1. Ừm câu này mình nghĩ nó phải là môi trường kim loại gì mới được, nếu làm kim nam châm của la bàn quay thì tiêu biểu chắc là môi trường sắt chứ các môi trường kim loại như đồng, thép, nhôm... thì nó chả quay đâu.
Khi đưa vào một môi trường kim loại sắt. Do tính chất từ của nam châm nên từ trường của nam châm sẽ làm cho môi trường kim loại sắt xung quang của nam châm nhiễm từ và có cực từ nhất định, điều đó vừa tạo ra lực hút vừa tạo ra lực đẩy giữa kim nam châm và sắt, nếu như môi trường đó có cực từ là N thì đầu S của kim nam châm sẽ hút, đầu N của kim nam châm sẽ đẩy, do điểm đặt của 2 lực khác nhau nên sẽ hình thành moment ngẫu lực từ khiến cho kim nam châm của la bàn quay loạn xạ không thể xác định được phương hướng.
2. Bản chất đường sức từ là đường biểu diễn cho mật độ của từ trường. Mắt thường thì không nhìn được từ trường nên phải biểu diễn qua đường sức từ. Do từ trường là môi trường từ xung quanh một nam châm, dòng điện, tồn tại xung quanh thì nó sẽ tồn tại trong 4 chiều không gian. Khi vẽ đường sức từ thì ta sẽ sử dụng như là một mô hình để nghiên cứu kĩ càng về từ trường cho nên phải biểu diễn đường sức từ qua hình học không gian