H
hocmai195
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Năm nào cũng vậy, có hàng chục nghìn học sinh “trượt vỏ chuối” trong kỳ thi lên lớp 10. Đơn cử như TPHCM năm nay, có đến gần 13.000 học sinh lớp 9 không đỗ vào lớp 10 công lập. Phải làm thế nào để giải quyết những học sinh bị “rơi” ra khỏi “cuộc chiến” học tập quá sớm?
Trong nhiều ngày qua, Dân trí có nhận được khá nhiều bức xúc của bạn đọc với nội dung chủ yếu xoáy vào câu hỏi: “Để học sinh lớp 9 trượt trong kỳ thi vào lớp 10 và những câu chuyện “xếp hàng mua hồ sơ tuyến sinh vào lúc nửa đêm” có phải lỗi do Quy chế tuyển sinh của ngành giáo dục và ngành sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao trước “số phận” của hàng chục nghìn học sinh này?”
Vấn đề học sinh lớp 9 trượt vào lớp 10 rõ ràng đang bị “hiểu nhầm”. Nhất là vấn đề 13.000 học sinh lớp 9 của TPHCM vừa bị trượt. Thực ra, chỉ khoảng 2.000 học sinh trong số này trượt là gây ra bức xúc vì đó đều là những học sinh có kết quả thi khá cao nhưng không đỗ được trường nào. Nguyên nhân là vì năm nay, Sở GD-ĐT TPHCM đã rút bớt 50% cơ hội đỗ của thí sinh với việc cắt bớt 2 trong số 4 nguyện vọng chọn trường so với những năm trước. Về sự bất hợp lý này, UBND TPHCM cũng có điều chỉnh để số học sinh này không còn bị thiệt thòi.
Số học sinh lớp 9 trượt vào lớp 10 hàng chục nghìn mỗi năm là một con số không có gì đáng ngạc nhiên bởi hệ thống các trường THPT của Việt Nam nhiều năm nay không thể đáp ứng nổi 100% số học sinh tốt nghiệp THCS. Vì thế, từ năm 2000, ngành giáo dục đã đặt ra mục tiêu phân luồng bậc THCS để sao cho đến năm 2010, 30% học sinh THCS sẽ “rẽ ngang” để theo học các trường Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề.
Cách đây hơn 8 năm, về vấn đề phân luồng học sinh sau THCS, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đề cập rất bức xúc: Nước ta trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH từ trình độ thấp, thì giáo dục ngành, nghề lại càng quan trọng, cho nên càng phải coi trọng phân luồng học sinh sau THCS vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề... Một mặt hằng năm giảm dần tỷ lệ học sinh sau THCS vào THPT, một mặt tăng dần tỷ lệ học sinh vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tương ứng với việc giảm tỷ lệ học sinh vào THPT…”
Nghị quyết số 37/2004/QH11 về giáo dục của Quốc hội cũng đã định hướng cho phát triển giáo dục nghề nghiệp: “Phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau THCS và liên thông trong hệ thống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh, thiếu niên lựa chọn nhiều hình thức học tập và sau khi học xong THCS, THPT, học sinh có cơ hội học nghề”.
Nếu thực hiện tốt được chính sách này sẽ đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực về công nhân kỹ thuật, nhất là công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, đồng thời, sẽ giảm được áp lực tất cả học sinh THCS và THPT đều dồn vào một con đường là học lên ĐH.
Tuy nhiên, trong 10 năm qua, sự thay đổi là chưa thật nhiều như chúng ta mong muốn. Trong khi tỷ lệ học sinh lớp 9 rơi ra xã hội ngày càng đông thì hệ thống các trường Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề vẫn luôn trong tình trạng thiếu học sinh trầm trọng.
Tuyển sinh lớp 10 nóng bỏng lỗi không phải do quy chế, cũng không hoàn toàn do phụ huynh và học sinh không biết cách chọn trường như cách giải thích của lãnh đạo một số Sở GD-ĐT . “Cuộc chiến” vào lớp 10 vẫn chưa thực sự có một “hồi kết” do những bất cập vẫn còn tiếp diễn và chưa được giải quyết triệt để trong ngành giáo dục. Song với những sự thay đổi tích cực trong các kỳ thi tuyển sinh năm nay, chúng ta vẫn có quyền hy vọng bài toán “lớp 10” sẽ có lời giải đáp thỏa đáng.
