Tú tài số_SINH HỌC_ thắc mắc vô đây nha!!

C

camdorac_likom

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau đây mình xin post giải đáp một số câu mà các bạn có thể thắc mắc:

1/37 Ở ruồi giấm: Gen A - quy định thân xám, a - thân đen; B - cánh dài; b - cánh cụt. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Lai giữa 2 bố mẹ ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài. Cho F1 giao phối với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: (biết tần số hoán vị gen là 18%)
Cái này không cần nhắc nhé, ở Ruồi giấm hoán vị chỉ xảy ra ở một giới và đó là giới cái.
Đáp án: 25% thân xám, cánh cụt : 50% thân xám, cánh dài : 25% thân đen, cánh dài.

2/Xét 2 quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
- Quần thể 1: 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa
- Quần thể 2: 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
Nội dung nào sau đây đúng? Các cậu có thể phân vân giữa 2 đáp án
C. Cấu trúc di truyền 2 quần thể khác nhau, do vậy tần số các alen cũng khác nhau.

D. Cấu trúc di truyền của 2 quần thể giống nhau lúc chúng đạt trạng thái cân bằng.
Nhưng nếu ta nghĩ kĩ hơn một chút. KHi các bạn tính toán sẽ nhận thấy tần số A và a ở hai quần thể là như nhau
Quần thể 1: pA=0.6+0.2/2=0.7; pa=0.2+0.2/2=0.3
Quần thể 2: pA=0.49+0.42/2=0.7; pa=0.09+0.42/2=0.3
Do vậy khi cân bằng chúng sẽ có cấu trúc di truyền như nhau. Có nhiều bạn nhận xét ngay được quần thể 2 cân bằng di truyền; quần thể 1 thì ko nên đã hấp tấp chọn C. nhưng cần phải lưu ý rằng: tần số alen khác nhau thì chắc chắn cấu trúc di truyền là khác nhau nhưng cấu trúc di truyền khác nhau thì chưa chắc tần số alen đã khác nhau

Cho hai cây cà chua tứ bội dị hợp AAaa giao phấn với nhau. Quá trình giảm phân ở hai cây bố mẹ diễn ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con là :1/36
Cái này đa số mọi người sai ở bước viết tỉ lệ giao tử. Kiểu gen AAaa sau giảm phân cho giao tử thế nào? Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do sẽ cho ra
1/6AA:4/6Aa:1/6aa. Tại sao lại ra được như thế?=> Cách làm là bạn hãy vẽ một hình vuông với 4 đỉnh viết 4 chữ A, A, a, a rồi nối đôi một với nhau thì sẽ ra.:)>-


36 Đoạn Okazaki là
Chọn câu trả lời đúng nhất A. đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi.
B. đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
C. đoạn ADN được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
D. đoạn ADN được tổng hợp theo 1 chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi
Đáp án là C. Cho dù nó ko hề nhắc đến "gián đoạn" một trong những lí do có hiện tượng tổng hợp gián đoạn như vậy , đó là ADN vừa tổng hợp vừa dãn xoắn chứ nó ko dãn xoắn hết rồi mới tổng hợp. một mạch tổng hợp cùng chiều với chiều dãn xoắn nên liên tục , mạch kia do định vị ngược chiều nên dc tổng hợp ngược chiều dãn xoắn=> gián đoạn.

24 Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng nhất A. Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
B. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen.
C. Bất kỳ loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
D. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

Theo mình là đáp án C. vì cho dù tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào môi trường nhưng chính kiểu gen cũng quy định mức phản ứng của tính trạng với môi trường. Nhưng chọn D. mình cũng thấy đúng, hơn nữa nó có ý nghĩa thực tiễn hơn. Những người trồng trọt chăn nuôi chỉ cần hiểu chất lượng tốt thì trong MT nào cũng tốt, chất lượng kém thì ko thế chứ chẳng cần hiểu sâu xa mà xa thực tiễn.

Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân ly độc lập là gì?
Chọn câu trả lời đúng nhất A. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản hữu tính.
B. Tạo ra sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
C. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống.
D. Sinh sản hữu tính là bước tiến hoá quan trọng của sinh giới.


Tất cả 4 đáp án đều nêu lên ý nghĩa của phân li độc lập nhưng chỉ có C. có tính thực tiễn.

