Văn mẫu 12 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

BÀI LÀM
Bạn đến trường cùng ba mẹ hay anh chị? Bạn thường đi bộ đến trường hay bằng phương tiện giao thông? Đường đến trường của bạn là đường nhựa bằng phẳng hay là toàn ổ gà, ổ vịt? Những câu hỏi này thường được nhắc đến khi chúng ta bàn luận về vấn đề tai nạn giao thông trong học đường.

“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”là khẩu hiệu quen thuộc và thường thấy khi chúng ta tham gia giao thông. Bởi lẽ tai nạn chúng ta là mảnh ghép hắc ám trong bức tranh toàn cảnh về giao thông và cả về vấn đề an ninh cộng đồng. Số người tử vong do tai nạn giao thông nhiều hơn hẳn so với dịch bệnh hay là so với thiên tai. Và thật đáng buồn thay khi Việt Nam là một trong những nước top đầu trong bảng xếp hạng của thế giới về tai nạn giao thông hàng năm.

Căn nguyên của tai nạn giao thông đến từ ý thức của chính người tham gia giao thông. Có lẽ là bởi vì chưa nhận thức đầy đủ về mối hiểm nguy tiềm tàng khi vi phạm luật lệ giao thông. Có lẽ là bởi vì cảm thấy người ta vượt đèn đỏ được thì mình cũng có thể vượt đèn đỏ. Có lẽ là bởi vì nhàm chán muốn đua xe tốc độ cao. Có lẽ vì muốn tám chuyện bát quái nên dàn hàng ba, hàng bốn. Những hành vi ấy là những hành vi sai lầm, gây ách tắc, cản trở những người tham gia giao thông khác. Và đồng thời cũng là cơ hội “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để xảy ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà tất cả chúng ta chẳng thể lường trước được.

Hậu quả của những vụ tai nạn giao thông thương tâm ấy là hình ảnh xót xa, làm người thương tâm. Làm sao quên được những mái ấm gia đình mất đi người trụ cột gia đình hay người mẹ, người vợ đảm đang, giữ lửa cho gia đình? Làm sao quên được những người con, người anh, người chị, người em mà chúng ta dõi theo từng bước lớn khôn khiến kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh? Làm sao quên được những cơn bệnh quái ác hay những đợt đau nhức do di chứng mà tai nạn để lại? Từng hậu quả từng hậu quả một được kết hợp lại một cách chặt chẽ với nhau như việc một bánh răng chạy ăn khớp với hệ thống vận động mà động cơ của chúng chính là hình ảnh tàn khốc do tai nạn gây ra.

Tuổi trẻ học đường hôm nay chính là tương lai đất nước mai sau. Bởi vậy nên từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải nghiêm khắc tuân theo kỷ luật của nhà trường và chấp hành nghiêm túc luật giao thông mà nhà nước ban hành. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải ra sức tuyên truyền, tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, diễn thuyết để lan tỏa thông điệp “an toàn là bạn, tai nạn là thù”, hậu quả mà tai nạn mang đến cũng như lợi ích mà an toàn giao thông đem lại cho mọi nhà.

Tất cả chúng ta đều bình đẳng khi đối mặt với tử thần. Bởi vậy nên vì sự an toàn, vì sự bình yên, vì cuộc sống hạnh phúc của bản thân, của gia đình, của xã hội, hãy nghiêm túc chấp hành luật giao thông bạn nhé!

