từ trường

V

vivietnam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

một e được gia tốc bằng 1 hiệu điện thế U=6000V bay vào mội từ trường đều có cảm ứng từ [TEX]B=1,3.10^{-2}T[/TEX].hướng bay của e hợp với đường sức từ 1 góc [TEX]\alpha =30^o[/TEX];quỹ đạo của e khi đó là 1 đường đinh ốc.tìm bán kính quỹ đạo của 1 vòng xoắn ốc
 
A

anhtrangcotich

một e được gia tốc bằng 1 hiệu điện thế U=6000V bay vào mội từ trường đều có cảm ứng từ [TEX]B=1,3.10^{-2}T[/TEX].hướng bay của e hợp với đường sức từ 1 góc [TEX]\alpha =30^o[/TEX];quỹ đạo của e khi đó là 1 đường đinh ốc.tìm bán kính quỹ đạo của 1 vòng xoắn ốc

Để em giúp Mr nhé :x

Trước hết, tìm vận tốc của e. Năng lượng ung cấp cho e là:

[TEX]W = eU[/TEX] năng lượng này biến thành động năng: [TEX]W = \frac{mv^2}{2}[/TEX]

[TEX]v = \sqrt[]{\frac{2eU}{m}}[/TEX]

Lực lorenxo tác dụng lên e có vai trò là lực hướng tâm.

[TEX]F = ma_{ht} \Leftrightarrow |e|vBsin\alpha = \frac{mv^2}{R} [/TEX]

Suy ra [TEX]R[/TEX].
 
V

vivietnam

cảm ơn bạn
nhưng mình thắc mắc điều này
mình cũng giải như bạn
còn bài giải thì lại khác
chỗ này này
[tex] |e|vB=\frac{mv^2sin\alpha}{R}[/tex]

nên là đáp án cũng khác
mình ko biết vì sao sin lại ở bên đó
 
A

anhtrangcotich

Híc! Nghĩ kĩ lại, em mới ngộ ra 8-|

Thực tế thì cái công thức anh cho trên kia có thể là từ [TEX](vsin\alpha)^2[/TEX] giản ước bớt một [TEX]sin\alpha[/TEX] mà ra chăng.

Thực ra bài này nó chuyển động như một vật bị ném xiên, bán kính quỹ đạo tại mỗi vị trí hoàn toàn khác nhau. Em tính lại thì ra tương quan cos chứ không phải sin :(
 
C

conifer91

:D:D:D:D:D

Ném xiên thì chuẩn rồi nhưng ko phải bán kính mỗi vị trí khác nhau . Như đầu bài đã nói thì e sẽ di chuyển với quỹ đạo hình xoắn ốc , bán kính R của e = bán kính của xoáy ốc . Thứ 2 là công thức Floren=BVq.sin
[TEX]\alpha[/TEX] cũng đúng , ko phải cos đâu . Ra kết quả sai vì trong công thức eBvsina=m[TEX]v^2[/TEX]/R
thì V không phải V toàn phần của e mà là V truyển động theo phương tròn = Vsina .
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom