- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
I. 1801-1829: CANH BẠC BẮT ĐẦU
Chính Sa hoàng Pavel I của nước Nga và hoàng đế Pháp Napoléon I là những kẻ đầu tiên có ý tưởng: muốn hạ gục đế quốc Anh, phải đánh ngay vào trái tim của nó là Ấn Độ! Tại sao không liên minh với nhau để cướp từ tay người Anh viên ngọc quý này?
Một đoàn quân viễn chinh Pháp 35.000 người vượt qua sông Danube, tiến về biển Đen trong lúc một đạo quân Nga 35.000 người đến biển Caspienne. 70.000 quân này sẽ gặp nhau tại Astrabad cách Téhéran 400km về hướng đông bắc, từ đó có thể tấn công vào Ấn Độ chỉ trong vòng 5 tháng. Nhưng Napoléon I nhanh chóng nhìn thấy những khó khăn không thể khắc phục: thời tiết khắc nghiệt, đường sá xa xôi, địa hình lạ lẫm và người Nga... không thể tin được!
Cuối cùng, hoàng đế Pháp bỏ cuộc. Thế là Pavel I quyết định “chơi” một mình: 20.000 quân Cozack do tướng Orlov chỉ huy được lệnh tiến vào Ấn Độ. Đúng như Napoléon I dự đoán, cuộc viễn chinh biến thành tai họa vì giá rét và dịch bệnh.
Đêm 11 rạng sáng 12 tháng 3.1801, Pavel I bị ám sát. Alexander I, con trai ông, kẻ bị tình nghi đã ám sát vua cha, lên kế vị đã ra quyết định đầu tiên: Ngưng ngay cuộc viễn chinh. Thế là giấc mơ của Pavel I kết thúc. Năm 1808, Napoléon I lại đề nghị Nga tiếp tục cuộc chiến nhưng tại hội nghị Erfuft, hai vị hoàng đế không tìm được tiếng nói chung. Napoléon I lại quyết định “chơi” một mình bằng cách đi qua Iran. Nhưng người Anh đã bắt đầu cảnh giác. Thế là “canh bạc lớn” vùng Trung Á thực sự mở màn.
II. 1829-1858: CÁI GIÁ NGÀY CÀNG CAO
Trong thời kỳ này, Iran với vị trí chiến lược làm bàn đạp tiến vào Ấn Độ trở thành nơi thi thố mọi thủ đoạn của các cường quốc. Để nắm được Iran (Ba Tư) thì việc có được Afghanistan là điều tiên quyết. Cuộc chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất có vóc dáng rất quen thuộc. Không biết gì về đất nước Afghanistan, người Anh đã nếm mùi thất bại thê thảm nhất trong lịch sử chinh phục thuộc địa của mình.
Các điệp viên của Sa hoàng và Anh tiến hành một cuộc chiến tranh trong bóng tối tại Herat (miền Tây Afghanistan), thành phố mà vua Iran Mohammed Chah cũng muốn đánh chiếm với sự trợ giúp của những người Nga ly khai. Cuộc chiến diễn ra chóng vánh nhưng đã làm cho người Anh cảnh giác. Họ cũng muốn chiếm lấy Afghanistan, bảo vệ cửa ngõ đi vào Ấn Độ.
Tháng 5.1836, George Eden, Toàn quyền Ấn Độ, quyết định soán ngôi quốc vương Dost Mohammed Khan tại Afghanistan và thay thế bằng ông hoàng Chah Shuja, một kẻ trung thành với nước Anh. Một đạo quân 21.000 người đánh chiếm Kaboul vào ngày 7 tháng 8.1839. Sau 30 năm lưu vong, Chah Shuja giành lại được ngôi báu. Nhưng ông chỉ là một con rối và George Eden đã phạm một sai lầm nghiêm trọng: Để tiết kiệm ngân sách, ông ta cắt khoản trợ cấp cho các bộ tộc Afghanistan.
Các cuộc nổi loại bùng phát ở nhiều nơi và “không kém phần khủng khiếp. Người Anh không thể dùng kỵ binh và pháo binh trên vùng núi trong lúc quân du kích được trang bị súng hỏa mai jezail của Nga nhẹ nhàng và nòng dài đến 120cm hoàn toàn làm chủ tình thế.
Tháng 1.1842, quân Anh phải rút khỏi Kaboul, bỏ mặc Chah Shuja. Chỉ có một người sống sót chạy về đến tiền đồn Anh tại Djalalabad (Ấn Độ) để kể lại thảm kịch. Quá nhục nhã, Chính phủ Anh gởi đến một “đạo quân báo thù” tàn sát nhiều người tại Kaboul.
