhận từ gia đình, bạn bè, xã hội chứ không phải chỉ từ người thầy.


Câu tục ngữ "Học thầy không tầy học bạn" chưa thoả đáng vì quá hạ thấp vai trò của người thầy, quá đề cao tác dụng của bạn bè trong việc học. Trong học tập, thầy giáo là người chủ đạo, học trò là người chủ động, bạn bè là người hỗ trợ, giúp đỡ, "xúc tác". Vì vậy nói "học thầy không tầy học bạn" là thái quá, hạ thấp người thầy, quá đề cao vai trò, tác dụng của việc học hỏi bạn bè, xem học bạn hơn học thầy. "Học thầy không tầy học bạn" là sai. Vì thế chúng ta phải biết tôn trọng thầy cô trong suốt quãng đường cắp sách tới trường ~(^_^)~
 
L

lolem_theki_xxi

suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong "trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều
 
L

lolem_theki_xxi

Nghị luận xã hội: Hãy sống hết mình

Ngày mai mới chỉ là ngày đầu tiên của chuỗi ngày còn lại trong đời bạn. Bạn có nhiều dự đinh cho ngày mai. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ngày mai không đến? Vì vậy, hãy ghi nhớ câu nói này: “Hãy sống hết mình hôm nay vì có thể ngày mai bạn sẽ chết”.
Bạn không hề an toàn đâu. Tử thần luôn rình rập bạn. Tai nạn giao thông, động đất, bệnh tật,… đe dọa bạn ở mọi nơi. Bạn không thể biết được khi nào bạn lìa đời. Vậy nên nếu bây giờ bạn có đặt mình vào hoàn cảnh bên bờ vực của cái chết, điều đó cũng không phải là ngớ ngẩn lắm đâu. Cái quan trọng là điều này sẽ làm bạn nhận ra được nhiều việc.
“Cái chết”- cụm từ nghe thật sắc nhọn và lạnh lẽo. Ít ai trong chúng ta dám nói “Tôi không sợ chết”. Nó không đơn giản chỉ là nỗi đau đớn về thể xác. Vấn đề là chúng ta để lại được gì cho cuộc đời. Liệu có những ai khóc thương ta? Liệu cuộc sống có bị xáo trộn gì không nếu ta mất đi? Dĩ nhiên bạn không muốn mình chỉ là một gợn sóng thoáng qua dòng đời rồi mất tăm. Ít ra phải có gì đó chứng minh là bạn đã từng sống, từng yêu thương và được yêu thương, chứng minh là mọi người rất đau khổ khi mất một người quan trọng như bạn. Vậy bạn phải làm gì đây để điều đó xảy ra nếu bạn… lỡ có chết thật?
Một nghịch lí của hầu hết chúng ta là đến lúc gần chết rồi mới bắt đầu hối tiếc, mới chiêm nghiệm lại, nghiêm khắc với bản thân và khát khao muốn cống hiến. Vậy sao ta không làm việc đó ngay bây giờ? Khi chúng ta ra đời, mọi người xung quanh cười, còn ta khóc. Phải sống sao cho khi chúng ta chết đi, mọi người khóc, còn ta cười. Hãy suy nghĩ xem nếu ngày mai không đến thì bây giờ bạn sẽ làm gì để có thể cười được, để bạn hài lòng với cuộc sống của mình. Câu trả lời là cứ sống hết mình theo đúng nghĩa bạn hiểu. Nhưng đừng chỉ hết mình cho bản thân để biến mất khỏi cuộc đời như những hạt bụi vô danh, phủi là bay đi. Hãy nghĩ đến gia đình, bạn bè, cho xã hội, bạn sẽ được mãi mãi khắc sâu trong trái tim những người đang sống. Những gì làm được hôm nay thì cứ làm đi, đừng để đến ngày mai vì có thể cơ hội của bạn sẽ chẳng còn nữa đâu. Nói lời yêu thương thật nhiều. Tha thứ và xin tha thứ. Đi đến những nơi chưa đến. Tận hưởng niềm hạnh phúc khi giúp đỡ người khác. Nếu vậy thì “ngày cuối cùng” của bạn luôn rực rỡ và đáng là “ngày cuối cùng”. Cứ dần dần đi hết từng “ngày cuối cùng” đi, chuỗi những ngày cuối cùng của bạn sẽ thật trọn vẹn.
Đừng đợi dịp trả ơn cuộc đời cho đến những ngày cuối đời, vì bạn đâu biết khi nào ngày đó đến. Nên hiểu những ngọt ngào của cuộc sống, những nụ cười, niềm vui và cả những giọt nước mắt không phải là một điểm đến mà đó là một lộ trình luôn bên cạnh bước chân bạn. Hãy cảm nhận một cách sâu sắc nhất từng lộ trình của mình, để bất cứ lúc nào số phận đột ngột đẩy bạn ra khỏi con đường đời, bạn sẽ không phải ngoái nhìn điểm đến của mình trong nuối tiếc.
 