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

BÀI LÀM
“An toàn là bạn, tai nạn là thù” là một trong những câu khẩu hiệu cực kỳ quen thuộc đối với mỗi một người tham gia giao thông. Phải biết rằng đất nước Việt Nam chúng ta là một trong những nước đứng đầu về tần suất xảy ra tai nạn cũng như số lượng người bị thương, tử vong do tai nạn gây ra. Là một học sinh, chúng ta cần phải nhận thức rõ về thực trạng an toàn giao thông, về hậu quả mà nó đem lại cũng như đề ra những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Mỗi khi nhắc đến thực trạng an toàn giao thông là dư luận lại xôn xao về những hình ảnh, video thương tâm mà tai nạn để lại. Là hình ảnh người cha người mẹ mất con, là người vợ mất chồng, là con mất cha hay thậm chí là những con người vĩnh viễn tàn tật, từ trụ cột gia đình trở thành gánh nặng trong con đường mưu sinh. Ngoài ra, trong tất cả các đường giao thông như đường hàng không, đường thủy, đường sắt,… thì đường bộ là đường xảy ra tai nạn giao thông với tần suất nhiều nhất và đáng lo ngại nhất. Mỗi năm có đến hơn 1000 vụ tai nạn với số lượng tai nạn xe máy là đáng chú ý hơn cả. Những vụ tai nạn ấy phát xuất từ việc không đội mũ bảo hiểm, lạng lách khi tham gia giao thông hay đơn giản là uống rượu bia vượt quá nồng độ cồn cho phép hoặc là do chính những cuộc đua xe trái phép với tốc độ cao của thanh thiếu niên.

Tai nạn giao thông bắt nguồn từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước hết là về nguyên nhân khách quan. Đó là do những đoạn đường cũ, xuống cấp trầm trọng đầy những ổ gà, ổ vịt, ổ voi san sát nhau khiến người điều khiển dễ dàng vấp ngã. Hoặc là những tuyến đường được quy hoạch sai quy cách khiến người đi đường phải đi sát vào nhau, gây ra tình trạng va chạm giữa các phương tiện giao thông với nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân quan trọng hơn cả bởi nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề liên quan đến giao thông. Thứ nhất là bởi vì thiếu ý thức về những nguy cơ tiềm tàng khi tham gia giao thông của từng người. Khi chúng ta thờ ơ, vô cảm với những hành vi đua xe trái phép, vượt đèn đỏ, dàn hàng hai, hàng ba thì cũng là lúc tử thần đang vẫy chào chúng ta. Thứ hai là bởi vì thiếu kiến thức về an toàn giao thông. Như thế nào là an toàn? Như thế nào là tai nạn? Và làm sao để tránh được tai nạn, đảm bảo về sức khỏe, tài sản và tính mạng của chính mình? Cuối cùng là cơ sở vật chất hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tốc độ phát triển của đất nước. về đạo đức. Hiện tượng ùn ứ giao thông xuất hiện ở các thành phố lớn, giao thông đô thị quá tải, đường sá xuống cấp, thi công giao thông chậm,... gây ảnh hưởng đến lưu thông phương tiện, dễ dàng xảy ra tai nạn giao thông.

Để giải quyết thực trạng này, chúng ta cần phải tự giác chấp hành các luật lệ an toàn giao thông. Ngoài ra, hãy tích cực lên án những hành vi đua xe trái phép và mở rộng tuyên truyền về tác hại của việc vi phạm pháp luật, làm rối loạn hệ thống luật giao thông mà nhà nước ban hành. Song song với đó, hãy tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo hướng dẫn học sinh sinh viên về cách điều khiển phương tiện giao thông sao cho đúng đắn, di chuyển ra sao cho hợp lý và trang bị như thế nào để an toàn nhất nếu có xảy ra va chạm.

Hãy nỗ lực vận dụng các phương thức khác nhau để có thể chung tay ngăn chặn tai nạn giao thông. Hãy nhớ rằng “an toàn là bạn, tai nạn là thù” để có thể nghiêm khắc với bản thân, kỷ luật tuân theo luật giao thông và trở thành một người công dân tốt, một người công dân tự hào với thành tích nói không với tai nạn giao thông.

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

BÀI LÀM
Giao thông là một trong những đề tài gây xôn xao dư luận nhất trong những năm trở lại đây. Trật tự an toàn giao thông đã và đang bị ảnh hưởng bởi tốc độ phát triển kinh người của xã hội thời hiện đại. Bởi vậy nên là thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải hành động để giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe, tài sản và tính mạng của chính mình và cộng đồng.