Chưa hết, lúc này người Nga lấy cớ rằng quân Ba Tư thường xuyên bắt cóc và đem bán làm nô lệ những người dân ở giáp biên giới Đế Quốc. Để không tạo nguyên cớ cho người Nga can thiệp vào Khiva (nay thuộc Uzbékistan) người Anh đã gởi trung úy Richmond Shakespear đi thuyết phục Dost Mohammed Khan giải thoát 400 nô lệ người Nga. Ông ta đến vào tháng 8.1840 và phát hiện một thương buôn Nga tên Zaitchikov là kẻ cung cấp nô lệ cho Mohammed Khan! - Lập lại lần nữa: Bọn Nga không thể tin được.
III. 1858-1885: GIAI ĐOẠN TỘT ĐỈNH
Người Nga tiếp tục lùa những con tốt thí về phía Ấn Độ và Anh tung ra nhiều thủ đoạn độc ác. Lúc đó hòa ước Paris vừa được ký kết năm 1856, kết thúc cuộc chiến tranh Crimée mà Sa hoàng Nicolas I (chết trước đó một năm) và nước Nga là kẻ bại trận. Trong cuộc chiến tranh này, điệp viên Anh móc nối với các bộ tộc ở Caucase, cung cấp vũ khí và đạn dược cho họ. Người Nga kiểm soát được phía Nam, nhưng để vuột mất phía Bắc (Dagestan và Circassie). Năm 1854, Quốc vương Hồi giáo của vùng Tchétchénie tấn công Géorgie và viết thư xin Nữ hoàng Anh Victoria tiếp viện.
David Urquhart, điệp viên Anh, bạn của Quốc vương Hồi giáo, là thủ lĩnh kháng chiến vùng Caucase. Theo lời xúi giục của ông ta, các biệt đội Anh do Theophile Lapinski cầm đầu, đã chiến đấu từ năm 1857 đến năm 1858 trong vùng Tây Caucase. Anh đã bị một vố nhớ đời tại Afghanistan nên không dám tiến sâu vào các nước Hồi giáo. Nhưng người Nga vẫn sợ hãi những âm mưu của những người thân Anh trong vùng.
Giống như hiện nay, mỗi phe đều có cả bồ câu (chủ hòa) lẫn diều hâu (chủ chiến) hay gọi cách khác là Tân bảo thủ và Tự do. Phe Tân bảo thủ theo chính sách tiến tới (forward policy) phe Tự do theo chủ trương án binh bất động (masterly inactivity). Ở phía Anh, phe thứ nhất rất sợ sự tiến bộ của người Nga. Thủ lĩnh là Henry Rawlisson, một sĩ quan lì lợm và có học thức (tay này từng giải mã được tiếng Ba Tư cổ) làm đại sứ tại Iran. Theo ông và nhóm theo “forward policy”, phải ngăn chặn bước tiến của đối phương và kiểm soát chặt chẽ Afghanistan. Hầu hết các sĩ quan Anh tại Ấn Độ đều theo phe Henry Rawlisson. Phe thứ hai theo chủ trương “masterly inactivity” do John Lawrence, Phó vương Ấn Độ năm 1863 cầm đầu. Theo ông, phương cách tốt nhất là cai trị Ấn Độ thật hoàn hảo và chờ đợi kẻ thù ra tay trước: sau khi vượt qua các sa mạc và núi đồi trùng trùng điệp điệp, quân thù sẽ bị phục binh tiêu diệt dễ dàng. Ông từng tiên đoán: “Một người Afghanistan có thể chịu đựng nghèo khổ và bất an, nhưng không bao giờ tha thứ những kẻ ngoại bang cai trị mình. Chẳng có gì khác biệt khi chúng ta đến với tư cách bằng hữu hay kẻ thù của họ.”
Về phía Nga, các sĩ quan ở chiến trường rất hung hăng và nguy hiểm (giống như sau này trong chiến tranh lạnh). Nếu có một sáng kiến mạo hiểm nhưng thành công, họ sẽ được Sa hoàng ban thưởng rất hậu! Baryatinsky, Thống đốc vùng Caucase, và Ignatiev, phụ trách châu Á của Bộ Ngoại giao, ủng hộ nhiệt tình các sĩ quan quá khích này. Điều gây ngạc nhiên là Thủ tướng Bismarck của Phổ cũng khen ngợi “nhiệm vụ khai hóa văn minh” của nước Nga tại Trung Á và vùng Caucase để ngăn chặn người Anh và khiến cho người Nga phải ở xa đế chế Phổ của mình!
Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865) đã làm gián đoạn việc mua bán bông vải. Người Nga phải tìm cách chiếm Turkestan để nắm trong tay nguồn bông vải của Trung Á. Năm 1865, đại tá Mikhail Gortchakov bất tuân thượng lệnh, chiếm lấy Tachkent trước khi báo với Sa hoàng! Năm 1867, tướng Konstantin Kaufman, ông vua chinh phục Trung Á, trở thành thống đốc Turkestan. Ông ta chiếm luôn Samarkand, bảo hộ vùng Kokand và Boukhara. Năm 1873, ông ta lại sai tướng Michael Skobelev chiếm Khiva. Các vương quốc độc lập ở Trung Á lần lượt bị đánh chiếm và sát nhập vào nước Đại Nga.
IV. 1885-1907: KẾT THÚC CANH BẠC
Đến đây có một giai đoạn rất đáng nhớ: Anh xâm chiếm Tây Tạng. Xứ này đóng cửa với thế giới bên ngoài từ thế kỷ 18 (tuy nhiên có một phái đoàn Pháp do Henri Philippe Orléans cầm đầu vẫn đến được Tây Tạng vào năm 1889). Một người gốc Bouriate tên Agran Dorjiev, cố vấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lại thích liên minh với Nga.
Trong những năm 1898-1901, ông được Sa hoàng tiếp kiến 3 lần. Ngài Curzon, Phó vương Ấn Độ, rất lo lắng. Lấy cớ điệp viên Nga hoạt động trong vùng, ông sai 20.000 tay súng đo Francis Younghusband cầm đầu tiến vào Tây Tạng. Năm 1903, họ đè bẹp đối phương dễ dàng và chiếm lấy thánh địa Lhassa vào tháng 8.1904. Cuối cùng, người ta chẳng tìm thấy điệp viên Nga nào ở đó, chúng đã thanh dã sạch sẽ trước khi bị người Anh vồ lấy.
Năm 1907, đánh nhau chán chê rồi, Anh và Nga đồng lòng kết thúc “canh bạc lớn” bằng cách chia chác với nhau các vùng lãnh thổ. Chính vì thế, họ đã liên minh với nhau và liên kết với Pháp trong Thế chiến thứ nhất.
Chính Sa hoàng Pavel I của nước Nga và hoàng đế Pháp Napoléon I là những kẻ đầu tiên có ý tưởng: muốn hạ gục đế quốc Anh, phải đánh ngay vào trái tim của nó là Ấn Độ! Tại sao không liên minh với nhau để cướp từ tay người Anh viên ngọc quý này?
Một đoàn quân viễn chinh Pháp 35.000 người vượt qua sông Danube, tiến về biển Đen trong lúc một đạo quân Nga 35.000 người đến biển Caspienne. 70.000 quân này sẽ gặp nhau tại Astrabad cách Téhéran 400km về hướng đông bắc, từ đó có thể tấn công vào Ấn Độ chỉ trong vòng 5 tháng. Nhưng Napoléon I nhanh chóng nhìn thấy những khó khăn không thể khắc phục: thời tiết khắc nghiệt, đường sá xa xôi, địa hình lạ lẫm và người Nga... không thể tin được!
Cuối cùng, hoàng đế Pháp bỏ cuộc. Thế là Pavel I quyết định “chơi” một mình: 20.000 quân Cozack do tướng Orlov chỉ huy được lệnh tiến vào Ấn Độ. Đúng như Napoléon I dự đoán, cuộc viễn chinh biến thành tai họa vì giá rét và dịch bệnh.
Đêm 11 rạng sáng 12 tháng 3.1801, Pavel I bị ám sát. Alexander I, con trai ông, kẻ bị tình nghi đã ám sát vua cha, lên kế vị đã ra quyết định đầu tiên: Ngưng ngay cuộc viễn chinh. Thế là giấc mơ của Pavel I kết thúc. Năm 1808, Napoléon I lại đề nghị Nga tiếp tục cuộc chiến nhưng tại hội nghị Erfuft, hai vị hoàng đế không tìm được tiếng nói chung. Napoléon I lại quyết định “chơi” một mình bằng cách đi qua Iran. Nhưng người Anh đã bắt đầu cảnh giác. Thế là “canh bạc lớn” vùng Trung Á thực sự mở màn.