L

lolem_theki_xxi

Nghị luận xã hội: Bác Hồ sáng mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam

"Bác Hồ là vị cha chung
Là sao bắc đẩu, là vầng thái dương."
(Tố Hữu)
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hình ảnh Bác hiện rõ trong lòng chúng ta, niềm xúc động, kính yêu, tự hào về Người.
Nhắc đến Bác là nhắc đến con đường cách mạng mà người đã đi để cứu sống một dân tộc, một đất nước thoát khỏi ách nô lệ. Một con người chỉ với hai bàn tay trắng đã đi vào huyền thoại của thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh vào ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước.
Trước sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 Bác đã rời Sài Gòn đi Mác-xây với cái tên là anh Ba, làm phụ bếp cho tàu buôn Pháp. Từ đây, cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã bt đầu với biết bao gian khó và nguy hiểm trên cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Năm 1920, Bác tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp tại đại hội Tua. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp và cho ra đời báo "người cùng khổ", xuất bản hai cuốn sách "bản án chế độ thực dân Pháp" và "đường cách mệnh". Bên căn nhà nhỏ bé trong một khu ổ chuột ở Pháp, Bác đã hét lên xung sướng khi đọc được luận cương của lê-nin. Bác đã bí mật gữi tất cả các sách báo, luận cương của Lê-nin về Việt Nam để thúc đẩy phong trào cách mạng. Năm 1925, người thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, từ đây cách mạng Việt Nam đã bước sang một trang lịch sử mới với sự lãnh đạo của Bác, người chiến sĩ tiên phong trên các mặt trận đầy gian khổ.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Bác tiếp tục hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong điều kiện vô cùng khó khăn và gian khổ. Tháng 8 năm 1942, người sang Trung Quốc thì bị Tưởng Giới Thạch bắt giam, Bác đã phải chịu biết bao đau khổ: ăn đói, mặc rét, bệnh tật.
"Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lỡ mọc đầy chân."
(nhật kí trong tù)
Sau khi ra tù, bác tiếp tục hoạt động cách mạng và đánh đuổi thực dân Pháp.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Sau khi thành lập nước và giải phóng hoàn toàn miền Bắc, thực tâm Pháp với giả tâm muốn bình định ra cả miền Bắc rồi sau đó xâm lược cả nước, Bác đã viết thư và kêu gọi toàn thể nhân dân đấu tranh chống chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai:"Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.....", Bác đã đề ra chủ chương và chính sách: xóa mù chữ, xóa đói giảm nghèo, tết trồng cây,...
Năm 1926, phái đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thăm Bác, Bác rất xúc động và nói:"hình ảnh miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi"
"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà,
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha..."
(Tố Hữu)
Tháng 8 năm 1964, Mĩ đã mở rộng chiến tranh vào miền Bắc. Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên chống đế quốc Mĩ xâm lược khi bom nổ bên tai.
Vào 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, sau cơn đau tim nặng, chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đồng chí Hồ Chí Minh đã qua đời trong ngôi nhà sàn đơn sơ của chủ tịch ở Hà Nội. Bác đã để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân và bạn bè quốc tế.
"Suốt mấyb hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa,
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau mấy gốc dừa...."
(Tố Hữu)
Tuy Người đã ra đi nhưng để lại biết bao tác phẩm nghệ thuật như:"bản án chế độ thực dân Pháp", "nhật kí trong tù" đã được dịch ra trê 10n thứ tiếng, với bao nhiêu tác phẩm viết bằng chữ Hán, Bác là tâm điểm sáng tác của nhiều nhà thơ nổi tiếng.
"Vần thơ của Bác là vầng thơ thép,
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình."
(Tố Hữu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đả rèn giũa, tạo dựng cho mình một phong cách riêng kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Cốt cách của Bác khiến cho ta hình dung người là một nhà tu hành đắc đạo trong một nhà hiền triết phương đông. Tâm hồn Bác lộng gió thời đại, kết tinh từ văn hóa của mỗi đất nước, của mỗi con người mà Bác đi qua. Đối với hàng trăm dân tộc khác, họ quý mến Bác, một người dân Việt Nam bình dị mà gần gũi, thân thiết. Bác để lại tình cảm đẹp đối với thiếu nhi toàn thế giới, xen kẽ với những câu chuyện như "quả táo vàng và tấm lòng vàng" đã được phát hành ở nhiều tờ bào Pháp khi Bac sang thăm.
Bác để lại cả một tấm lòng của một bậc vĩ nhân, để lại muôn vàn điều hay ý đẹp cho nhân dân:
"Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi khiếp người...."
(Tố Hữu)
Bác đã đi nhưng sự nghiệp của người còn mãi với non sông đất nước, làm rạng ngời non sông đất nước Việt Nam :
"Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.."
(Tố Hữu)
"Hồ Chí Minh - tên người là cả niềm thơ", "Việt Nam - Hồ Chí Minh" đã trở thành huyền thoại của thế giới, gắn kết thân thiết trong lòng nhân loại. Tên người còn mãi với non sông đất nước Việt Nam.
Nói về Bác,cả trăm nghìn lời không nói đủ, thấy được cuộc đời và vô cùng cao đẹp của Bác, tự hào về Bác. Sống - Chiến đấu - Học tập - Lao động theo gương vị lãnh tụ Hồ Chí Minh, Người là tấm gương sáng cho muôn đời.
 