>>>>>>NHẬN XÉT CHUNG của mình: Đề này nói chung là dễ vì không có tính toán nhiều; có điều bọn mình phải đọc kĩ đề , nắm chắc khái niệm....và cẩn thận nữa.
Bạn nào có thắc mắc j` post lên để TỚ sẽ giải đáp:D:D:)>-
 
A

adelna

bạn ơi cho tớ hỏi thế nào là hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái ấy lôi đâu ra cái định luậut đấy đó ai dạy cho ai đó lấy gì để chứng minh điều trên.
Làm sau bạn xét được cấu trúc di truyền quần thể đc làm sao cậu biết được Alen (hay tớ vẫn gọi là Nu) là tính tính trạng trội hay tính trạng lặn, tất cả những cái đấy đều ở dạng cấp độ phân tử cơ mà ( ko hiểu gì ah`)
 
C

camdorac_likom

Ở ruồi giấm (Drosophila thì phải)hoán vị chỉ xảy ra ở một giới, chính xác là giới cái.
Ai dạy cậu alen là nu????????
 
C

camdorac_likom

bạn ơi cho tớ hỏi thế nào là hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái ấy lôi đâu ra cái định luậut đấy đó ai dạy cho ai đó lấy gì để chứng minh điều trên.
Làm sau bạn xét được cấu trúc di truyền quần thể đc làm sao cậu biết được Alen (hay tớ vẫn gọi là Nu) là tính tính trạng trội hay tính trạng lặn, tất cả những cái đấy đều ở dạng cấp độ phân tử cơ mà ( ko hiểu gì ah`)

Alen ko phải LÀ tính trạng.
Việc hoán vị gen ở Ruồi giấm chỉ xẩy ra ở một giới ko phải là định luật.
 
H

hunganhdo

Ở ruồi giấm (Drosophila thì phải)hoán vị chỉ xảy ra ở một giới, chính xác là giới cái.
Ai dạy cậu alen là nu????????


uh.........chính xác, người ta đã nghiên cứu và đưa ra kết luận như vậy, các thầy cô giáo dạy thường nhắc hs là ruồi giấm chỉ hoán vị một bên để đỡ phải xét cái khoản hoán vị cả 2 nữa, mất thời gian mà lại sai....còn ví dụ như ở cà chua, .....thì rõ ràng phải xét hết rùi
 
H

hunganhdo

Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.
còn :
Tính trạng: La` đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Có 2 loại tính trạng:
- Tính trạng tương ứng là những biểu hiện, khác nhau của cùng một tính trạng.
- Tính trạng tương phản là 2 tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.
phân biệt nhá
 
A

adelna

Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.
còn :
Tính trạng: La` đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Có 2 loại tính trạng:
- Tính trạng tương ứng là những biểu hiện, khác nhau của cùng một tính trạng.
- Tính trạng tương phản là 2 tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.
phân biệt nhá
theo như cậu nói thì Alen la` những tính trạng # nhau của 1 gen đúng không >?
vây câu ở sách 12 ra xem llaij hình như là bài 11 hay bai 13 , 14 gì đó tớ không lắm có 1 cái sơ đồ ghi gen -> protein-> tính trạng vậy mà ở bài 1 baif đầu tiên của sách sinh lại ghe trong gen có các nucleotit ATGX đc sắp xếp 1 theo 1 trình tự nhất định . suy ra alen là nu câu xem lại bài 8,9,10 học thuyet men den quy luật di truyền .... alen của menden dc kí hiệu A( tính trạng trội), a(tính trạng lặn). Còn bài 10 tương tác gen thì ở phần sơ đồ về màu da AABBCC x aabbcc cũng có nói đến đó với lại đọc lại phần đầu giới thiệu của bài 10 hình như cũng có nói đến thì phải tớ không mang sách nên cũng ko được rõ lắm cậu cứ tìm lại trong khoảng từ 8->17( đọc kĩ vào mới thấy ) nều không hiểu cậu pm cho tớ để tớ tìm lại cũng được.
===> còn cái vẫn đề ruồi tớ muốn hỏi là con ruồi với cơ thể người thì liên quan gì tới nhau , tớ thấy người ta dạy về ruồi mà . BNT cua ruoi voi nguoi # ma`
ruòi có chấm còn người không co chấm sao biết đc
 