II. 1829-1858: CÁI GIÁ NGÀY CÀNG CAO
Trong thời kỳ này, Iran với vị trí chiến lược làm bàn đạp tiến vào Ấn Độ trở thành nơi thi thố mọi thủ đoạn của các cường quốc. Để nắm được Iran (Ba Tư) thì việc có được Afghanistan là điều tiên quyết. Cuộc chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất có vóc dáng rất quen thuộc. Không biết gì về đất nước Afghanistan, người Anh đã nếm mùi thất bại thê thảm nhất trong lịch sử chinh phục thuộc địa của mình.
Các điệp viên của Sa hoàng và Anh tiến hành một cuộc chiến tranh trong bóng tối tại Herat (miền Tây Afghanistan), thành phố mà vua Iran Mohammed Chah cũng muốn đánh chiếm với sự trợ giúp của những người Nga ly khai. Cuộc chiến diễn ra chóng vánh nhưng đã làm cho người Anh cảnh giác. Họ cũng muốn chiếm lấy Afghanistan, bảo vệ cửa ngõ đi vào Ấn Độ.
Tháng 5.1836, George Eden, Toàn quyền Ấn Độ, quyết định soán ngôi quốc vương Dost Mohammed Khan tại Afghanistan và thay thế bằng ông hoàng Chah Shuja, một kẻ trung thành với nước Anh. Một đạo quân 21.000 người đánh chiếm Kaboul vào ngày 7 tháng 8.1839. Sau 30 năm lưu vong, Chah Shuja giành lại được ngôi báu. Nhưng ông chỉ là một con rối và George Eden đã phạm một sai lầm nghiêm trọng: Để tiết kiệm ngân sách, ông ta cắt khoản trợ cấp cho các bộ tộc Afghanistan.
Các cuộc nổi loại bùng phát ở nhiều nơi và “không kém phần khủng khiếp. Người Anh không thể dùng kỵ binh và pháo binh trên vùng núi trong lúc quân du kích được trang bị súng hỏa mai jezail của Nga nhẹ nhàng và nòng dài đến 120cm hoàn toàn làm chủ tình thế.
Tháng 1.1842, quân Anh phải rút khỏi Kaboul, bỏ mặc Chah Shuja. Chỉ có một người sống sót chạy về đến tiền đồn Anh tại Djalalabad (Ấn Độ) để kể lại thảm kịch. Quá nhục nhã, Chính phủ Anh gởi đến một “đạo quân báo thù” tàn sát nhiều người tại Kaboul.
Chưa hết, lúc này người Nga lấy cớ rằng quân Ba Tư thường xuyên bắt cóc và đem bán làm nô lệ những người dân ở giáp biên giới Đế Quốc. Để không tạo nguyên cớ cho người Nga can thiệp vào Khiva (nay thuộc Uzbékistan) người Anh đã gởi trung úy Richmond Shakespear đi thuyết phục Dost Mohammed Khan giải thoát 400 nô lệ người Nga. Ông ta đến vào tháng 8.1840 và phát hiện một thương buôn Nga tên Zaitchikov là kẻ cung cấp nô lệ cho Mohammed Khan! - Lập lại lần nữa: Bọn Nga không thể tin được.
III. 1858-1885: GIAI ĐOẠN TỘT ĐỈNH
Người Nga tiếp tục lùa những con tốt thí về phía Ấn Độ và Anh tung ra nhiều thủ đoạn độc ác. Lúc đó hòa ước Paris vừa được ký kết năm 1856, kết thúc cuộc chiến tranh Crimée mà Sa hoàng Nicolas I (chết trước đó một năm) và nước Nga là kẻ bại trận. Trong cuộc chiến tranh này, điệp viên Anh móc nối với các bộ tộc ở Caucase, cung cấp vũ khí và đạn dược cho họ. Người Nga kiểm soát được phía Nam, nhưng để vuột mất phía Bắc (Dagestan và Circassie). Năm 1854, Quốc vương Hồi giáo của vùng Tchétchénie tấn công Géorgie và viết thư xin Nữ hoàng Anh Victoria tiếp viện.
David Urquhart, điệp viên Anh, bạn của Quốc vương Hồi giáo, là thủ lĩnh kháng chiến vùng Caucase. Theo lời xúi giục của ông ta, các biệt đội Anh do Theophile Lapinski cầm đầu, đã chiến đấu từ năm 1857 đến năm 1858 trong vùng Tây Caucase. Anh đã bị một vố nhớ đời tại Afghanistan nên không dám tiến sâu vào các nước Hồi giáo. Nhưng người Nga vẫn sợ hãi những âm mưu của những người thân Anh trong vùng.