L

lolem_theki_xxi

Nghị luận xã họi: Game online - Vấn nạn học đường

TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ - VẤN NẠN CỦA HỌC ĐƯỜNG!
Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập vào nền tri thức của thế giới. Như vậy cũng có nghĩa là so với trước đây, vào bây giờ học sinh lại cần phải tiếp thu nhiều kiến thức hơn, bao quát hơn, rộng lớn hơn, cũng đồng nghiã với việc áp lực học tấp ngày càng tăng. Và như vậy, họ tìm đến những thú vui, những trò chơi giải trí để bớt căng thẳng mà trò chơi điện tử chính là lựa chọn đầu tiên, đề rồi trò chơi điện tử đã trở thành vấn nạn của học đường.
Nhớ ngày xưa, từ trẻ con cho đến người lớn có ai không quen với trò chơi đá dế chọi gà… thế mà bây giờ khi hỏi đến những thanh thiếu niên mới lớn, những cụm từ này lại trở nên quá xa lạ với họ. Vậy thử hỏi họ biết về cái gì? Xin thưa, trong đầu họ đầy ắp những trò chơi điện tử, nào là: đua xe tốc độ, võ lâm truyền kỳ, đá bóng, đột kích… và hàng ngàn trò chơi khác. Cũng phải thôi vì nếu không đến với trò chơi điện tử thì liệu họ có còn cách nào để giải toả căng thẳng không khi mà những trò chơi dân gian ngày nào đang dần mất đi, những toà nhà cao tầng, các khu công nghiệp mọc lên dần lấy hết đi những mảnh đất trống mà ngày trước họ còn đá banh vào mỗi buổi chiều và thế là buộc lòng họ phải đến với những trận banh trong trò chơi điện tử. Như vậy có nghĩa trò chơi điện tử đã đem lại lợi ích cho con người nhưng có ai đã nhìn thấy mặt trái của nó chưa?
Dạo một vòng quanh cái thị trấn Vĩnh Điện nhỏ bé này thôi, ta đã đập vào mắt biết bao nhiêu những quán Internet và trò chơi điện tử mọc ra. Con số đó thậm chí lớn hơn cảcon số những nhà sách trên thị trấn này. Thử nhìn vào trong đó xem, làm gì có bàn máy nào trống? Từng tốp học sinh cứ vào ra nườm nượp mà thậm chí, nếu không có cái biển hiệu , hẳn những người khách qua đường sẽ nghĩ nơi ấy là một lớp học thêm. Đó là chưa kể đến việc họ còn dành máy tính của nhau để chơi game, thi “ cày” để được lên cấp, không thém đếm xỉa gì đến thời gian mà chỉ muốn hơn bạn mình. Chẳng phải trên truyền hình đã có nhiều lần nhắc đến vấn đề chơi điện tử của giới học sinh hay sao? Có người ngồi tại quán để ăn uống qua trưa, suốt từ sáng đến tối không màng đến việc người nhà tìm kiếm. Đó là chưa kể nhiều người vì muốn mau lên cấp mà ngồi suốt máy chục tiếng đồng hồ bên bàn máy để rồi phải ngất xỉu và còn biết bao nhiêu những tác hại mà trò chơi điện tử đêm lại cho con người mà ta chưa nói đến.