C

camdorac_likom

theo như cậu nói thì Alen la` những tính trạng # nhau của 1 gen đúng không >?
vây câu ở sách 12 ra xem llaij hình như là bài 11 hay bai 13 , 14 gì đó tớ không lắm có 1 cái sơ đồ ghi gen -> protein-> tính trạng vậy mà ở bài 1 baif đầu tiên của sách sinh lại ghe trong gen có các nucleotit ATGX đc sắp xếp 1 theo 1 trình tự nhất định . suy ra alen là nu câu xem lại bài 8,9,10 học thuyet men den quy luật di truyền .... alen của menden dc kí hiệu A( tính trạng trội), a(tính trạng lặn).
gen -> protein nghĩa là trình tự nu quy định trình tự axit amin
protein quy định tính trạng vì protein tham gia nhiều chức năng cấu trúc sinh lý trong cơ thể...
Alen ko phải là nu. Vì sao gen tồn tại thành từng cặp alen? Vì gen nằm trên NST mà NST tồn tại thành từng cặp...
Nếu nói alen là nu xét ở góc độ nào đấy là đúng!! Nhưng nếu cậu nói một nu là một alen thì hoàn toàn sai... Nếu nói alen là một tập hợp các nu (như thế nào đấy) thì có lẽ là đúng!
 
A

adelna

gen -> protein nghĩa là trình tự nu quy định trình tự axit amin
protein quy định tính trạng vì protein tham gia nhiều chức năng cấu trúc sinh lý trong cơ thể...
Alen ko phải là nu. Vì sao gen tồn tại thành từng cặp alen? Vì gen nằm trên NST mà NST tồn tại thành từng cặp...
Nếu nói alen là nu xét ở góc độ nào đấy là đúng!! Nhưng nếu cậu nói một nu là một alen thì hoàn toàn sai... Nếu nói alen là một tập hợp các nu (như thế nào đấy) thì có lẽ là đúng!
câụ nói rằng alen ko phải là nu vậy tại sao alen quy định tính trạng , còn cái gì quy định tính trạng nữa ah`>? nếu alen ko fai nu vay cậu cho tớ hỏi alen là cái nó có tính chất gì vâyyj để về tớ cầy lại T..T:eek:
 
C

chiryka

đề thi tú tài số sinh học tuần 12 có câu vậy:

tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội trong phép lai : AaBbDd x AaBbDd là
A, 1/27
B, 1/16
C, 1/4
D, 1/8

mình nhớ đại loại như thế, đề thi đang khoá mình sẽ chép lại sau, bài này ko hề có đáp án đúng. các bạn thử giải sẽ thấy
 
H

huy_zxz

đúng là đề sai thật.
Tiếc wá, mấy tuần nay chưa đc thi TTS roài

Đáp số bài này là [TEX] \frac{1}{4} * \frac{1}{4} * \frac{1}{4} = \frac{1}{64}[/TEX]
 
C

caothuyt2

câụ nói rằng alen ko phải là nu vậy tại sao alen quy định tính trạng , còn cái gì quy định tính trạng nữa ah`>? nếu alen ko fai nu vay cậu cho tớ hỏi alen là cái nó có tính chất gì vâyyj để về tớ cầy lại T..T:eek:

Alen là các trạng thái biểu hiện của gen đôi khi người ta đồng nhất 2 cái này:
Vd: Aa đáng lẽ gọi alen A, alen a thì đôi khi người ta cũng gọi gen A , gen a
Alen có bản chất là gen hay là một đoạn của phân tử ADN có chức năng nhất định (quy định một sản phẩm nhất định) chứ nó ko phải là một hay vài Nu đơn lẻ như bạn nghĩ .
 
