Sử 10 tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học - kĩ thật thế kỷ XVI - XVIII

A

ahellonearth

[Sử 10]Câu hỏi vẽ mô hình nhà nước các thời kỳ lịch sử?

Vẽ quy mô nhà nước thời Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê sơ.
 
Last edited by a moderator:
A

ahellonearth

[Sử 10]Đánh giá cuộc cải cách của Lê Thánh Tông và bộ máy nhà nước?

Em có đánh giá như thế nào về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông và bộ máy chính quyền nhà nước.
 
Last edited by a moderator:
A

ahellonearth

Triều đình nhà Nguyễn?

Trình bày quy trình xây dựng củng cố bộ máy nhà nước và chính sách ngoại giao nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX? Đánh giá chính sách ngoại giao nhà Nguyễn?
 
W

woonopro

Gia Long và các vị vua tiếp sau ông đều xây dựng nhà nước theo thiết chế quân chủ chuyên chế, tập trung tối đa mọi quyền lực vào trong tay nhà vua nhưng thực chất là tiếp tục thể chế quân chủ đã định hình từ thời Lê sơ đồng thời có sự thay đỏi cho phù hợp với thời thế nhất là trong thời kì có nhiều biến loạn trong nước cũng như tình hình khu vực ngày càng phức tạp.

Cũng như thời Lê, triều Nguyễn gồm có 6 bộ: Bộ Hộ (phụ trách tài chính, kho tàng, vật giá...); Bộ Lại (phụ trách vấn đề tuyển chọn quan lại, ban phẩm tước, soạn thảo chiếu chỉ của nhà vua...); Bộ Lễ (phụ trách việc thi cử, tế tự, phong thần...); Bộ Binh (phụ trách việc tuyển lính, các ngạch võ quan, điều động quân đội và an ninh xã hội..); Bộ Hình (chuyên lo việc soạn luật, thi hành hình phạt và xét duyệt tố tụng...); Bộ Công ( lo việc xây dựng cung điện, đền đài , lăng tẩm, thành lũy, đóng tàu, đắp đường sá...).

Đứng đầu mỗi Bộ là một quan Thượng thư, hai tả hữu tham tri và hai tả hữu thị lang. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn như đô sát viện, hàn lâm viện, thái ý viện, quốc tử giám, khâm thiên giám, phủ nội vụ...

Nhận thấy tình hình và đề phòng phản ứng tiêu cực của các quan lại địa phương nên lúc đầu Gia Long chưa có ý định tập trung cao độ vương quyền trong tay mình nên đã cho duy trì những khu vực hành chính lớn như Bắc Thành gồm 13 trấn, Gia Định Thành gồm 5 trấn do các tổng trấn nắm mọi quyền hành chính, tư pháp, quân sự...Miền đất còn lại từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chia làm Hữu trực kì ở phía Bắc và Tả trực kì ở phía Nam cùng với dinh Quảng Đức (kinh đô Huế) thì đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của triểu đình.

Đến khi Minh Mạng lên cầm quyền, tính chất chuyên chế phát triển cao cùng với việc hạn chế quyền hành của các cấp địa phương. Theo đó, ông cho tiến hành cuộc Cải cách Hành chính trên cả nước với rất nhiều đổi thay. Nhà nước cho đặt thêm Cơ mạt viện lấy 4 đại thần ở các bộ sung vào để cùng nhà vua bàn bạc các việc quân cơ trọng yếu. Đặt thêm phủ Tôn nhân là cơ quan quản lí công việc của hoàng tộc. Các đơn vị Bắc Thành và Gia Định thành bị bãi bỏ, cả nước chia làm 29 tỉnh đứng đầu mõi tỉnh là các Tổng đốc, dưới tổng đốc là Bố chánh, án sát. Ở phủ có tri phủ, huyện có tri huyện, châu có tri châu.

Ở khu vực thượng du, nhà nước vẫn phải dựa vào các tù trưởng nhưng thường đặt thêm viên quan của triều đình gọi là Chiêu thảo sứ, lại có thêm chức " Lưu quan" nhằm trực tiếp kiềm chế nhân dân, giảm dần quyền hạn của tù trưởng, kiểm soát chặt chẽ nguồn sản vật địa phương.

Về võ ban: trên hết có 5 phủ đô đốc, chir huy 5 quân là trung quân, tiền quân, hậu quân, tả quân, hữu quân. Đứng đầu mỗi phủ đô đốc có chức đô thống chưởng phủ sự rồi đến các chức thống chế và chưởng vệ. 5 phủ đô đốc đặt dưới quyền chỉ huy của nhà vua. Vua nắm quyền tối hậu về việc đièu động và di chuyển quân đội.