Ở trường học, nhiều bạn vì suốt đêm ngồi chơi điện tử mà lên lớp lại ngủ gà ngủ gật.Tình trạng ấy thật đáng báo động biết bao.Không tỉnh táo cũng có nghĩa là các bạn sẽ không thể tiếp thu được hết những kiến thức mà thấy cô giảng trên lớp. Không tỉnh táo, các bạn không thểđuổi kịp bài học trên lớp để mau tiến bộ. Có biết bao trường hợp, từ những học sinh giỏi mà các bạn dần tụt xuống khá hoặc thậm chí là cả trung bình chỉ vì mải chơi các trò chơi điện tử. Các ban không chỉ không nghe giảng trên lớp mà còn không ôn lại bài khi về nhà. Thử hỏi như vậy thì làm sao các bạn có thể theo kịp những kiến thức cơ bản được, đó là chưa nói gì đến những bài học nâng cao. Thế nhưng tấc hại của các trò chơi điện tử đâu chỉ dừng ở đó. Nhiều bạn vì mê chơi mà cãi lại cha mẹ khi bị mắng hoặc bị buộ phải ở nhà, nhiều bạn vì không có tiền đi vào quán Internet mà đi trộm cướp để lấy tiền. Bêm cạnh đó không ít bạn lại bỏ nhà đi bụi chỉ vì bố mẹ không chịu nổi cảnh con mình suốt ngày ngồi bên bàn máy tính vì còn nhiều những tai hoạ khôn lường mà ta chưa kể đến. Vậy thì tại sao đẫ biết những tác hại của trò chơi điện tử mà bạn còn tiếp tục dấn thân vào?
Dẫu biết rằng trò chơi điện tử là móntiêu khiển hấp dẫn nhưng nếu sa đoạ thì đó lại là một con dao hai lưỡi. Hãy biết dừng lại ở đúng giới hạn, đừng để một ngày mình phải hói hận chỉ vì một trò chơi tiêu khển tầm thường bạn nhé!
 
L

lolem_theki_xxi

Nghị luận xã hội: Uống nước nhớ nguồn

Sống trong xã hội,con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình ? Trước mắt ta,không thiếu những kẻ trâng tráo vô ơn làm nên những hiên tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng cực lực phê phán.Những kẻ ấy đã không hiểu được một đạo lí truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế,một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là : “Uống nước nhớ nguồn”.Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao ? Trong cuộc sống hiện nay,ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc hơn như thế nào ?

Trước tiên ta cần hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”.Câu tục ngữ đã bắt đầu bằng một hình ảnh cụ thể,dễ thấy và dễ hiểu đó là “uống nước”.”Uống nước” là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã qua rồi còn để lại.Nguồn là nơi xuất phát dòng nước.Nói rộng hơn,là nguyên nhân dẫn đến,là con người : cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó.”Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ,nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với lớp người đi sau,đối với tất cả những ai,đang và sẽ thừa hưởng thành quả được tạo nên do công lao của bao thế hệ người đi trước.

Có điều là vì sao “uống nước” phải “nhớ nguồn” cũng như ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây ? Điều này thật là dễ hiểu ! Bởi vì trong thiên nhiên cũng như trong xã hội,không có bất cứ một sự vật nào,một thành quả nào mà không có nguồn gốc,không do công sức lao động làm nên cả.Giống như hoa thơm trái ngọt phải có người trồng cây đổ biết bao mồ hôi công sức đôi khi cả xương máu của mình nữa để cây xanh non tươi tốt.Của cải vật chất trong xã hội cũng vậy,cũng đều cần đến bàn tay khối óc cần lao của người lao động khổ công nhọc trí làm ra.

