Môn học khác [Tut] Tỉ lệ khuôn mặt

Asuna Yuuki

Cựu CTV Thiết kế
Thành viên
23 Tháng hai 2017
3,131
7,551
799
19
Hải Dương
THPT Chuyên Nguyễn Trãi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình tìm được cái tutorial vẽ tỉ lệ này trên Internet và thấy nó khá là có ích với những ai hay bị vẽ sai tỉ lệ (như mình :3)
Mọi người tham khảo để cải thiện kĩ năng vẽ nhé ^^

A. NHỮNG TỈ LỆ CƠ BẢN CỦA ĐẦU VÀ MẶT
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft


Ta có thể thấy:

- Đỉnh đầu cao hơn đường chân tóc (không cẩn thận sẽ vẽ đầu méo đó)
- Khoảng cách từ đỉnh đầu đến mắt bằng khoảng cách từ mắt đến cằm. Đây là tỉ lệ ở người lớn, ở trẻ em thường là lông mày chứ không phải mắt chia đôi khuôn mặt.
- Khoảng cách giữa hai mắt, từ hai mắt đến hết khuôn mặt bằng nhau và bằng 1 mắt. Trong manga thường thu ngắn khoảng cách giữa mắt đến hết khuôn mặt để mắt to hơn, mặt thon hơn :">
- Khoảng cách từ mắt đến lông mày = 1/3 khoảng cách từ lông mày đến mũi và = 1/2 khoảng cách từ mắt đến mũi. Đây là ở người da vàng :>, thường thì người da trắng có lông mày sát mắt và mũi cao hơn nên tỉ lệ này thay đổi, mình không rõ là bao nhiêu.
- Khoảng cách từ mũi đến miệng = 1/2 khoảng cách từ miệng đến cằm và 1/3 khoảng cách từ mũi đến cằm.
- Mũi rộng hơn mắt, miệng rộng hơn mũi, cằm thường rộng bằng hoặc hơn miệng.
- Chiều dài của tai = khoảng cách từ lông mày đến mũi.
- Khi nhìn nghiêng, khoảng cách từ đuôi mắt đến miệng = khoảng cách từ đuôi mắt đến tai.

Dĩ nhiên, ta không nhất thiết phải luôn luôn tuân theo những tỉ lệ chuẩn trên, đặc biệt với những bạn không theo phong cách hiện thực (đa số mọi người :>). Với những bạn mới tập phong cách hiện thực thì có thể biến đổi tỉ lệ một chút để tạo nét riêng cho từng nhân vật (không thì ai cũng giống ai).

Tham khảo hình vẽ nhé ^^
7T7mU6F.jpg


bKbQgrd.jpg
 

G I N

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng tám 2017
1,209
1,790
211
23
Hà Nội
Mình tìm được cái tutorial vẽ tỉ lệ này trên Internet và thấy nó khá là có ích với những ai hay bị vẽ sai tỉ lệ (như mình :3)
Mọi người tham khảo để cải thiện kĩ năng vẽ nhé ^^

A. NHỮNG TỈ LỆ CƠ BẢN CỦA ĐẦU VÀ MẶT
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft


Ta có thể thấy:

- Đỉnh đầu cao hơn đường chân tóc (không cẩn thận sẽ vẽ đầu méo đó)
- Khoảng cách từ đỉnh đầu đến mắt bằng khoảng cách từ mắt đến cằm. Đây là tỉ lệ ở người lớn, ở trẻ em thường là lông mày chứ không phải mắt chia đôi khuôn mặt.
- Khoảng cách giữa hai mắt, từ hai mắt đến hết khuôn mặt bằng nhau và bằng 1 mắt. Trong manga thường thu ngắn khoảng cách giữa mắt đến hết khuôn mặt để mắt to hơn, mặt thon hơn :">
- Khoảng cách từ mắt đến lông mày = 1/3 khoảng cách từ lông mày đến mũi và = 1/2 khoảng cách từ mắt đến mũi. Đây là ở người da vàng :>, thường thì người da trắng có lông mày sát mắt và mũi cao hơn nên tỉ lệ này thay đổi, mình không rõ là bao nhiêu.
- Khoảng cách từ mũi đến miệng = 1/2 khoảng cách từ miệng đến cằm và 1/3 khoảng cách từ mũi đến cằm.
- Mũi rộng hơn mắt, miệng rộng hơn mũi, cằm thường rộng bằng hoặc hơn miệng.
- Chiều dài của tai = khoảng cách từ lông mày đến mũi.
- Khi nhìn nghiêng, khoảng cách từ đuôi mắt đến miệng = khoảng cách từ đuôi mắt đến tai.