Trong nhiều ngày qua, Dân trí có nhận được khá nhiều bức xúc của bạn đọc với nội dung chủ yếu xoáy vào câu hỏi: “Để học sinh lớp 9 trượt trong kỳ thi vào lớp 10 và những câu chuyện “xếp hàng mua hồ sơ tuyến sinh vào lúc nửa đêm” có phải lỗi do Quy chế tuyển sinh của ngành giáo dục và ngành sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao trước “số phận” của hàng chục nghìn học sinh này?”
Vấn đề học sinh lớp 9 trượt vào lớp 10 rõ ràng đang bị “hiểu nhầm”. Nhất là vấn đề 13.000 học sinh lớp 9 của TPHCM vừa bị trượt. Thực ra, chỉ khoảng 2.000 học sinh trong số này trượt là gây ra bức xúc vì đó đều là những học sinh có kết quả thi khá cao nhưng không đỗ được trường nào. Nguyên nhân là vì năm nay, Sở GD-ĐT TPHCM đã rút bớt 50% cơ hội đỗ của thí sinh với việc cắt bớt 2 trong số 4 nguyện vọng chọn trường so với những năm trước. Về sự bất hợp lý này, UBND TPHCM cũng có điều chỉnh để số học sinh này không còn bị thiệt thòi.
Số học sinh lớp 9 trượt vào lớp 10 hàng chục nghìn mỗi năm là một con số không có gì đáng ngạc nhiên bởi hệ thống các trường THPT của Việt Nam nhiều năm nay không thể đáp ứng nổi 100% số học sinh tốt nghiệp THCS. Vì thế, từ năm 2000, ngành giáo dục đã đặt ra mục tiêu phân luồng bậc THCS để sao cho đến năm 2010, 30% học sinh THCS sẽ “rẽ ngang” để theo học các trường Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề.
Cách đây hơn 8 năm, về vấn đề phân luồng học sinh sau THCS, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đề cập rất bức xúc: Nước ta trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH từ trình độ thấp, thì giáo dục ngành, nghề lại càng quan trọng, cho nên càng phải coi trọng phân luồng học sinh sau THCS vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề... Một mặt hằng năm giảm dần tỷ lệ học sinh sau THCS vào THPT, một mặt tăng dần tỷ lệ học sinh vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tương ứng với việc giảm tỷ lệ học sinh vào THPT…”
Nghị quyết số 37/2004/QH11 về giáo dục của Quốc hội cũng đã định hướng cho phát triển giáo dục nghề nghiệp: “Phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau THCS và liên thông trong hệ thống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh, thiếu niên lựa chọn nhiều hình thức học tập và sau khi học xong THCS, THPT, học sinh có cơ hội học nghề”.
Nếu thực hiện tốt được chính sách này sẽ đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực về công nhân kỹ thuật, nhất là công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, đồng thời, sẽ giảm được áp lực tất cả học sinh THCS và THPT đều dồn vào một con đường là học lên ĐH.
Tuy nhiên, trong 10 năm qua, sự thay đổi là chưa thật nhiều như chúng ta mong muốn. Trong khi tỷ lệ học sinh lớp 9 rơi ra xã hội ngày càng đông thì hệ thống các trường Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề vẫn luôn trong tình trạng thiếu học sinh trầm trọng.
Tuyển sinh lớp 10 nóng bỏng lỗi không phải do quy chế, cũng không hoàn toàn do phụ huynh và học sinh không biết cách chọn trường như cách giải thích của lãnh đạo một số Sở GD-ĐT . “Cuộc chiến” vào lớp 10 vẫn chưa thực sự có một “hồi kết” do những bất cập vẫn còn tiếp diễn và chưa được giải quyết triệt để trong ngành giáo dục. Song với những sự thay đổi tích cực trong các kỳ thi tuyển sinh năm nay, chúng ta vẫn có quyền hy vọng bài toán “lớp 10” sẽ có lời giải đáp thỏa đáng.