C

cukhoaithui

đề thi tú tài số sinh học tuần 12 có câu vậy:

tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội trong phép lai : AaBbDd x AaBbDd là
A, 1/27
B, 1/16
C, 1/4
D, 1/8

mình nhớ đại loại như thế, đề thi đang khoá mình sẽ chép lại sau, bài này ko hề có đáp án đúng. các bạn thử giải sẽ thấy


---->Câu này ban đầu tui cũng thắc mắc như các bạn,nhưng sau khi suy nghĩ thật kỹ tui mới nhận ra có sự nhầm lẫn của mình.Các bạn hãy đọc thật kỹ đề bài,chú ý là tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội.Các bạn ra kết quả 1/64 vì nhầm lẫn đó là tỷ lệ KG,vì ta cứ theo suy nghĩ mỗi bên bố mẹ GP cho 8 loại giao tử,trong đó giao tử ABD là 1/8.có tất cả 64 kiểu tổ hợp ==>tỷ lệ KG là 1/64 b-(.Thực tế 1/64 là tỷ lệ của cơ thể mang KG đó trong tổng số 64 kiểu tổ hợp đc tạo ra,nó chiếm 1 trong 64 kiểu tổ hợp.Lưu ý đó không phải là tỷ lệ KG hay KH (vì KH chỉ có 2^3=8 loại KH trong quần thể phân biệt nhau bởi các tính trạng trội hoặc lặn đc tổ hợp khác nhau,sẽ có những cá thể mang KG khác AABBDD nhưng vẫn có KH như nó==>1/64 không thể là tỷ lệ KH )
Ở đây ta phải giải như sau,vì bố mẹ dị hợp về 3 cặp gen DT theo qui luật PLĐL===>Số loại KG là 3^3=27 loại KG(theo công thức tính số KG của MenDen : 3^n,với n là số cặp gen dị hợp)trong đó KG đồng hợp trội AABBDD chiếm 1 trong 27 loại đó===>Đáp án là câu A 1/27
(Một câu hỏi hay với 1 cái bẫy chết người he :D )
P/S : tui đang có ý định tập hợp những câu hỏi Sinh hay đã ra trong phần tú tài số thành 1 chủ đề để mọi người có thể thảo luận và "phòng tránh".Hi vọng sẽ nhận đc sự ủng hộ của các bạn :)
 
Last edited by a moderator:
H

huy_zxz

Nếu giái giống kiểu Cukhoai thúi thì ta phải thêm 1chữ vào đề bài
đề thi tú tài số sinh học tuần 12 có câu vậy:

tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội trong phép lai : AaBbDd x AaBbDd là
A, 1/27
B, 1/16
C, 1/4
D, 1/8

mình nhớ đại loại như thế, đề thi đang khoá mình sẽ chép lại sau, bài này ko hề có đáp án đúng. các bạn thử giải sẽ thấy
đề thi tú tài số sinh học tuần 12 có câu vậy:

tỉ lệ SỐ kiểu gen đồng hợp trội trong phép lai : AaBbDd x AaBbDd là
A, 1/27
B, 1/16
C, 1/4
D, 1/8

mình nhớ đại loại như thế, đề thi đang khoá mình sẽ chép lại sau, bài này ko hề có đáp án đúng. các bạn thử giải sẽ thấy
 
C

cukhoaithui

Cám ơn bạn Huy đã góp ý kiến :).Nhưng theo suy nghĩ của tui thì dùng thêm chữ "số" như bạn đề nghị cũng không khác với đề bài ban đầu về ý nghĩa,vì bất cứ loại KG nào nếu xét trong tổng số loại KG thì đều là duy nhất (chỉ có 1).Lưu ý là tui muốn nhấn mạnh từ "loại". Cái chính là chúng ta phải hiểu tỷ lệ KG của 1 KG nào đó mà đề bài này muốn nói là "tỷ số giữa loại KG đó với tổng số loại KG có thể có trong quần thể".Vì chỉ có tối đa là 27 loại KG trong quần thể,mà KG đồng hợp trội AABBDD chỉ chiếm 1 trong 27 loại đó ===>kết quả là 1/27.
Và như tui đã nói ở bài trước,không thể xem 1/64 là tỷ lệ KG hay tỷ lệ KH đc.Nếu như đề bài không đc sửa theo đề nghị của bạn Huy thì cũng không thể tính ra 1/64 là tỷ lệ KG như yêu cầu đề bài đc.Vì 1/64 chỉ là tỷ số giữa 1 kiểu tổ hợp mang KG AABBDD trong tổng số 64 kiểu tổ hợp đc tạo ra.Tỷ lệ KG của 1 KG nào đó phải đc xét trong tổng số loại KG có thể có trong quần thể.Không nên nhầm điều đó với câu hỏi "tỷ lệ số cá thể mang KG đồng hợp trội trong quần thể".

