Tưởng tượng mình là ông Hai kể lại câu chuyên(Trong VB Làng)

M

moonlightdie

C

conan99

Thể loại bài về cơ bản là loại bài Phân tích, nhưng trong nội dung đề còn yêu cầu nêu "những suy nghĩ" của bạn về vấn đề cần phân tích. Vậy là trong bài viết của mình, bạn phải có những sự bình luận, đánh giá và có thể, cả phát biểu cảm nghĩ của mình về vấn đề cần phân tích nữa.
+ Về nội dung kiến thức: Đề yêu cầu phân tích những chuyển biến trong "TÌNH CẢM" của người nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp(KCCP). Vậy là bạn phải tập trung phân tích về sự chuyển biến trong Nhận thức và tình cảm của người nông dân nhưng sự chuyển biến về mặt nhận thức, tình cảm lại được thể hiện sinh động qua những hành động, lời nói cụ thể của nhân vật. Vì vậy, bạn cũng cần phải chỉ rõ những sự chuyển biến ấy như thế nào thông qua các lời nói, việc làm cụ thể của nhân vật.
+ Về phạm vi dẫn chứng: Đề có nêu rõ là "những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp". Vì vậy đối tượng phân tích của bạn sẽ chủ yếu là nhân vật chính của truyện(ông Hai), song không chỉ có mình nhân vật ấy. Tác giả đã dụng công xây dựng rất nhiều nhân vật khác cũng nhắm thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm (như gia đình ông Hai, những người ở cùng làng ông Hai, những người ở nơi tản cư thậm chí cả bà chủ nhà nơi gia đình ông Hai về tản cư...).

Về Nội dung bài viết:
Bạn tập trung phân tích quá trình thay đổi trong nhận thức, tình cảm của ông Hai về ngôi làng của mình trước và sau cuộc kháng chiến.
+ Trước khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ: ông Hai, cũng như bao người nông dân khác, yêu quý và gắn bó với ngôi làng như nơi chôn rau cắt rốn. trong tình yêu làng của ông có chút gì đó "cục bộ địa phương", nghĩa là chỉ bó hẹp trong ngôi làng mình. Ngôi làng với ông là ngôi sinh phần to nhất tỉnh của viên tổng đốc.
+ Sau cách mạng, ông được mở mang hiểu biết. ông nhận rõ bộ mặt bóc lột tàn nhẫn của bọn thực dân, phong kiến, những kẻ đã bắt ông và những người nông dân phải phu phen, tạp dịch, phải bôn ba, phiêu dạt. Bây giờ, khoe với người khác về làng mình, ông khoe những hoạt động sôi nổi thời kỳ Khởi nghĩa của làng ông, ông khoe cái phòng thông tin tuyên truyền của ủy ban kháng chiến...Được giác ngộ cách mạng, ông sẵn sàng, hăng hái đi theo kháng chiến. Hành động đi tản cư cùng gia đình, với ông, chỉ là việc làm bất đắc dĩ mà ông rất không muốn. Ông không muốn rời làng quê thân thiết, nhưng quan trọng hơn, ông không muốn phải xa rời cuộc kháng chiến, không muốn lùi về hậu phương để hưởng cuộc sống bình yên. Nhưng "tản cư là yêu nước", cũng là một hành động ủng hộ kháng chiên nên ông cũng sẵn sàng.
------>Như vậy, nhận thức về Làng, về Nước, về cuộc kháng chiến và vị trí, vai trò của người nông dân đã hoàn toàn khác trước. (chi tiết ông Hai vốn là người thất học - như phần đông nông dân ta hồi đầu kháng chiến- nhưng luôn muốn đến phòng thông tin để biết thêm tin tức kháng chiến, để học thêm cách đọc, cách viết cũng thể hiện rõ sự thay đổi ấy). Tình yêu làng không còn nhỏ bé mà hòa chung với tình yêu nước, yêu kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.
+ Nhưng tình yêu ấy càng thể hiện rõ hơn thông qua sự thử thách: Đó là tình huống ông nghe tin làng mình theo giặc. Lúc này ông bị đặt giữa sự lựa chọn giữa: Làng và nước, theo giặc hay theo kháng chiến. Và dù rất đau đớn, ông cũng sẵn sàng đặt nước trên làng, luôn tin tưởng, đi theo và ủng hộ kháng chiến. Câu nói: "Làng theo giặc thì phải thù" thể hiện rõ sự quyết tâm đó. (Bạn có thể phân tích kỹ hơn diễn biến tâm trạng của nhân vật nhưng đừng quá sa đà kẻo tốn nhiều thời gian mà không đi đúng trọng tâm của đề)
+ Không chỉ xây dựng nhân vật ông Hai, là tiêu biểu cho những người nông dân VN trong những năm KCCP, tác giả còn xây dựng hàng loạt các nhân vật (nhân vật quần chúng, nhân vật phụ, thậm chí cả những nhân vật bị xem là phản diện như bà chủ nhà nơi ông Hai đến tản cư). Tất cả các nhân vật này góp phần nâng cao tính khái quát, hoàn thiện cho hình ảnh người nông dân hết lòng ủng hộ kháng chiến với tình yêu, niềm tin chân thật, đáng quý.
+ Bạn có thể đưa ra những bình luận, suy nghĩ riêng của mình về tính cách, lối sống, suy nghĩ, hành động và sức mạnh, vai trò của giai cấp nông dân trong thắng lợi của các cuộc kháng chiến của dân tộc.