Dĩ nhiên, ta không nhất thiết phải luôn luôn tuân theo những tỉ lệ chuẩn trên, đặc biệt với những bạn không theo phong cách hiện thực (đa số mọi người :>). Với những bạn mới tập phong cách hiện thực thì có thể biến đổi tỉ lệ một chút để tạo nét riêng cho từng nhân vật (không thì ai cũng giống ai).

Tham khảo hình vẽ nhé ^^
7T7mU6F.jpg


bKbQgrd.jpg
Anh toàn vẽ luôn chứ ko làm mấy cái n @@
 

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Mình tìm được cái tutorial vẽ tỉ lệ này trên Internet và thấy nó khá là có ích với những ai hay bị vẽ sai tỉ lệ (như mình :3)
Mọi người tham khảo để cải thiện kĩ năng vẽ nhé ^^

A. NHỮNG TỈ LỆ CƠ BẢN CỦA ĐẦU VÀ MẶT
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft


Ta có thể thấy:

- Đỉnh đầu cao hơn đường chân tóc (không cẩn thận sẽ vẽ đầu méo đó)
- Khoảng cách từ đỉnh đầu đến mắt bằng khoảng cách từ mắt đến cằm. Đây là tỉ lệ ở người lớn, ở trẻ em thường là lông mày chứ không phải mắt chia đôi khuôn mặt.
- Khoảng cách giữa hai mắt, từ hai mắt đến hết khuôn mặt bằng nhau và bằng 1 mắt. Trong manga thường thu ngắn khoảng cách giữa mắt đến hết khuôn mặt để mắt to hơn, mặt thon hơn :">
- Khoảng cách từ mắt đến lông mày = 1/3 khoảng cách từ lông mày đến mũi và = 1/2 khoảng cách từ mắt đến mũi. Đây là ở người da vàng :>, thường thì người da trắng có lông mày sát mắt và mũi cao hơn nên tỉ lệ này thay đổi, mình không rõ là bao nhiêu.
- Khoảng cách từ mũi đến miệng = 1/2 khoảng cách từ miệng đến cằm và 1/3 khoảng cách từ mũi đến cằm.
- Mũi rộng hơn mắt, miệng rộng hơn mũi, cằm thường rộng bằng hoặc hơn miệng.
- Chiều dài của tai = khoảng cách từ lông mày đến mũi.
- Khi nhìn nghiêng, khoảng cách từ đuôi mắt đến miệng = khoảng cách từ đuôi mắt đến tai.

Dĩ nhiên, ta không nhất thiết phải luôn luôn tuân theo những tỉ lệ chuẩn trên, đặc biệt với những bạn không theo phong cách hiện thực (đa số mọi người :>). Với những bạn mới tập phong cách hiện thực thì có thể biến đổi tỉ lệ một chút để tạo nét riêng cho từng nhân vật (không thì ai cũng giống ai).

Tham khảo hình vẽ nhé ^^
7T7mU6F.jpg


bKbQgrd.jpg

Tỉ lệ này dành cho người hay nhân vật truyện tranh vậy ạ
 
  • Like
Reactions: Asuna Yuuki

Asuna Yuuki

Cựu CTV Thiết kế
Thành viên
23 Tháng hai 2017
3,131
7,551
799
19
Hải Dương
THPT Chuyên Nguyễn Trãi
Anh toàn vẽ luôn chứ ko làm mấy cái n @@
Em cũng gần như thế :v Chia tỉ lệ mất thời gian lắm :v
Kẻ ô để cover thôi em đã lười rồi... :v
But how to vẽ any pose tay ?
Ý cậu là vẽ tay?
Tỉ lệ này dành cho người hay nhân vật truyện tranh vậy ạ
Theo mình biết thì cái này đúng cho cả 2 nhé cậu...
 