Như vậy, hệ thống chính trị của vương triều Nguyễn là một thiết chế nhà nước quân chủ nhà nước phương Đông mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua mà rõ nét nhất là từ thời vua Minh Mạng. Sử triều Nguyễn chép " Vua sáng suốt về mặt chính trị; những tờ sớ dâng lên, vua đều xem xét và trực tiếp chỉ bảo cho. Hễ có gì quan trọng tâu lên thì phần nhiều vua tự nghị soạn lấy, hoặc thảo ra rồi giao phó cho, hoặc châu phê vào. Bản châu phê bắt đầu từ đấy mới có".
* Ngoại giao:
- Đối với TQ: thần phục giả vờ, độc lập thực sự . hết sức coi trọng, được điển chế hóa. Chính sách mềm dẻo nhưng cứng rắn về nguyên tắc: chủ quyền quốc gia. - Đối với các nước láng giềng: tiểu tông chủ, đường lối ôn hoa hữu hảo đến mức có thể, ngoại giao đi trước quân sự theo sau ( đối với Xiêm: có quan hệ lâu đời, đặc biệt là Gia Long, quan hề hòa hiếu, rất hậu nhưng không tránh khỏi bất đồng nhất là vấn đề Vạn Tượng và Chân Lâp ) - Đối với phương Tây: xem là Ma Di => Vấn đề ngoại giao phương Tây hết sức phức tạp. Đường lối ngoại giao dù đã giữ vững ổn địnhv ề bang giao, biên cương, bảo vệ ưững chắc chủ quyền lãnh tổ, nhưng chưa thoát khỏi lối tư duy ý thức hệ của nho giáo, bảo thủ trì trệ, chưa bắt kịp xu thế thời đại, không xây dựng được nội lực đối đầu với phương Tây
 
N

nhokdangyeu01

Như vậy, khoảng từ năm 1471, thông qua cải cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệ thống hành chính thống nhất trong phạm vi cả nước. Hệ thống khá gọn gàng với chức trách phân minh, bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời, trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới.
 
N

nhokdangyeu01

Thế kỉ XVI-XVIII

I. VỀ TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO
Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
Phật giáo, Đạo giáo được khôi phục.
Đạo Thiên Chúa được truyền vào nước ta và phát triển nhanh chóng. -> Chữ quốc ngữ ra đời rất tiện lợi và khoa học được sử dụng đến ngày nay.
Tín ngưỡng truyền thống được phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng dân tộc.
=> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
Giáo dục


- Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục Nho học, thường xuyên tổ chức thi Hương, thi Hội.
- Khi đất nước bị chia cắt:
+ Đàng Ngoài: vẫn như cũ nhưng sa sút dần.
+ Đàng trong: năm 1646 mở khoa thi đầu tiên, nội dung vẫn là Nho học, song các khoa thi không như Đàng Ngoài.
- Thời Quang Trung: chăm lo phát triển giáo dục, đưa chữ Nôm thành chữ Viết chính thống. => Thể hiện ý thức tự cường dân tộc.
Giáo dục trong thế kỉ XVI – XVIII phát triển như thế nào?
?
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
Giáo dục


- Hạn chế: + Nội dung giáo dục chủ yếu là kinh sử.
+ Các môn khoa học tự nhiên chưa được chú ý.
+ Tình trạng tiêu cực trong giáo dục phổ biến.
=> Chất lượng giáo dục giảm sút, kìm hãm sự phát triển kinh tế.


II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
2. Văn học
- Vì chữ Nôm được sử dụng phổ biến, trở thành chữ viết chính thống của dân tộc => văn học chữ Nôm phát triển mạnh.
- Xuất hiện nhiều tác gia Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…

II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
2. Văn học
Văn học chữ Hán giảm sút.
Văn học chữ Nôm phát triển mạnh.
Văn học dân gian hình thành và phát triển mạnh: ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nghệ thuật
- Kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển: chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật Quan âm nghìn tay, nghìn mắt (chùa Bút Tháp – Bắc Ninh), Tượng La Hán (chùa Tây Phương), (…), (…)
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ở thế kỉ XVI – XVIII có những thành tựu gì?
Tượng La Hán (Chùa Tây Phương – Hà Tây)
Chùa Thiên Mụ (Huế)
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nghệ thuật
Kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển: chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật Quan âm nghìn tay, nghìn mắt (chùa Bút Tháp – Bắc Ninh), Tượng La Hán (chùa Tây Phương),…
Nghệ thuật dân gian hình thành: điêu khắc ở đình, chùa, miếu…
Nghệ thuật sân khấu phát triển: chèo, tuồng, làn điệu dân ca,…(…)
=> Phản ánh đầy đủ và toàn diện cuộc sống của người dân lao động

III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT
2. Khoa học – kỹ thuật
Về khoa học
+ Ưu điểm: Công trình nghiên cứu khoa học tăng lên.
+ Hạn chế: khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển
Về kỹ thuật:
+ Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây
+ Đóng thuyền chiến, xây dựng thành lũy
+ Chế tạo đồng hồ và kính thiên lý (Nguyễn Văn Tú)
=> kỹ thuật còn hạn chế chưa phát triển.
 
N

nhokdangyeu01

Nửa đầu thế kỷ XIX

Mọi thứ đều suy yếu trừ khoa học kĩ thuật phát triển và sự ra đời của chữ Quốc ngữ
 
Top Bottom