--------------------------------------------------------------------------------
 
P

ptkimngan

Tôi là một người nông dân làng chợ Dầu .Mọi người thường gọi tôi là ông Hai Thu.
Khàng chiến bùng nổ tôi muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến .Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên tôi phải cùng gia đình đi tản cư .Ở nơi tản cư tôi rất nhớ làng và thường có hay khoe về làng mình .Hôm nào tôi cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến . Hốm ấy , vớ đc anh dân quân đọc rất to , rõ ràng , rành mạch tôi nghe đc bao nhiêu tin hay - toàn tin quân ta giết được địch , ruột gan tôi cứ múa hết cả lên. Đang trong tâm trạng náo nức thì tôi nghe được tin làng chợ Dầu của tôi theo Tây làm Việt gian. Lúc đó cổ họng tôi nghẹn ắng lại , da mặt tê rân rân. Tôi lặng ti tưởng như không thở được. Một lúc lâu tôi mới dặn è è , nuốt một cái gì vướng ở cổ, tôi hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn . Tôi vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng về nhà. Về đến nhà , tôi nằm vật ra giường nhìn lũ con tôi thấy tủi thân , nước mắt tôi cứ ràn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Tôi ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư rồi tôi tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước , yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy nhưng không có lửa làm sao có khói . Tôi cảm thấy tủi nhục, chiều hôm ấy vợ tôi về cung có vẻ khác . Trong nhà có cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya vợ tôi mới hỏi tôi về cái tin ây. Tôi im lặng rồi gắt lên vậy là bà ấy im bặt. 3-4 ngày hôm sau tôi không dám bước chân ra ngoài chỉ ở trong gian nhà trật trội để nghe ngóng tin tức. Lúc nào tôi cũng nơm nớp lo sợ , hễ nghe đến chuyện ấy là tôi lại giật mình. Trong tôi giờ đây đang diễn ra một cuộc chiến tranh nội tâm gay gắt khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình tôi đi. Tôi lâm vài tình trạng bế tắc : về làng hay ở lại. Cuối cùng tôi đến quyết định : làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù . Trong tâm trạng đau đớn tủi hờn , tôi tâm sự với thằng con út. Sau khi tâm sự xong, nỗi khổ của tôi với đi phần nào . Rồi một hôm khoảng 3h chiều, có người đàn ông đến nhà tôi chơi . Ông ấy rủ tôi đi theo ông ấy đến sẩm tối tôi mới về . Lúc ây tôi rất vui . Đến bực cửa tôi đã bô bô khoe rằng Tây nó đốt nhà tôi rồi, ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng tôi theo Tây làm Việt gian là sai sự mục đích. Cứ thế tôi lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy tôi sang gian bác Thứ nói chuyện về làng của tôi
 
Top Bottom