  • Like
Reactions: G I N

Asuna Yuuki

Cựu CTV Thiết kế
Thành viên
23 Tháng hai 2017
3,131
7,551
799
19
Hải Dương
THPT Chuyên Nguyễn Trãi
[UPDATE]
Tiếp tục với các ngũ quan trên khuôn mặt nhé ^^
B. CÁC NGŨ QUAN
I. Mắt
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft


Mắt có các bộ phận cơ bản là:

- Lòng đen: phần chính của mắt, thể hiện cái hồn của nhân vật. Nó có dạng hình tròn (trong manga có thể thành elip), có màu đa dạng: đen và nâu ở người da vàng và da đen, xanh, xám, nâu ở người da trắng (thực ra người da vàng cũng ít người mắt đen vì đây là gien lặn). Những người bạch tạng có lòng đen màu đỏ máu. Người mù hoặc người già suy giảm thị lực có mắt màu xanh lam đục.
- Lòng trắng: kích thước của lòng đen so với lòng trắng cũng thể hiện hồn nhân vật. Nhân vật có mắt nhiều lòng trắng tạo cảm giác ác, không lương thiện (trong manga thì... e hèm, khó mà nhận xét được :>). Trẻ em có tỉ lệ lòng đen/lòng trắng to hơn so với người lớn. Lòng trắng thường có màu trắng đục (thường gặp), xanh da trời nhạt (ít gặp, tạo cảm giác mắt sâu và sáng), vàng nhạt (thường ở người có tuổi hay bị bệnh, tạo cảm giác không khỏe mạnh), xám nhạt (ở người già, tạo cảm giác không nhanh nhẹn; với nhân vật trẻ tuổi thì màu xám nhạt tạo cảm giác không lương thiện, không chính trực, mờ ám).
- Mí mắt: có mí trên và mí dưới. Người da vàng có thể có mắt một mí, hoặc mí lót (có mí trên nhưng nhỏ). Mí dưới thường được lược bớt trong manga do tạo cảm giác già nua, không nhanh nhẹn. Người lớn tuổi hay vất vả thường có mí dưới rõ hơn.
- Mống mắt: phần này thường được lược bớt trong manga.
- Lông mi: ở người da vàng thường ngắn và không cong, trong khi ở người da đen thì dài và không cong, ở người da trắng là dài và cong. Đôi mắt có lông mi rậm sẽ tạo cảm giác có tình cảm, có chiều sâu (thường dùng cho con gái). Trong manga có thể lược bớt hoặc vẽ nhiều thêm tùy theo style Không nhất thiết là mắt nữ vẽ lông mi, mắt nam thì không.

Lông mày cũng là bộ phận quan trọng không kém trong việc thể hiện hồn của nhân vật. Đàn ông thường có lông mày rậm hơn, thể hiện sức mạnh và tính nóng nảy. Đàn ông lông mày nhạt thường tạo cảm giác không mạnh mẽ, thiếu quyết đoán. Ngược lại, nhân vật nữ lông mày rậm và dài tạo cảm giác nam tính, không dịu dàng, hiền thục. Lông mày xếch lên tạo cảm giác đanh đá, cứng đầu, và lông mày cụp xuống tạo cảm giác hiền lành, dễ gần, không hay tranh chấp.

Điểm sáng thể hiện ánh sáng chiếu vào mắt, ánh sáng đến từ phía nào, điểm sáng sẽ ở phía ấy của mắt. Điểm sáng tạo cảm giác linh hoạt, thông minh, hoặc tình cảm, dịu dàng, hoặc ngây thơ, trong sáng (cũng có thể là tất cả). Tuy vậy, không nhất thiết nhân vật nào có đôi mắt sáng mới là nhân vật chính diện và ngược lại. Đôi mắt không có điểm sáng tạo cảm giác lạnh lùng, cứng rắn hoặc lờ đờ, thiếu sức sống. Một đôi mắt hay lườm, liếc trộm và không có điểm sáng là đôi mắt đặc trưng của nhân vật hèn hạ, mờ ám và có ý đồ xấu xa
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft


Hướng dẫn vẽ mắt người khi nhìn nghiêng:
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft


a có thể thấy với tùy từng góc độ mà mắt có những hình dạng rất khác nhau. Khi nhìn nghiêng, lòng đen không còn dạng tròn mà có dạng elip hoặc gần như elip. Vị trí của lòng đen cũng không ở tâm elip mà dịch sang bên phải nếu nhân vật quay mặt sang phải so với góc nhìn thẳng và tương tự với bên trái. Những bạn mới tập vẽ có thể mắc phải những lỗi cơ bản khi vẽ mắt nhìn nghiêng như vẽ sai dạng lòng đen và mí mắt, chúng khiến tranh nhìn không "thật", mặt nhân vật như bị bóp méo.

