CLB lịch sử Tục xăm mình của cư dân nước ta

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì tục xăm mình xuất hiện từ thời dựng nước và trở nên cực thịnh vào đầu thời Trần rồi về sau dần không được ưa chuộng nữa, chỉ còn dùng để đánh dấu kẻ phạm tội thôi.
.
Thời Hùng vương, dân ở rừng núi thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua. Vua nói: "Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. Tục vẽ mình của người Bách Việt có lẽ bắt đầu từ đấy.
Sang đến thời Lý, tục xăm mình đã trở nên rất thịnh hành. Toàn thư chép rằng người Tống khi bắt giặc cướp ở biên giới, kiểm tra thì thấy ở ngực có hình rồng đen, liền biết là người Việt ta nên trả về. ( Đoạn này nghe giống chuyện người Liêu xăm hình sói ở ngực trong phim Thiên Long Bát Bộ quá ). Cấm quân thời Lý cũng giống thời tiền Lê là có lệ thích ba chữ “Thiên Tử Quân” trên trán.
Năm 1118 thời vua Lý Nhân Tông thì có lệnh cấm nô bộc các nhà xăm hình rồng trên mình như cấm quân.
Đầu triều Trần, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi, gọi là "thái long" (rồng hoa).Vì khách buôn người Tống thấy dân Việt ta xăm hình rồng, lỡ gặp gió bão thuyền đắm, thuồng luồng không dám phạm tới, cho nên gọi là "thái long".Khi có giặc Nguyên xâm phạm thì quân sĩ đều có thích hai chữ “Sát Thát” lên cánh tay
Đến thời vua Trần Anh Tông, tục xăm mình dần không còn được mọi người ưa chuộng nữa. Toàn thư chép:
“Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói: "Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc". Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: "Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy". Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông."
Từ năm 1323 thời vua Trần Minh Tông trở đi, triều đình tuyển quân lại lấy người béo trắng làm hạng trên, vậy nên từ đó quân sĩ không còn tiếp tục xăm mình nữa.
Xăm mình từ đây chủ yếu được triều đình dùng để đánh dấu kẻ phạm tội hay gia nô của các vương hầu, công chúa. Người có tội có thể bị thích vào mặt lên đến 50 chữ.
Năm 1360, vua Trần Dụ Tông xuống chiếu bắt gia nô của các vương hầu, công chúa đều phải thích chữ vào trán và phải gọi theo loại hàm. Kẻ nào không thích chữ, không khai sổ bị coi là giặc cướp, lớn thì trị tội, bé thì sung công.
Thời Hồ có phép hạn nô. Các nô đều thích vào trán để đánh dấu: Quan nô thì thích hình viên ngọc hỏa châu, có khi lấy bổ sung vào quân điện tiền; của công chúa thì thích hình cây dương, cây đường; của đại vương thì thích 2 khuyên đỏ, của quan nhất phẩm thì thích 1 khuyên đen; của quan nhị phẩm trở xuống thích 2 khuyên đen.
--------------------------
Tài liệu tham khảo:
Đại Việt sử ký toàn thư

61538773_1243576559144864_7137439977490612224_n.jpg

Mô tả hình xăm giao long của cư dân nước ta xưa
 

Karry Nguyệt

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng năm 2019
523
972
96
Hưng Yên
THCS Đặng Lễ
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì tục xăm mình xuất hiện từ thời dựng nước và trở nên cực thịnh vào đầu thời Trần rồi về sau dần không được ưa chuộng nữa, chỉ còn dùng để đánh dấu kẻ phạm tội thôi.
.
Thời Hùng vương, dân ở rừng núi thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua. Vua nói: "Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. Tục vẽ mình của người Bách Việt có lẽ bắt đầu từ đấy.
Sang đến thời Lý, tục xăm mình đã trở nên rất thịnh hành. Toàn thư chép rằng người Tống khi bắt giặc cướp ở biên giới, kiểm tra thì thấy ở ngực có hình rồng đen, liền biết là người Việt ta nên trả về. ( Đoạn này nghe giống chuyện người Liêu xăm hình sói ở ngực trong phim Thiên Long Bát Bộ quá ). Cấm quân thời Lý cũng giống thời tiền Lê là có lệ thích ba chữ “Thiên Tử Quân” trên trán.
Năm 1118 thời vua Lý Nhân Tông thì có lệnh cấm nô bộc các nhà xăm hình rồng trên mình như cấm quân.
Đầu triều Trần, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi, gọi là "thái long" (rồng hoa).Vì khách buôn người Tống thấy dân Việt ta xăm hình rồng, lỡ gặp gió bão thuyền đắm, thuồng luồng không dám phạm tới, cho nên gọi là "thái long".Khi có giặc Nguyên xâm phạm thì quân sĩ đều có thích hai chữ “Sát Thát” lên cánh tay
Đến thời vua Trần Anh Tông, tục xăm mình dần không còn được mọi người ưa chuộng nữa. Toàn thư chép:
“Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói: "Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc". Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: "Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy". Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông."
Từ năm 1323 thời vua Trần Minh Tông trở đi, triều đình tuyển quân lại lấy người béo trắng làm hạng trên, vậy nên từ đó quân sĩ không còn tiếp tục xăm mình nữa.
Xăm mình từ đây chủ yếu được triều đình dùng để đánh dấu kẻ phạm tội hay gia nô của các vương hầu, công chúa. Người có tội có thể bị thích vào mặt lên đến 50 chữ.
Năm 1360, vua Trần Dụ Tông xuống chiếu bắt gia nô của các vương hầu, công chúa đều phải thích chữ vào trán và phải gọi theo loại hàm. Kẻ nào không thích chữ, không khai sổ bị coi là giặc cướp, lớn thì trị tội, bé thì sung công.
Thời Hồ có phép hạn nô. Các nô đều thích vào trán để đánh dấu: Quan nô thì thích hình viên ngọc hỏa châu, có khi lấy bổ sung vào quân điện tiền; của công chúa thì thích hình cây dương, cây đường; của đại vương thì thích 2 khuyên đỏ, của quan nhất phẩm thì thích 1 khuyên đen; của quan nhị phẩm trở xuống thích 2 khuyên đen.
--------------------------
Tài liệu tham khảo:
Đại Việt sử ký toàn thư

61538773_1243576559144864_7137439977490612224_n.jpg

Mô tả hình xăm giao long của cư dân nước ta xưa
Chà , nước ta thời xưa đã có tục lệ xăm hình rồi nè :) . Hình giao long nhìn ngộ nghĩnh , cute ghê á :D
 
Top Bottom