Giống như hiện nay, mỗi phe đều có cả bồ câu (chủ hòa) lẫn diều hâu (chủ chiến) hay gọi cách khác là Tân bảo thủ và Tự do. Phe Tân bảo thủ theo chính sách tiến tới (forward policy) phe Tự do theo chủ trương án binh bất động (masterly inactivity). Ở phía Anh, phe thứ nhất rất sợ sự tiến bộ của người Nga. Thủ lĩnh là Henry Rawlisson, một sĩ quan lì lợm và có học thức (tay này từng giải mã được tiếng Ba Tư cổ) làm đại sứ tại Iran. Theo ông và nhóm theo “forward policy”, phải ngăn chặn bước tiến của đối phương và kiểm soát chặt chẽ Afghanistan. Hầu hết các sĩ quan Anh tại Ấn Độ đều theo phe Henry Rawlisson. Phe thứ hai theo chủ trương “masterly inactivity” do John Lawrence, Phó vương Ấn Độ năm 1863 cầm đầu. Theo ông, phương cách tốt nhất là cai trị Ấn Độ thật hoàn hảo và chờ đợi kẻ thù ra tay trước: sau khi vượt qua các sa mạc và núi đồi trùng trùng điệp điệp, quân thù sẽ bị phục binh tiêu diệt dễ dàng. Ông từng tiên đoán: “Một người Afghanistan có thể chịu đựng nghèo khổ và bất an, nhưng không bao giờ tha thứ những kẻ ngoại bang cai trị mình. Chẳng có gì khác biệt khi chúng ta đến với tư cách bằng hữu hay kẻ thù của họ.”
Về phía Nga, các sĩ quan ở chiến trường rất hung hăng và nguy hiểm (giống như sau này trong chiến tranh lạnh). Nếu có một sáng kiến mạo hiểm nhưng thành công, họ sẽ được Sa hoàng ban thưởng rất hậu! Baryatinsky, Thống đốc vùng Caucase, và Ignatiev, phụ trách châu Á của Bộ Ngoại giao, ủng hộ nhiệt tình các sĩ quan quá khích này. Điều gây ngạc nhiên là Thủ tướng Bismarck của Phổ cũng khen ngợi “nhiệm vụ khai hóa văn minh” của nước Nga tại Trung Á và vùng Caucase để ngăn chặn người Anh và khiến cho người Nga phải ở xa đế chế Phổ của mình!
Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865) đã làm gián đoạn việc mua bán bông vải. Người Nga phải tìm cách chiếm Turkestan để nắm trong tay nguồn bông vải của Trung Á. Năm 1865, đại tá Mikhail Gortchakov bất tuân thượng lệnh, chiếm lấy Tachkent trước khi báo với Sa hoàng! Năm 1867, tướng Konstantin Kaufman, ông vua chinh phục Trung Á, trở thành thống đốc Turkestan. Ông ta chiếm luôn Samarkand, bảo hộ vùng Kokand và Boukhara. Năm 1873, ông ta lại sai tướng Michael Skobelev chiếm Khiva. Các vương quốc độc lập ở Trung Á lần lượt bị đánh chiếm và sát nhập vào nước Đại Nga.
IV. 1885-1907: KẾT THÚC CANH BẠC
Đến đây có một giai đoạn rất đáng nhớ: Anh xâm chiếm Tây Tạng. Xứ này đóng cửa với thế giới bên ngoài từ thế kỷ 18 (tuy nhiên có một phái đoàn Pháp do Henri Philippe Orléans cầm đầu vẫn đến được Tây Tạng vào năm 1889). Một người gốc Bouriate tên Agran Dorjiev, cố vấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lại thích liên minh với Nga.
Trong những năm 1898-1901, ông được Sa hoàng tiếp kiến 3 lần. Ngài Curzon, Phó vương Ấn Độ, rất lo lắng. Lấy cớ điệp viên Nga hoạt động trong vùng, ông sai 20.000 tay súng đo Francis Younghusband cầm đầu tiến vào Tây Tạng. Năm 1903, họ đè bẹp đối phương dễ dàng và chiếm lấy thánh địa Lhassa vào tháng 8.1904. Cuối cùng, người ta chẳng tìm thấy điệp viên Nga nào ở đó, chúng đã thanh dã sạch sẽ trước khi bị người Anh vồ lấy.
Năm 1907, đánh nhau chán chê rồi, Anh và Nga đồng lòng kết thúc “canh bạc lớn” bằng cách chia chác với nhau các vùng lãnh thổ. Chính vì thế, họ đã liên minh với nhau và liên kết với Pháp trong Thế chiến thứ nhất.