Ngay cả đến một dải đất nước giàu đẹp của chúng ta hiện nay cũng chính là thành quả của biết bao thế hệ ông cha đã đổ máu xương công sức ra gầy dựng và tiếp truyền cho.Trong phạm vi hạn hẹp hơn là gia đình thì con cái là “thành quả” do các bậc cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục.Người thừa hưởng sử dụng các thành quả đó phải biết đến công lao của những người tạo ra chúng.Vì thế “nhớ nguồn” là đạo lí tất yếu.Ân nghĩa,thủy chung,không quên công lao của tổ tiên từ đó đã là một trong những phẩm chất tốt đẹp đã trở thành truyền thống cao quý của con người Việt Nam.Ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao,tiếng nói tâm tình của dân tộc ta :

Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy” ta phải biết trân trọng nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương,muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”.Nói cách khác,được thừa hưởng cuộc sống thanh bình,no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máy mồ hôi và nước mắt.

Do đó,”Uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết đầy đạo lí làm người.Ai chẳng biết là lòng vô ơn,bội bạc,thái độ “ăn cháo đá bát” sẽ làm con người trở nên nhỏ nhen,ích kỉ ăn bám gia đình và xã hội.

Thế nhưng để “nhớ nguồn” chúng ta phải làm gì ? Là người Việt Nam,tự hào với lịch sử anh hùng,và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc,chúng ta phải ra sức góp phần bảo vệ đất nước,tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn.

Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc,tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình mà chúng ta chứ không phải ai khác – phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà.

Ngoài ra,để “nhớ nguồn” chúng ta phải có ý thức tiết kiệm,chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.Có như thế mới xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cha ông.

Tóm lại,câu tục ngữ trên là lời khuyên,lời nhắc nhở ngắn gọn,súc tích,hình tượng rõ ràng đơn giản dễ hiểu mà ý nghĩa thật sâu sắc.Từ bao đời nay,cha ông chúng ta vẫn dùng câu tục ngữ để giáo dục chúng ta đạo lí làm người Việt Nam.

Là học sinh,hơn ai hết,chúng ta phải khắc ghi trong lòng công ơn sinh thành nuôi nấng của cha mẹ và công lao tận tâm dạy dỗ của thầy cô giáo.Phải biết bảo vệ các thành quả vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông để lại,và đồng thời cũng biết kế thừa phát huy và giữ gìn giá trị vật chất,tinh thần của những thành quả đó.
 
L

lolem_theki_xxi

nhân cách nhà nho trong "bài ca ngắn đi trên bãi cát"
Cao Bá Quát – 1 nhà nho chân chính, nhà thơ có tài năng và bản lĩnh , các sáng tác của ông thường bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế đồ phong kiến trì trệ , bảo thủ , đồng thời chứa đựng tư tưởng khai sáng có t/c tự phát , phản ánh 1 nhu cầu đổi mới của xã hội lúc bấy giờ . Và “BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT” chính là 1 thi phẩm đặc sắc tiêu biểu cho những suy nghĩ ấy . Thông qua tác phẩm này , Cao Bá Quát thực sự đã cho độc giả những nhận định đúng đắn về nhân cách nhà nho chân chính từ chính con người ông .