Một số mangaka hay nhóm vẽ (CLAMP chẳng hạn) vẽ mắt người nhìn nghiêng lõm vào trong - thực ra là không đúng với thực tế đâu! (hãy thử hình dung mắt bạn lõm vào như vậy xem ) Đó là theo phong cách của họ - khi vẽ người ta có thể bóp méo sự thật mà. Nhưng nhìn chung, những bạn mới học vẽ nên tiếp cận với những tỉ lệ thực tế trước đã
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
  • Like
Reactions: G I N

bachduong2k5

Học sinh
Thành viên
21 Tháng ba 2018
160
168
46
19
Hà Nội
THCS Sơn Tây
t vẽ cùng lắm vẽ cái khung cho đầu, xong còn đâu người thì vẽ đến đâu hay đến đấy :))
 
  • Like
Reactions: Asuna Yuuki

Khánh Linh.

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng mười một 2013
1,204
1,704
344
21
Ninh Bình
THPT Kim Sơn B
Mình tìm được cái tutorial vẽ tỉ lệ này trên Internet và thấy nó khá là có ích với những ai hay bị vẽ sai tỉ lệ (như mình :3)
Mọi người tham khảo để cải thiện kĩ năng vẽ nhé ^^

A. NHỮNG TỈ LỆ CƠ BẢN CỦA ĐẦU VÀ MẶT
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft


Ta có thể thấy:

- Đỉnh đầu cao hơn đường chân tóc (không cẩn thận sẽ vẽ đầu méo đó)
- Khoảng cách từ đỉnh đầu đến mắt bằng khoảng cách từ mắt đến cằm. Đây là tỉ lệ ở người lớn, ở trẻ em thường là lông mày chứ không phải mắt chia đôi khuôn mặt.
- Khoảng cách giữa hai mắt, từ hai mắt đến hết khuôn mặt bằng nhau và bằng 1 mắt. Trong manga thường thu ngắn khoảng cách giữa mắt đến hết khuôn mặt để mắt to hơn, mặt thon hơn :">
- Khoảng cách từ mắt đến lông mày = 1/3 khoảng cách từ lông mày đến mũi và = 1/2 khoảng cách từ mắt đến mũi. Đây là ở người da vàng :>, thường thì người da trắng có lông mày sát mắt và mũi cao hơn nên tỉ lệ này thay đổi, mình không rõ là bao nhiêu.
- Khoảng cách từ mũi đến miệng = 1/2 khoảng cách từ miệng đến cằm và 1/3 khoảng cách từ mũi đến cằm.
- Mũi rộng hơn mắt, miệng rộng hơn mũi, cằm thường rộng bằng hoặc hơn miệng.
- Chiều dài của tai = khoảng cách từ lông mày đến mũi.
- Khi nhìn nghiêng, khoảng cách từ đuôi mắt đến miệng = khoảng cách từ đuôi mắt đến tai.

Dĩ nhiên, ta không nhất thiết phải luôn luôn tuân theo những tỉ lệ chuẩn trên, đặc biệt với những bạn không theo phong cách hiện thực (đa số mọi người :>). Với những bạn mới tập phong cách hiện thực thì có thể biến đổi tỉ lệ một chút để tạo nét riêng cho từng nhân vật (không thì ai cũng giống ai).

Tham khảo hình vẽ nhé ^^
7T7mU6F.jpg


bKbQgrd.jpg
chị thề là chị chỉ toàn vẽ phát lôn chứ k làm thế này :v :v ;v
Rắc rối quá @@
 

Asuna Yuuki

Cựu CTV Thiết kế
Thành viên
23 Tháng hai 2017
3,131
7,551
799
19
Hải Dương
THPT Chuyên Nguyễn Trãi
t vẽ cùng lắm vẽ cái khung cho đầu, xong còn đâu người thì vẽ đến đâu hay đến đấy :))
T cũng thế á m :>
Dân vẽ trên diễn đàn mình đông không nhỉ? Đông thì đề xuất làm 1 CLB để cùng giao lưu hỗ trợ nhau đi các em :D
Hình như có đề xuất rồi ạ :3
chị thề là chị chỉ toàn vẽ phát lôn chứ k làm thế này :v :v ;v
Rắc rối quá @@
em mà vẽ thì lao vào mà vẽ luôn,khỏi vẽ hình
Khác gì em đâu :v Đôi lúc học Văn rảnh thì mới vẽ tỉ lệ thôi :v
nói em mới để ý Asuna Yuuki hình như là tên nv trong S.A.O
Đúng á :>
Nhưng không spam nhé cậu :>
 