Có gì đáng tự hào khi Việt Nam nằm trong top đầu của những nước có tần suất tai nạn giao thông cao ngất ngưởng? Với môi trường giao thông không an toàn kết hợp với cơ sở hạ tầng giao thông lạc hậu thì liệu có bao nhiêu đối tác nước ngoài dám bước vào giao lộ công cộng, tham gia giao thông khi công tác tại Việt Nam? Những tai nạn mà giao thông đem đến đâu chỉ là sự thiệt hại về nhân lực, về trí tuệ, về tinh thần, về vật chất, về thể xác mà còn về cả sinh mệnh con người. Tai nạn có thể cướp đi sinh mệnh của con người trong phút chốc. Chỉ mới vài phút đây thôi người này đang trò chuyện hăng say với bạn thì phút sau đã nằm dưới bánh xe giữa dòng phố sá tấp nập, phồn hoa.

Nguyên nhân khiến tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên là dựa trên hai phương diện: khách quan và chủ quan. Nhắc đến nguyên nhân khách quan chúng ta phải nhắc đến những tuyến đường xuống cấp đầy ổ gà, ổ voi nguy hiểm. Nhắc đến nguyên nhân khách quan phải nhắc đến những tuyến đường thiếu quy hoạch, khiến hai làn xe chạy san sát nhau, dễ xảy ra va chạm. Nhắc đến khách quan thì phải nhắc đến những tuyến đường đèo dài ngoằng ngoèo mà chẳng thể thấy được lộ phía trước. Nhưng nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông vẫn là những nguyên nhân chủ quan. Phải nhắc đến đó chính là về sự hiểu biết hạn chế của người dân về quy định giao thông, về hành vi lái xe thiếu an toàn. Phải nhắc đến đó chính là về ý thức của thế hệ thanh thiếu niên mới lớn thích chơi nổi trội bằng những hành vi lạng lách, đua xe máy tốc độ cao. Sự quy hoạch giao thông chưa hợp lí là nguyên nhân dẫn tới các tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, phải nhắc đến là sự thờ ơ của các bác tài khi chạy xe phân khối lớn vào giờ cao điểm gây tắc nghẽn giao thông, làm khuất tầm nhìn của những người tham gia giao thông xung quanh.

Hậu quả mà tai nạn giao thông đem lại đâu chỉ là nỗi đau mất mát mất đi người thân mà còn là gánh nặng tài chính, gánh nặng kinh tế khi họ mất đi trụ cột gia đình. Bên cạnh đó, nhà nước mất đi một nhân tài, một hạt giống kiến tạo đất nước, cống hiến cho sự phát triển thịnh vượng của nước nhà. Ngoài ra chính là gánh nặng mà gia đình và xã hội phải chi trả cho những người tàn tật về trí não, về tứ chi mà bản thân người đó đánh mất sau khi gặp phải tai nạn. Cuối cùng đó chính là nỗi ám ảnh gieo vào lòng người, khiến chúng ta chùn bước khi tham gia giao thông và ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư khi họ đánh giá đất nước qua góc nhìn toàn cảnh.

Để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông, chúng ta cần phải hành động ngay và luôn. Bởi vì tất cả chúng ta đều công bằng khi đối mặt với tử thần nên bản thân mỗi người cần phải có ý thức trong việc tuân thủ các quy định giao thông, chuẩn bị kỹ càng để bảo hộ bản thân khi tham gia giao thông. Ngoài ra, cần phải tổ chức tuyên truyền bằng các khẩu hiệu, mô hình, cuộc thi, tọa đàm,… để giáo dục, xây dựng ý thức cho mỗi công dân về an toàn giao thông.

Hãy chung tay xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh vì tương lai của chính bạn và xã hội. Hãy đề cao ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Mỗi người mỗi hành động nhỏ với ý thức đúng đắn sẽ tạo ra một làn sóng lớn và sẽ ngăn chặn được những vụ tai nạn thương tâm, đáng tiếc trong tương lai.
Tác giả: @baochau1112
 
  • Like
Reactions: Bùi Nhi
Top Bottom