Việc ra đề sinh trắc nghiệm theo suy nghĩ của tui là phải chính xác trong cách dùng từ,nhất là ở những từ quan trọng,để tránh mang tính chất đánh đố "muốn hiểu sao thì hiểu".Tuy nhiên cũng có những trường hợp người ra đề dùng 1 từ ngữ nào đó dạng "lấp lững",nó không có ý đánh đố mà giống như 1 dạng "bẫy",và người làm bài nếu nắm chắc đc khái niệm hay ý nghĩa của dạng từ đó thì sẽ không bị dính bẫy.Trong bài trên,nếu người ra đề cho thêm đáp án 1/64 thì tui nghĩ mới thật sự "ác",ở đây không có đáp án đó===>người ra đề đã "chừa 1 đường sống" cho chúng ta,để chúng ta buộc phải loại bỏ trường hợp 1/64 để suy nghĩ theo hướng khác,mà hướng khác đúng duy nhất ở đây là 1/27 =((.Trường hợp đề thi tú tài số trên hocmai dùng từ chưa chính xác (theo ý tui) đã có xảy ra,tui đã gặp 1 trường hợp và đã nêu ý kiến trong bài làm đó,nhưng có lẽ do...nick đó của tui không đóng tiền nên việc hồi đáp lại vẫn chưa thấy=((.
Mọi người đều có suy nghĩ riêng và có quyền nói lên suy nghĩ đó,nhưng để thuyết phục người khác thì tùy vào cách của từng người.Trên đây là những ý kiến của cá nhân tui về bài này.Các bạn có thể tham khảo,còn đồng ý hay không là ở các bạn :).Mọi ý kiến đóng góp để xây dựng đều đc hoan nghênh,đúng không?b-(
 
C

cukhoaithui

Mới làm lại một số đề của tú tài số,và hình như hocmai đã sửa lại câu hỏi trên rồi.Nguyên văn câu hỏi là như sau :
Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội trên tổng số kiểu gen tạo ra từ phép lai: AaBbDd × AaBbDd là:
A. 1/4.
B. 1/27. (x)
C. 1/8.
D. 1/16.
------->Hoàn toàn rõ nghĩa ^^
 
C

cukhoaithui

lam on tra loi dum minh tai sao chuyen doan co the lam tang so luong gen tren NST ko ???????

---> Bạn cần nắm khái niệm chuyển đoạn NST là như thế nào :).Chuyển đoạn là 1 dạng ĐB cấu trúc NST.Chuyển đoạn có 2 dạng là chuyển đoạn trên 1 NST (nghĩa là 1 đoạn trên NST,bao gồm 1 hay 1 số gen nào đó, bị đứt và gắn vào 1 vị trí khác cũng trên NST đó ---> dạng chuyển đoạn này không làm tăng số gen mà chỉ làm thay đổi vị trí giữa các gen trên NST bị chuyển đoạn).Dạng thứ 2 là chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng.Dạng này lại chia làm 2 loại là chuyển đoạn tương hổ và chuyển đoạn không tương hổ.Chuyển đoạn tương hổ là trường hợp 2 NST bị đứt đoạn và chúng trao đổi đoạn đứt cho nhau.Chuyển đoạn không tương hổ là 1 NST bị đứt đoạn và đoạn đứt này gắn trên 1 NST khác không tương đồng với nó.Dạng chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ có thể làm tăng hoặc giảm số gen trên 2 NST tham gia chuyển đoạn,với chuyển đoạn không tương hổ thì NST đc gắn đoạn đứt của NST bị đứt đoạn sẽ tăng số gen trên nó(vì đã đc gắn thêm 1 đoạn NST mới).Với chuyển đoạn tương hổ thì nếu giửa 2 đoạn đứt của 2 NST tham gia chuyển đoạn không đều nhau thì 1 trong 2 NST sẽ có chiều dài hơn lúc chưa bị chuyển đoạn và do đó sẽ làm tăng số lượng gen trên nó. Túm lại là bạn nên học lại kiến thức chuyển đoạn rồi kết hợp suy luận và vẽ hình sẽ dễ hình dung hơn.Hi vọng giúp đc bạn ^^.
 
Top Bottom