Asuna Yuuki

Cựu CTV Thiết kế
Thành viên
23 Tháng hai 2017
3,131
7,551
799
19
Hải Dương
THPT Chuyên Nguyễn Trãi
Hình như có nhiều người vẽ không chia tỉ lệ (giống mình :v) ghê ah
...Nhưng biết đâu đọc qua nó sẽ có ích cho mọi người về sau? ^^
Tiếp theo là phần mũi ^^

II. Mũi

Thường trong truyện tranh, mũi không thể hiện tính cách nhân vật nhiều mà chỉ để tạo khác biệt giữa ngoại hình các nhân vật với nhau (không ít truyện vẽ mũi ai cũng giống ai - cái này là style :>). Và thực sự để vẽ mũi cho đúng tốn rất nhiều thời gian :> Vì vậy, người ta thường lược nhiều nét như cánh mũi, lỗ mũi, thậm chí cả sống mũi, chỉ để lại những nét chính (để người đọc hình dung ra rằng "Đây là cái mũi").

HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft

Ta có thể thấy các bộ phận của mũi là:

- Sống mũi: đây là phần khác biệt nhất giữa người da vàng và người da trắng, da đen. Người da vàng thường có sống mũi tẹt và không nổi rõ trên khuôn mặt, còn người da trắng và da đen thì ngược lại. Mũi người da trắng và da đen thường có xương gồ mũi thô, làm mũi bị "gãy" rất rõ. Ở người da vàng, xương này thường nhỏ và có thể không lộ rõ trên sống mũi khi nhìn thẳng.

- Đỉnh mũi: Ở người da trắng, đỉnh mũi thường nhọn, ở người da vàng và da đen thường tròn (ở người da vàng cũng có thể tẹt). Một số người có mũi hếch (đỉnh mũi cao so với cánh mũi, lộ rõ lỗ mũi); một số có mũi khoằm (đỉnh mũi thấp so với cánh mũi, ít hoặc không lộ rõ lỗ mũi - thường là người da trắng).

- Cánh mũi: cánh mũi càng nhỏ thì càng đẹp. Không ít người thường không vẽ phần này. "Mũi dọc dừa" là mũi cao, thon, có cánh mũi nhỏ nhắn

- Lỗ mũi: lỗ mũi càng nhỏ và ít lộ thì càng đẹp. Không ít mangaka không bao giờ vẽ phần này vì tạo cảm giác thô cho nhân vật.

Vì người da trắng và da đen có sống mũi cao nên khi nhìn nghiêng, ta sẽ thấy rõ khoảng cách từ mắt đến múi. Ở người da vàng, khoảng cách này thường nhỏ hơn nhiều, có thể không có.
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Hình như có nhiều người vẽ không chia tỉ lệ (giống mình :v) ghê ah
...Nhưng biết đâu đọc qua nó sẽ có ích cho mọi người về sau? ^^
Tiếp theo là phần mũi ^^

II. Mũi

Thường trong truyện tranh, mũi không thể hiện tính cách nhân vật nhiều mà chỉ để tạo khác biệt giữa ngoại hình các nhân vật với nhau (không ít truyện vẽ mũi ai cũng giống ai - cái này là style :>). Và thực sự để vẽ mũi cho đúng tốn rất nhiều thời gian :> Vì vậy, người ta thường lược nhiều nét như cánh mũi, lỗ mũi, thậm chí cả sống mũi, chỉ để lại những nét chính (để người đọc hình dung ra rằng "Đây là cái mũi").

HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft

Ta có thể thấy các bộ phận của mũi là:

- Sống mũi: đây là phần khác biệt nhất giữa người da vàng và người da trắng, da đen. Người da vàng thường có sống mũi tẹt và không nổi rõ trên khuôn mặt, còn người da trắng và da đen thì ngược lại. Mũi người da trắng và da đen thường có xương gồ mũi thô, làm mũi bị "gãy" rất rõ. Ở người da vàng, xương này thường nhỏ và có thể không lộ rõ trên sống mũi khi nhìn thẳng.

