Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Nhọ cute

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
947
583
159
21
Hải Phòng
THCS Vinh Quang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc đoạn văn sau:
" Tuy nhiên thực tế cuộc sống của nhiều ... lãnh đạo, chính trị phải đáp ứng."
Câu 1: Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích văn bản trên? Nêu ý hiểu của em về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích .
Câu 2: Nhận xét về nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích và hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ấy.
Câu 3: Đối tượng nào được nhắc đến nhiều trong đoạn trích. Nêu ý hiểu về lập trường của tác giả trước vấn đề nêu ra.
Câu 4: Viết 1 đoạn văn ngắn khảng 1/2 trang giấy chỉ ra những khó khăn thách thức đối với trẻ em trên toàn thế giới. Và cho biết điều kiện sống của trẻ em Việt Nam trong tiǹh hình hiện nay.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Đọc đoạn văn sau:
" Tuy nhiên thực tế cuộc sống của nhiều ... lãnh đạo, chính trị phải đáp ứng."
Câu 1: Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích văn bản trên? Nêu ý hiểu của em về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích .
Câu 2: Nhận xét về nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích và hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ấy.
Câu 3: Đối tượng nào được nhắc đến nhiều trong đoạn trích. Nêu ý hiểu về lập trường của tác giả trước vấn đề nêu ra.
Câu 4: Viết 1 đoạn văn ngắn khảng 1/2 trang giấy chỉ ra những khó khăn thách thức đối với trẻ em trên toàn thế giới. Và cho biết điều kiện sống của trẻ em Việt Nam trong tiǹh hình hiện nay.
1.xuất xứ:
trích từ văn bản"tuyên bố thế giới về.....trẻ em"
-nội dung:nói về những thảm hoạ, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới,đó cũng chính là thách thức của những nhà chính trị
thái độ:tỏ ra thái độ quan tâm,lo lắng đến trẻ em-mầm non của thế giới
câu 2
nghệ thuật tiêu biểu:nêu số liệu,phân tích khoa học
hiệu quả:cụ thể hóa về những thảm hoạ, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới
câu 3
đối tượng:trẻ em
-Mỗi ngày, trẻ em là:
+Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược chiếm đóng và thôn tính của người nước ngoài.
+Nạn nhân của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp
+Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật.
=>Những thảm hoạ, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới là thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân.
câu 4
+ Nhiều trẻ em phải chứng kiến bạo lục gia đình đặc biệt là trẻ em gái ở nông thôn và bạo lực học đường với trẻ em ở thành phố
+ đối diện với nguy cơ tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích…
+Thiếu sân chơi lành mạnh và môi trường sống ô nhiễm.
+Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, sự chênh lệch lớn về đẳng cấp đã gây áp lực lớn lên trẻ em và chính không giải quyết được vấn đề nên trẻ em buông xuôi, phó mặc hay lao vào thế giới ảo của các trò Games Online.
+Trẻ em nông thôn thiếu thốn mọi bề: Thiếu kiến thức xã hội, không được dùng nước sạch, môi trường vệ sinh kém, chất lượng giác dục và y tế kém, đói nghèo đẩy các em ra khỏi gia đình và trường học, thiếu sân chơi lành mạnh, thiếu sự quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và gia đình, thiếu tư vấn và định hướng nghề nghiệp…
+ Thiếu trường lớp, thiếu các phòng chức năng dành cho trẻ em.
+chịu áp lực bị phân biệt đối xử do tài chính của gia đình không được dồi dào nên không thể tham gia các lớp học thêm, phải chấp hành bài vở theo đúng ba-rem, học hành theo kiểu sao chép nguyên vẹn
=> làm học sinh không năng động, không sáng tạo và gây nhiều bức xúc cho trẻ bởi các cách giải sáng tạo không được thầy cô quan tâm và ghi nhận.
+ phụ huynh quá kỳ vọng vào con em mình nên gây áp lực không nhỏ cho trẻ em,phải học nhiều ca trong ngày nên không có thời gian chơi và làm trẻ em quá mệt mỏi.
=>trở nên thụ động và chỉ biết làm theo người lớn sắp đặt như một cái máy.
=>do suy nghĩ không đúng của người lớn nên trẻ sống thiếu lý tưởng.
 
Top Bottom