Thật vậy, cũng như bao sĩ tử khác , ông chọn cho mình con đường hành đạo của của người trí thức xưa , đó là học hành – khoa cử - làm quan để phò vua giúp nước. Thế nhưng trong bối cảnh nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp , thối nát, bảo thủ , lạc hậu, ông đã nhận ra cái con đường ấy là con đường gian nan , đường cùng thể hiện chính bằng hình ảnh “bãi cát dài” trong tác phẩm và ông đang rơi vào sự bế tắc của con đường tiến thân như người “ lữ khách đi trên bãi cát” trong tác phẩm .
“ Bãi cát dài , lại bãi cát dài/ Đi một bước lùi một bước”
Ông bắt đầu có cái nhìn mới về con đường khoa cử . Ông đưa ra hiện thực luôn tồn tại nhan nhản trong xã hội :
“ Cổ lai danh lợi nhân
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng”
(Xưa nay phường danh lơi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số , tỉnh bao người ?)
Sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong phán xét , thi sĩ họ Cao đã cho người đọc thấy được bức tranh đời thực . Đó là phần đông con người – tầm thường, hám danh hám lợi, phải khốn khổ , phải vội vã, chạy ngược, chạy xuôi , xô bồ trên con đường danh lợi “ Xưa nay phường danh lợi/ Tất tả trên đường đời” . Cũng chính vì cái hám danh hám lợi ấy mà họ dễ bị dũ dỗ , mê hoặc bởi bao nhiêu thứ “mĩ tửu” dậy hương đưa , họ như người đời thấy quán rượu ngon thì đổ xô tới “Đầu gió hơi men thơm quán rượu/ Người say vô số , tỉnh bao người ?”
Những câu thơ của Cao Bá Quát như chiếu 1 góc nhìn trong tâm hồn vừa cô đơn , vừa kiêu hãnh . Một con người không muốn và không thể hòa cùng đám người hám danh lợi , luôn muốn bon chen mưu cầu danh lợi . Ta thấy được sự đối lập giữa cái tầm thường với cái thanh cao , giữa cái ồn ã sục sôi từ thiên hạ với cái bình lặng , cao ngạo từ con người . Ông thể hiện thái độ bất hợp tác, nỗi chán trường , thất vọng trước sự xuống cấp của khoa cử nhà Nguyễn. Vậy Cao Bá Quát đã chán ghét cái danh lợi tầm thường ấy , đã nhận ra sự vô nghĩa trong lối khoa học cử , con đường danh lợi đã cũ nát,. Phải chăng đó chính là biểu hiện cho nhân cách của nhà nho chân chính ?

Hơn thế , bầu cảm xúc dần được nâng lên :
“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi !
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?”
Nỗi trăn trở , băn khoăn trước hiện trạng như bế tắc, bần cùng khi con người đi đường mà chưa tìm ra đường. Chỉ thấy trước mắt là đường thật nhiều ám ảnh, ghê sợ mà bước đường bằng phẳng thì mờ mịt , không biết nên đi đâu , về đâu ?
Rồi “Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng ,
Phái nam núi Nam , sóng dào dạt”
là cảnh tượng điệp trùng vây bủa của núi, của sóng, của cát ….phải biết đi tìm sự giải thoát cho số phận:
“Quân hồ vi hồ sa thượng lập?
(Anh còn đứng làm chi trên bãi cát ?)
một con người đã mất hết ý niệm về thời gian, mất luôn cả ý niệm về phương hướng. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình. Câu thơ hay câu hỏi ấy với bao nhiêu băn khoăn, u uất. Nhưng, cũng chính từ câu chữ ấy, lại đánh thức sự tung phá và giải thoát cho con người và cảnh ngộ :
Ta không thể đi trên bãi cát như vậy nữa , mà phải tìm ra 1 con đường khác , 1 lối đi khác . Vậy là Cao Bá Quát luôn có một niềm khao khát được đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh nhà Nguyễn bảo thủ , trì trệ . Và đây cũng phải chăng là biểu hiện của nhân cách nhà nho chân chính ?
Qua Thi phẩm “Bài ca ngắn trên bãi cát” ta thấy được Cao Bá Quát là nhà nho chân chính, ông nhận thức được việc mình phải làm, con đường mình phải đi, khát vọng thực hiện công việc đi tìm chân lí, khinh bỉ cái "vinh hoa" hão huỳên. Nhưng trong ông đầy mâu thuẫn nên ông đứng chôn chân trên bãi cát dài.
 
A

aigioibangngoc

Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ
Chơi không học vừa khỏe lại vừa vui
Hãy cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Để về già lặng lẽ... đạp xích lô
 
T

tranglazy99

ths p nha!!bài viết hay lém ;)mong bạn sẽ có n' bài viết hay để up lên cho mọi ng' cung ftham khảo nha:)
 
I

ibenang

m.n ai rãnh giúp mình làm với đề này nha:
đề bài: viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về hiện tượng sau: một số người khi chứng kiến những cảnh tai nạn mà vẫn thản nhiên lạnh lùng hôi của.
 
Top Bottom