- Đỉnh mũi: Ở người da trắng, đỉnh mũi thường nhọn, ở người da vàng và da đen thường tròn (ở người da vàng cũng có thể tẹt). Một số người có mũi hếch (đỉnh mũi cao so với cánh mũi, lộ rõ lỗ mũi); một số có mũi khoằm (đỉnh mũi thấp so với cánh mũi, ít hoặc không lộ rõ lỗ mũi - thường là người da trắng).

- Cánh mũi: cánh mũi càng nhỏ thì càng đẹp. Không ít người thường không vẽ phần này. "Mũi dọc dừa" là mũi cao, thon, có cánh mũi nhỏ nhắn

- Lỗ mũi: lỗ mũi càng nhỏ và ít lộ thì càng đẹp. Không ít mangaka không bao giờ vẽ phần này vì tạo cảm giác thô cho nhân vật.

Vì người da trắng và da đen có sống mũi cao nên khi nhìn nghiêng, ta sẽ thấy rõ khoảng cách từ mắt đến múi. Ở người da vàng, khoảng cách này thường nhỏ hơn nhiều, có thể không có.
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft
Chị nghĩ là nên bổ sung ở cánh mũi độ đậm nhạt khi vẽ ở góc độ nhìn nghiêng hay thẳng
Chị nghĩ là chỉ khi vẽ chân dung hay biếm họa người ta mới để ý đến mũi thôi!
 

G I N

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng tám 2017
1,209
1,790
211
23
Hà Nội
Hình như có nhiều người vẽ không chia tỉ lệ (giống mình :v) ghê ah
...Nhưng biết đâu đọc qua nó sẽ có ích cho mọi người về sau? ^^
Tiếp theo là phần mũi ^^

II. Mũi

Thường trong truyện tranh, mũi không thể hiện tính cách nhân vật nhiều mà chỉ để tạo khác biệt giữa ngoại hình các nhân vật với nhau (không ít truyện vẽ mũi ai cũng giống ai - cái này là style :>). Và thực sự để vẽ mũi cho đúng tốn rất nhiều thời gian :> Vì vậy, người ta thường lược nhiều nét như cánh mũi, lỗ mũi, thậm chí cả sống mũi, chỉ để lại những nét chính (để người đọc hình dung ra rằng "Đây là cái mũi").

HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft

Ta có thể thấy các bộ phận của mũi là:

- Sống mũi: đây là phần khác biệt nhất giữa người da vàng và người da trắng, da đen. Người da vàng thường có sống mũi tẹt và không nổi rõ trên khuôn mặt, còn người da trắng và da đen thì ngược lại. Mũi người da trắng và da đen thường có xương gồ mũi thô, làm mũi bị "gãy" rất rõ. Ở người da vàng, xương này thường nhỏ và có thể không lộ rõ trên sống mũi khi nhìn thẳng.

- Đỉnh mũi: Ở người da trắng, đỉnh mũi thường nhọn, ở người da vàng và da đen thường tròn (ở người da vàng cũng có thể tẹt). Một số người có mũi hếch (đỉnh mũi cao so với cánh mũi, lộ rõ lỗ mũi); một số có mũi khoằm (đỉnh mũi thấp so với cánh mũi, ít hoặc không lộ rõ lỗ mũi - thường là người da trắng).

- Cánh mũi: cánh mũi càng nhỏ thì càng đẹp. Không ít người thường không vẽ phần này. "Mũi dọc dừa" là mũi cao, thon, có cánh mũi nhỏ nhắn

- Lỗ mũi: lỗ mũi càng nhỏ và ít lộ thì càng đẹp. Không ít mangaka không bao giờ vẽ phần này vì tạo cảm giác thô cho nhân vật.

Vì người da trắng và da đen có sống mũi cao nên khi nhìn nghiêng, ta sẽ thấy rõ khoảng cách từ mắt đến múi. Ở người da vàng, khoảng cách này thường nhỏ hơn nhiều, có thể không có.
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft
E để thêm mấy hình minh hoạ cho dễ hiểu ý :))
 
  • Like
Reactions: Asuna Yuuki

Asuna Yuuki

Cựu CTV Thiết kế
Thành viên
23 Tháng hai 2017
3,131
7,551
799
19
Hải Dương
THPT Chuyên Nguyễn Trãi
@G I N Phần mũi em chưa tìm được tranh minh họa ạ... :3
------------------
Tiếp theo là phần miệng nhee... ^^
III. Miệng


Phần lớn các manga vẽ miệng ai cũng giống ai để đỡ rắc rối và tạo style, điểm khác biệt để phân biệt nhân vật này với nhân vật khác là tóc và mắt. Trên thực tế thì miệng mỗi người một khác (những người giống nhau thì không nói làm gì), nhưng để miệng các nhân vật trong truyện của bạn khác nhau thì là cả một vấn đề vì vẽ miệng cũng rất là rắc rối.
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft

Như mọi người thấy, để vẽ miệng sao cho giống thật không dễ chút nào: ta phải vẽ rõ cả nhân trung, môi trên, môi dưới, khóe miệng, kĩ hơn là cả nếp nhăn ở môi (sao cho mỗi nhân vật một kiểu nữa cơ). Đây là lí do người ta thường lược rất nhiều nét ở miệng khi vẽ truyện tranh để tiết kiệm thời gian, thường là lược nét môi trên và nhân trung, ở shoujo có thể cả nét môi dưới. Đường nét của môi cũng thường mảnh, không rõ như thực tế.

Kích thước của miệng trong truyện tranh thường được thu nhỏ lại để tạo cảm giác thanh mảnh, duyên dáng - đặc biệt là trong shoujo, miệng có thể chỉ là một cái gạch ngang, thậm chí không lớn hơn một dấu chấm là bao. Những nhân vật có miệng rộng thường là nhân vật nam, tạo cảm giác khỏe mạnh (nhiều khi là bặm trợn)

Miệng nhân vật nam và nữ cũng có nhiều điểm khác biệt. Miệng nhân vật nam thường rộng, nét thô, tạo cảm giác mạnh mẽ, quyết đoán. Miệng nhân vật nữ thường nhỏ, nét thanh mảnh và mềm, môi (đặc biệt là môi dưới) có thể vẽ dày, mọng, đỏ và hơi có độ bóng (trông kít xi í ) để nhấn mạnh nữ tính. Thường thì trong manga không hay tô bóng môi nhân vật nữ (cũng để tiết kiệm thời gian nốt) mà chỉ vẽ miệng nhỏ đủ để cho người đọc hình dung đây là miệng-con-gái.

Hình dáng của miệng khi nhân vật cười cũng thay đổi đáng kể. Nếu không làm rõ những thay đổi này, nhân vật của bạn trông sẽ như đang dở cười dở khóc hoặc cười không theo ý muốn của bạn.
HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft


Khi cười mỉm, thường nét miệng mất dần độ cong và mép nhếch lên. Khi cười nhăn răng, thường sẽ lộ ra cả hàm trên và dưới, cả môi trên và môi dưới sẽ mất dộ dày vốn có (vì bành sang hai bên). Khi cuời ha hả, nét miệng dần mất các chỗ gấp khúc, trở thanh đường cong liền nét như hình minh họa (thường trong manga hay vẽ nét môi trên khi cười ha hả là đuờng thẳng cho đơn giản, nhưng thực tế thì nó cong lên phía trên).

HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft


hi nhìn nghiêng, người ta thường vẽ rõ mép nhếch lên để thể hiện nụ cười. Vẽ cười ha hả ở góc độ này cũng không dễ: phải làm rõ rằng nhân vật của bạn đang cười phô hết răng lợi lưỡi amiđan bằng cách vẽ khoảng đen thể hiện khoang miệng khuất sáng như trên. Thường trong manga chỉ vẽ hàm trên khi nhân vật cười như thế này. Nếu bạn không vẽ răng cả hàm trên và dưới, nhân vật của bạn sẽ móm :cz40: , trừ khi bạn vẽ theo phong cách chibi hoặc shoujo đặc sệt - miệng nhỏ xíu, lược bớt nét răng, lưỡi và khoảng đen của khoang miệng. Thậm chí bạn có thể lược một chút nét môi trên như hình mình họa - nó tạo cảm giác nữ tính cho nhân vật của bạn. Cái này là tùy style thôi, bạn có thể vẽ theo ý thích, chỉ là lược thế nào cho người xem tranh hoặc truyện của bạn hình dung là rằng đó là cái miệng là được :cz37:


Để vẽ miệng trẻ con mới mọc răng, ta có thể thêm một hoặc hai cái răng như hình minh họa. Đối với miệng người già, ngoài việc vẽ một vài cái răng để thể hiện rằng răng nhân vật đã rụng nhiều, phải thêm các nếp nhăn thể hiện tuổi tác (nếu không trông sẽ như vừa bị đập mặt vào đâu đó => rụng răng)


Nhìn chung, các bạn không cần thiết vẽ rõ hết các nét môi, cũng không nhất thiết phải vẽ miệng các nhân vật khác nhau vì việc này vô cùng mất thời gian và cần trình độ đánh bóng cao nếu muốn thể hiện kĩ. Bạn chỉ cần tạo hình miệng nhân vật sao cho cân đối là được
Các phần như râu ria, cằm, quai hàm, tai, tóc... chắc mình sẽ làm sau. Lần này mình xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm về thể hiện cảm xúc của nhân vật - một yếu tố vô cùng quan trọng trong mỹ thuật, cụ thể ở đây là vẽ truyện tranh.

Mấu chốt của việc thể hiện đúng cảm xúc của nhân vật là chọn hình dáng phù hợp cho lông mày, mắt và miệng nhân vật. Việc thêm bóng hay hiệu ứng để cảm xúc nhân vật rõ nét hơn cũng không thể thiếu: không mangaka nào là không dùng đến hiệu ứng trong khoản này.

HYX0qlZFTzUPjSg5847oic9moR3Kf6gyiY1pbnBFeaNN0CmKiKNlsQn80DgKgeipL88mAhcKhw=s0-d-e1-ft
Một vài hình vẽ tham khảo nhé ^^
68747470733a2f2f73332e616d617a6f6e6177732e636f6d2f776174747061642d6d656469612d736572766963652f53746f7279496d6167652f673762585f552d576a5a492d49413d3d2d3530382e313463633731663565366239356532653234383332343136353332362e6a7067

f9ffda2526e966c6ec00392880061518.jpg

10f00534d26484fa2deff1a40ffc589f.jpg

lips_coloring_tutorial_by_rialynarts-dacahu6.jpg
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo and G I N

Cửu Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng ba 2017
362
387
119
Bình Định
Trung tâm đào tạo THẢ THÍNH
Cái này hơi rắc rối! Mọi người dễ hiểu hơn nên vẽ theo như thế này: đầu tiên, bạn nên lấy những ảnh có nét mượt trên mạng chép theo (khoan đi line nha), tiếp theo bạn học các anatomy về dáng người tỉ lệ cơ thể người song đó cũng phải học vẽ mặt theo nhiều góc khác nhau nếu thấy góc nghiêng khó vẽ thì có thể học sau, tiếp đó các bạn sẽ vẽ tới mắt chia trục đầu ra và chia khoảng cách giữa mắt mũi miệng ( miệng thì các bạn có thể vẽ như ảnh thứ hai về phần miệng của rii, mũi thì các bạn vẽ sau , phần này mình nghĩ hơi khó cho các bạn vẽ mũi, mui thì bạn cso thể tham khảo nhiều tranh trên mạng, còn mắt nên biết vẽ :) bạn có thể học vẽ mắt cơ bản rồi các biểu cảm như mắt khóc, bất ngờ ngạc nhiên,, .... / sau đso mới tập vẽ lông mi nhé bạn ( khi nét mình hoàn thiện) ) khi xong phần đầu bạn hay học vẽ các dáng thành thục hơn nhiều loại dáng hơn, tiếp theo sẽ vẽ phần bàn tay ( nên chú ý tập vẽ các cử chỉ của tay như tay cầm cốc nước cầm kiếm,tay đặt xuống bàn.... rồi tới phần bàn chân nên vẽ các thao tác như chân nhón lên hay chân sao đó tùy các bạn. ... Theo mình như vầy có thể giúp các bạn dễ học vẽ hơn... nếu trình bạn đã thành thục thì hay vẽ những bức tranh giống tác giả manga chuyên nghiệp nha ... Hãy hóa đan từ bây giờ. GOOD LUCK!
 
  • Like
Reactions: Asuna Yuuki
Top Bottom